Ngôn ngữ trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên giàu tính tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 72 - 73)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

3.2.1. Ngôn ngữ trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên giàu tính tạo

giàu tính tạo hình

Cũng như những nhà văn viết cho thiếu nhi khác, Nguyễn Kiên có trách nhiệm với ngòi bút của mình để tạo nên những tác phẩm đặc biệt trong quá trình sáng tác, ông coi trọng việc sử dụng ngôn từ trong mỗi tác phẩm nhất là khi những tác phẩm của ông viết cho đối tượng chính là các em thiếu nhi.

Trong quá trình viết truyện Nguyễn Kiên đã không chỉ thu lượm những nét đẹp của tiếng nói dân gian, mà còn chọn lọc cân nhắc để câu văn câu chữ trở nên hấp dẫn nhất dù chỉ từ những từ ngữ thông thường. Phong cách sáng tác của Nguyễn Kiên khi viết cho thiếu nhi thường bền bỉ, ngôn ngữ chính xác, ông đã viết thành công rất nhiều tác phẩm phù với với các em. Trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên có sự êm ả, ngọt ngào trong cách liên tưởng, tưởng tượng đẩy ngộ nghĩnh, sinh động và trong từng câu chữ giàu chất tạo hình, Chất tạo hình ở ngôn ngữ còn thể hiện ở những đoạn văn miêu tả về thế giới nhân vật trong truyện. Việc sử dụng đa dạng, phong phú các từ láy mà chân dung các nhân vật qua lời kể của người kể chuyện trở nên sống động và muôn màu.

Nguyễn Kiên đặc biệt sử dụng nhiều từ thú vị để miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật. Trong Khúc hát của Sơn Ca, Nguyễn Kiên viết: “Chú không nằm và há mỏ ra kêu rối rít lên một cách rất xấu thói để chờ mẹ mớm mồi nữa. Chú nhảy ra khỏi tổ, bạo dạn đậu vào một cành lá xanh. Chao ôi, cái thế giới bên ngoài mới to rộng làm sao. Bỗng chú Sơn Ca thấy lòng mình bay lên… phơi phới, mênh mông, mãnh liệt. Thế là chú cất cánh bay lên…”.

Từng hành động của chú Sơn Ca được tác giả miêu tả hết sức tỉ mỉ, chỉ trong một đoạn văn mà chúng ta có thể thấy được Nguyễn Kiên có biệt tài quan sát những sự vật xung quanh và miêu tả chúng bằng những ngôn từ hết sức độc đáo.

Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Kiên vẽ lên những khung cảnh đầy màu sắc, đầy hình ảnh trong từng trang giấy, những bức tranh sinh động hiện lên rõ nét làm cho câu chuyện như đang được sống lại trong lòng người đọc. Những đoạn văn miêu tả khung cảnh trong chuyện: “Chẳng bao lâu sau, giữa bãi cỏ trải ra thoai thoải dưới chân đồi, người ta thấy nhô lên một cây non và cây non lớn lên không ngừng. Mưa mùa xuân tưới tắm cho cây, những hạt mưa lấm tấm, thâm thấm ướt đầu cành, dịu dàng như những cái vuốt ve…” (Đời cây). Đoạn văn miêu tả một mầm cây mới chồi lên dang tay đón những giọt mưa xuân trong và mát, cây non hiện lên giữa khoảng trời như chiếm trọn cả khung cảnh. Tả quá trình lớn lên của một mầm cây mà làm cho tác giả trau chuốt câu văn của mình đến thế đã đủ để cho thấy tác giả tâm huyết với từng dòng trong tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 72 - 73)