5. Bố cục của luận văn
2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
2.1.3. Cốt truyện được xây dựng theo motip truyện dân gian
Câu chuyện Ếch xanh đi học làm ta nhớ đến câu dân gian vẫn thường hay nói “Ếch ngồi đáy giếng”. Đó chính là hành trình khám phá thế giới “bất đắc dĩ” của ếch xanh khi chỉ nghĩ rằng trời chỉ nhỏ bằng chiếc vung, khi ngồi trong đáy giếng, ếch xanh đã quen với hình ảnh bầu trời được gói gọn chỉ bằng chiếc miệng giếng, bởi vậy mà cậu cho rằng trời chỉ bằng một chiếc vung nhỏ, không có gì đặc biệt, cho đến khi nhận được những bài học từ mọi người xung quanh thì cậu mới hiểu ra rằng thế giới bao la ngoài kia có biết bao nhiêu điều cần phải học hỏi.
Mặc dù cốt truyện mà Nguyễn Kiên xây dựng đều hết sức đơn giản thế nhưng vẫn mang một sức hấp dẫn đặc biệt đến với người đọc. Mở đầu những câu chuyện đều được kể bằng những chi tiết miêu tả nhân vật đơn giản nhưng lại đầy độc đáo. Nguyễn Kiên miêu tả cậu ếch xanh chỉ bằng một câu: “Người
ta gọi chú là Ếch xanh vì lưng chú ánh một vệt màu xanh.” hay ở trong câu chuyện Khúc hát của Sơn Ca ông đã miêu tả quá trình lớn lên của Sơn Ca chỉ bằng: “Trong cái nắng chói lọi của bác Mặt Trời tốt bụng nhưng khó tính, lông các chú chóng khô và chóng trở nên óng mượt như nhung. Mắt các chú chóng mở to, chóng trở nên đen và lay động tài tình y như một đốm sao,…”
Xây dựng cốt truyện với những sự việc đơn giản như là một thói quen nhưng cũng chính là một dấu ấn riêng mà Nguyễn Kiên hay sử dụng trong các sáng tác của mình. Từ phần mở đầu đó, cốt truyện được tập trung vào hàng loạt những sự kiện tiếp theo, các biến cố tiếp tục nối kết nhau theo vòng thời gian để đẩy câu chuyện càng ngày càng trở nên hấp dẫn. Trong truyện Ếch
xanh đi học, những hành động liên tiếp khi Ếch xanh gặp cô cò, gặp đàn cá và
gặp cua đều cho thấy những hành động của các nhân vật này chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự vận động của mạch truyện, tạo ra những điểm thắt nút của câu chuyện.
Biến cố này là sự tiếp nối của biến cố thứ nhất củng cố những suy nghĩ của Ếch xanh khi gặp phải những tình huống bất ngờ. Trải qua mỗi tình huống đó thì Ếch xanh lại nhận ra rằng những điều mình vốn nghĩ về sự rộng lớn của bầu trời đều là sai cả…
Nếu như ở truyện thiếu nhi viết về loài vật, Nguyễn Kiên xây dựng cốt truyện nhằm nói về thế giới xung quanh và những bài học bổ ích, thì những câu chuyện về cuộc sống hàng này lại thể hiện sự thông minh, ánh mắt hồn nhiên, vui tươi của trẻ thơ với cốt truyện về sự giáo dục đạo đức con người, thể hiện tư tưởng của Nguyễn Kiên là viết cho thiếu nhi chính là viết về những câu chuyện của đời thực, những hình ảnh thực gần gũi và sinh động.
Chính vì viết về người thực việc thực nên các sự việc và nhân vật trong tác phẩm để tác phẩm thực nhất có thể, Nguyễn Kiên xây dựng cốt truyện không hư cấu mà sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình tạo cảm giác vừa chân thực lại vừa gần gũi.
Bằng sự tinh tế, khả năng cảm thụ và chọn lọc của mình ông đã miêu tả và truyền đạt tính giáo dục trẻ thơ một cách tự nhiên, sinh động ngay từ những câu chuyện trong cuộc sống. Bằng hàng loạt các sự việc sống động, Nguyễn Kiên đã tạo nên những câu chuyện chân thực nhằm nhắn nhủ nhiều điều với các em thiếu nhi.
Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên là những câu chuyện nhẹ nhàng, đơn giản, nội dung truyện ngắn gọn, cô đọng nhưng những tác phẩm đó vẫn mang những đặc điểm riêng thu hút người đọc, đặc biệt là góp phần lớn trong sự phát triển tư duy của trẻ thơ.