Giọng điệu trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 66 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Nhân vật trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

3.1.3. Giọng điệu trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

tác phẩm đem lại những cái nhìn bao quát nhất cho toàn bộ câu chuyện. Những câu chuyện như được “ai đó” chứng kiến từ đầu tới cuối và kể lại một cách chi tiết theo trình tự thời gian. Trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi của ông là toàn bộ những câu chuyện được kể lại từ một điểm nhìn. Xây dựng điểm nhìn này làm cho tác phẩm như là những câu chuyện vừa mới xảy ra. Các em thiếu nhi đón nhận tác phẩm như đang được ngồi trước một người kể chuyện và chăm chú nghe kể lại câu chuyện đó.

3.1.3. Giọng điệu trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên Nguyễn Kiên

3.1.3.1. Giọng hài hước hóm hỉnh

Phải nói rằng giọng hài hước, hóm hỉnh trở thành một giọng chủ, đem lại sắc thái mới mẻ cho văn học nói chung và truyện thiếu nhi nói riêng. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên rất hồn nhiên, dí dỏm và đáng yêu như chính lứa tuổi của các em. Điều này giúp cho người đọc luôn có cảm giác sảng khoái, vui tươi. Chất giọng chủ đạo này đã tích cực góp phần tạo nên đặc trưng của phong cách tác giả, là điểm hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi khi tiếp cận tác phẩm của ông

Các truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên đều xoay quanh các cô bé, cậu bé ở làng quê với chút năng khiếu bẩm sinh cùng với mơ ước cháy bỏng và bao chuyện vui buồn đã xảy ra hoặc là hình ảnh những con vật, đồ vật quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là lý do quan trọng khiến cho các nhân vật của Nguyễn Kiên dễ tiếp cận với người đọc. Hơn nữa, nhà văn Nguyễn Kiên lựa chọn lối viết truyện hài hước và đầy tính nghịch giúp

cho các em thiểu nhỉ tiếp thu câu chuyện một cách dễ dàng. Sự hài hước, dí dỏm trong giọng kể gắn liền với cách nhìn ngỡ ngàng, khám phá, phát hiện của trẻ thơ về thế giới bao quanh và thế giới người lớn. Mục lục tên truyện cũng bước đầu thể hiện đặc điểm này. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp giọng hài hước, hóm hỉnh ây ở cuộc đối thoại của những cô bé, cậu bé với người thân trong gia đình hay chính là với nhau trong những câu chuyện thường nhật của cuộc sống. Đó là cuộc nói chuyện của Ếch xanh và bác Cò trong Ếch xanh đi học:

“Chú Ếch xanh lang thang đến giữa đồng thì gặp hai bác cò. Cò: Sao chú trốn học?

Ếch xanh: Học chán lắm. Cháu thích đi chơi hơi. Cò: Chú sau rồi!

Ếch xanh: Thầy giáo Cóc kể về câu chuyện thầy đã lên trời. Cháu chưa từng lên trời nhưng cháu thừa biết…

Cò: Vậy trời là cái gì?

Ếch xanh: Các bác cứ cho cháu đi theo, cháu sẽ chỉ các bác xem và kể các bác nghe một câu chuyện còn hay hơn chuyện của thầy giáo Cóc…”

Sự ngây thơ đáng yêu của cậu bé chắc hẳn sẽ khiến bạn đọc phải bật cười. Hay như cậu bé Lười trong Con bướm, con ong và con kiến:

“... Đàn ong bay qua. Ong bay vù vù quanh chú bé và hát: Đời con ong

Say mê

Tìm hoa thơm làm mật ngọt Chú bé nhăn mặt, xua đàn ong.

Đàn bướm bay qua. Bướm diện bảnh, cánh vỗ lửng lơ, giọng hát cũng lửng lơ:

Đời con bướm Rong chơi

Đi theo bướm, chú mình ơi!…”

Lời bài hát được ghi lại là lời của đàn ong và đàn bướm khi nói chuyện với chú bé Lười, hẳn ai đọc đến đây cũng có thể thấy được lời bài hát đơn giản, ngây thơ như những đứa trẻ nói chuyện với nhau với giọng điệu vô cùng troi sáng và hồn nhiên, hiểu được điều này. Nguyễn Kiên đã đưa vào câu chuyện của mình nhúng âm thanh của tiếng cười, của câu hát. Chính điều này tạo nên sự gần gũi, quen thuộc với độc giả nhỏ tuổi, những đứa bé thấy mình trong đó mà không hề lạ lẫm. Không chỉ với bạn bè, trong môi trường học tập mà ngay cả ở gia đình, với bố mẹ, giọng điệu hài hước, dí dỏm cũng được tác giả sử dụng triệt để. Nhờ có sự hài hước này mà những bài học, dạy dỗ các em không bị cứng nhắc mà chỉ như một trò chơi đáng yêu trong cuộc sống.

Dù chuyện của con người hay chuyện của loài vật, cây cối thì giọng điệu của tác giả cũng không hề thiếu đi sự hài hước. Nguyễn Kiên yêu và hiểu trẻ thơ nên luôn đưa những chi tiết hài hước, dí dỏm vào tác phẩm, đem lại tiếng cười sảng khoái cho các em. Đây chính là chất liệu làm nên cái hay của tác phẩm, cũng là yếu tố kết nối với các em nhỏ thiếu nhi với văn thơ. Nhờ sự vui tươi trong mỗi câu chuyện mà các em không cảm thấy những bài học giáo dục trở nên to tát mà hoàn toàn nhẹ nhàng, gần gũi, dễ tiếp thu.

Như vậy, có thể khẳng định, điểm hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Kiên chính là ở giọng điệu. Đó là giọng dí dỏm, hài hước. Ở bất cứ truyện nào, người đọc cũng dễ nhận ra cái chất giọng hài hước, hóm hỉnh đó qua mỗi đoạn hội thoại. Thông qua các màn hội thoại với lời thoại trong truyện tự nhiên đã làm cho độ chênh giữa tư duy của người lớn và tư duy của trẻ con được Nguyễn Kiên thể hiện khéo léo. Làm lạ hoá thế giới hiện thực từ trường nhìn trẻ thơ là điểm thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Kiên.

Bằng việc sử dụng những ngôn ngữ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, vui tươi đã mang lại luồng không khí cho những câu chuyện của mình: “Rùa

vẫn nằm phơi yếm, ngoe nguẩy bốn cái chân bơi chèo trong vũng nước dồn lại chỉ đổ đầy một thau” (Con Rùa biết giật mình). Trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi, có thể nói tác phẩm nào cũng mang những giọng điệu hài hước, hóm hỉnh để nhận được sự đón nhận của độc giả là các em. Với bản tính hồn nhiên, tươi vui của trẻ em, Nguyễn Kiên hiểu rõ hơn hết việc sử dụng những đoạn đối thoại, độc thoại hay cách miêu tả ngoại hình cũng là những đoạn văn vui vẻ.

3.1.3.2. Giọng trong sáng tươi vui

Tác phẩm dành cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên với những câu chuyện ngắn mang giọng kể tươi vui, trong sáng như cái nhìn của những đứa trẻ về thế giới bên ngoài. Bằng việc sử dụng những đoạn đối thoại ngây thơ, những câu nói vô tư trong sáng hay những câu hỏi dễ thương hồn nhiên của các em đều được ông đưa vào trong tác phẩm của mình như:“Này cô bé xinh xinh, vào đây múa quay tròn với bọn mình đi. Múa vui lắm. Cô thích múa chứ?” (Cô bé chân đất và anh Dế Mèn). Không chỉ là giọng điệu tươi vui, trong sáng mà còn là những đoạn văn miêu tả hành động quen thuộc của thiếu nhi là nhảy múa vui vẻ, những từ miêu tả tiếng cười “ha ha”, tính từ “hay thật!”… Đều làm cho tác phẩm thêm phần sinh động.

Đọc đoạn hội thoại trong Số phận gã Ruồi Ong có thể thấy được hầu hết các nhân vật của Nguyễn Kiên đều sử dụng những đoạn hội thoại đơn giản, vui tươi:

- “Chào chú mày, chú mày là còn gì thế? - Tôi là con… ong!

- Hà hà, con ong… chú mày nói năng nghe hay đấy!

Chim xù lông cổ, vẻ như định mổ vào lưng Ruồi Ong, nhưng gã vội né người, nói chống chế:

- Vâng, tôi là con…ong, con… ong non, thành ra tôi nói còn hơi ngọng một tí, bác chim ạ!”

Những từ xưng hô trong cuộc hội thoại mà các nhân vật sử dụng cũng là những từ quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta như “chú mày”, “cháu”, “bác”,… Đã tạo cho người đọc cảm giác như không phải đây là một cuộc nói chuyện của chim và Ruồi Ong mà đơn giản như là cuộc nói chuyện của những người ngay bên cạnh cuộc sống của chúng ta.

3.1.3.3. Giọng điệu triết lý, giáo dục

Sống trong giai đoạn đất nước trải qua nhiều biến động, Nguyễn Kiên trưởng thành với nhiều trải nghiệm, ông đã mang sự sâu sắc của mình vào chính những tác phẩm của mình. Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi của ông mặc dù là những tác phẩm viết cho trẻ thơ nhưng vẫn mang đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc, những triết lý về giáo dục, về cách sống, cách làm người. Mặc dù là triết lý, là giáo dục nhưng những bài học mà ông dành tặng cho các em không hề khô khan hay cứng nhắc, mà đó chỉ là những lời răn dạy vô cùng gần gũi và đáng yêu:

Đọc Khúc hát của Sơn Ca thì chắc ai cũng còn nhớ đến lời của chị Lá

Xanh: “Sơn ca ơi, em có biết rằng trên đời này có biết bao nhiêu người đã chết đi giữa tuổi thanh xuân đầy hi vọng không?

Sơn ca im lặng, thì thầm - Chị ơi, vì sao thế?

- Vì bão táp… Hãy khoan, chú bé… Không phải bão táp đánh đổ họ mà là vì họ xông ra ngăn bão táp lại. Chẳng thế mà Mặt Trời và Quê Hương chúng ta ngày nay lại đẹp được đến thế này. Họ thật là cao cả. Sơn Ca ơi, bây giờ đây chị thực đã hiểu họ hi sinh lớn lao đến nhường nào. Chị nhờ em nhé. Em hãy đưa chị đến nơi họ yên nghỉ, ở đấy chị sẽ nở ra những bông hoa đỏ cuối cùng để ca ngợi họ…”

Những lời nói của chị Lá Xanh với Sơn ca cũng chính là những gì tác giả muốn nhắn gửi tới các em thiếu nhi, rằng những người anh hùng của chúng ta đã hy sinh ở tuổi còn xanh trẻ để quyết tâm bảo vệ tổ quốc, nhờ có họ mà

chúng ta mới có được hòa bình như ngày hôm nay. Ánh mặt trời và quê hương yên bình mà chúng ta có được ở thời điểm hiện tại chính là nhờ vào lòng dũng cảm và lòng yêu nước vô bờ bến của các vị anh hùng trước đây.

Hay trong Bông hồng tặng cô giáo, Lời của cô giáo nói với em bé trong tác phẩm cũng như thay lời muốn nói của tất cả giáo viên gửi đến các em học sinh: “- Cảm ơn em đã tặng cô bông hồng. Nhưng em chưa ngoan và có nhiều điểm kém. Cô mong em hứa với cô, từ nay em sẽ chăm ngoan. Đối với cô, điểm 10 của các em mới thực sự là những bông hoa tặng cô!…”

Thông điệp quý báu này chắc hẳn đã giúp các em hiểu được tấm lòng của thầy cô, chỉ cần các em cố gắng học tập chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và có được nhiều điểm cao thì đó chính là niềm hạnh phúc nhất của các thầy cô rồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 66 - 71)