Điểm nhìn bên trong, bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 30 - 34)

Chƣơng 1 : NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT

1.1. Nghệ thuậ ty dựng nhn vật ngƣời kể chuyện

1.1.3.3. Điểm nhìn bên trong, bên ngoài

Hai mặt của điểm nhìn vật lý (bên trong, bên ngoài) cho phép nhà văn trần thuật, tái hiện thế giới bên trong của nhân vật là nhờ thế nhân vật được khắc họa sâu sắc và chân thực.

“Điểm nhìn” là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo M.H. Abrahams (Từ iển thuật ng văn h c - A Glossary of Literature

terms), iểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một

hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu [43, tr.165].

Theo lí thuyết tự sự học, có ba kiểu điểm nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở người kể chuyện:

Nhìn “từ ằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khi người kể chuyện có vai

trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả.

Nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là

nhân vật. Điểm nhìn bên trong thường thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật.

Nhìn“từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài): Đây là điểm nhìn của

người kể chuyện khi anh ta đứng ngoài, chỉ kể “chuyện” chứ không hiểu rõ tâm lí nhân vật. Đây cũng là điểm nhìn từ các nhân vật khác.

Thật ra, trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại“chuyện” chính là do cách tổ chức “truyện” có dụng ý của nhà văn. Dù nhà văn kể với tư cách là người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản thân, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được (trực tiếp hay gián tiếp) quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo. Trong nghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểm nhìn.

Trên cơ sở của lý luận chung như vậy, đọc truyện Cho tôi xin một vé i tuổi thơ ta thấy tác giả đã rất khéo léo kết hợp giữa hai điểm nhìn này. Điểm nhìn bên

trong là suy nghĩ, những cách lý giải sự việc rất “trẻ con”, những cảm giác vui buồn của bọn trẻ. Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện xung quanh cuộc sống của cu Mùi cùng các bạn Hải Cò, con Tủn... Nguyễn Nhật Ánh có những phát hiện rất tinh tế về tâm lý trẻ em. Ông có những phát hiện rất sâu sắc: “Tất cả mọi người đều uống nước trong ly nên tôi mới uống nước trong chai”. Hay ước muốn của bọn trẻ trong phiên tòa mà bọn trẻ lập ra: “Chúng tôi cảm thấy lấy lại được sự công bằng, đã xả được bao nhiêu là ấm ức....” hay “Hải cò vẫn tấm tắc: - Hay quá! Kiểu mới à - Ừ, kiểu mới! Thích lắm! [1, tr.100].

Hay trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh đã nhập vai vào nhân vật để nói lên những tâm tư, tình cảm, cảm xúc rất chân thực: “Tôi nhìn đôi mắt nhắm nghiền của nó, thấy vẫn còn vài giọt lệ chưa khô còn hoen trên má. Chắc hôm qua nó khóc suốt đêm...”.

Dù phân tích ở bất k khía cạnh nào thì ta đều thấy người kể chuyện và điểm nhìn tự sự là những phương thức vô cùng quan trọng trong cách thức tổ chức tự sự của nhà văn. Mối quan hệ giữa điểm nhìn và người kể chuyện trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã có sự khác biệt so với những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà văn viết về đề tài lịch sử sau năm 1986. Điểm nhìn xuyên suốt trong tiểu thuyết Oan khuất là điểm nhìn của người kể chuyện xưng “ta”, đồng thời là nhân vật chính - Nguyễn Trãi. Vì vậy, điểm nhìn của nhân vật này cần được xem xét ở cả hai vị trí: vị trí người kể chuyện và vị trí nhân vật trung tâm của câu chuyện.

Tháng 3- 2015, truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh:“Bảy

bước tới mùa hè” tiếp tục đưa người đọc đến với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, nghịch

ngợm, xen lẫn những xao xuyến bâng khuâng của tuổi mới lớn. Cũng viết về tuổi thơ nhưng Bảy bước tới mùa hè có những điểm khác biệt so với các tác phẩm trước của Nguyễn Nhật Ánh. Câu chuyện đơn thuần là những ký ức tuổi thơ ngọt ngào, trong veo, không lồng ghép những suy tư, trải nghiệm của người lớn như “Cho tôi

xin một vé i tuổi thơ”, “Ngồi kh c trên cây”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”…

Ở “Bảy bước tới mùa hè”, các nhân vật được kể dưới cái nhìn khách quan. Người đọc thường xuyên tủm tỉm cười theo từng diễn biến ngộ nghĩnh và những câu thoại

ngu ngơ, hài hước đúng chất Nguyễn Nhật Ánh. Nhân vật trong truyện có sự thay đổi tích cực từ tính tình đến nhận thức qua những tình tiết đơn giản nhưng ý nghĩa. Mừng là một ví dụ điển hình. Ban đầu, Mừng giúp ông ngoại của Đào đi chơi chỉ vì muốn Đào để ý nhưng càng ngày, cậu giúp ông vì thật lòng, vì thương ông già yếu đi lại khó khăn. Mừng b học vì cha mẹ mất sớm, bà nội già yếu và cũng vì lười nhưng trước những lời khuyên của ông ngoại Đào và những việc làm ý nghĩa của ông, cậu quyết tâm sẽ đi học trở lại…

Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng nhiều điểm nhìn để thể hiện nhât vật “tôi”. Kết quả của những chuyến hẹn hò mà bọn trẻ (cu Mùi, con Tủn...) từng làm là: Chiều hôm đó chỉ có mình tôi lên giường. Tôi leo lên giường nằm sấp xuống cho ba tôi đét vào mông. Chỉ vì cái tội...mà thực ra tôi không hề mắc phải: Mới nứt mắt đã bày đặt lăng nhăng.... Buồn ơi là sầu” [1, tr.82]. Với giọng điệu hồn nhiên, ngây ngô vừa vui, vừa tội này, Nguyễn Nhật Ánh đã khiến người đọc cảm thấy vui hơn khi hiểu thêm được tâm hồn của nhân vật trong truyện. Nhờ sự di chuyển điểm nhìn liên tục mà hiện thực được soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau, bản chất của sự việc, đời sống con người được phản ánh toàn diện hơn.

Mở rộng nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật, ta thấy sự mới mẻ và khác biệt giữa Nguyễn Nhật Ánh và các nhà văn khác. Khi tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp, người kể chuyện giấu mặt, điểm nhìn bao quát vẫn thuộc về người kể chuyện hàm ẩn nhưng câu chuyện có thể được tái hiện qua sự trao đổi điểm nhìn liên tục giữa người kể chuyện và các nhân vật khác. Người kể chuyện không hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện, cái nhìn của anh ta nhiều khi hướng vào nội tâm của nhân vật, để cho nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ, nhận xét của bản thân.

Truyện ngắn Đôi b n của nhà văn Nguyễn Thi được kể xoay quanh câu

chuyện giữa người con gái và người con trai gồm những lời h i thăm, lời chúc, lời mời về quê. Trong vai trò là người trần thuật, tác giả như người thư ký ghi chép những lời đối thoại của họ theo điểm nhìn của mình. Tuy nhiên có lúc tác giả - người kể lại hòa nhập trong cảm xúc và tâm trạng của nhân vật chứ không hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện kể. Người đọc không còn phân biệt đâu là lời của

tác giả, đâu là lời của nhân vật tự kể:

“Cho đến bây giờ, ở cái làng quê nh nhắn ấy bà mẹ già đã đến là lẩn thẩn. Đêm đêm, mùa đông cũng như mùa hè, cái chăn che kín lấy người mẹ. Ban ngày mẹ cũng chẳng thấy gì rộng rãi hơn ngoài mấy gian cầu ngói thu lấy bóng mẹ hôm sớm ra đồng. Cho nên, anh ấy mất từ năm nào rồi mà mẹ còn hay nhắc. Đến là kh e chắc! Mẹ bảo em rằng mẹ hay nằm mơ. Làm như rằng mẹ sống bằng mơ nhiều hơn bằng thực trên cõi đời này. Nói ra thì, mẹ lại chửi. Một người con trai đã dám cầm súng đi đánh giặc, ai còn sợ gì cái nghĩa hy sinh. Có thế thôi! Mẹ lại bảo nó mất vào ngày tết nên tao mới nhắc. Dễ thường nhắc mà ngồi dậy được chắc Eo ơi, nếu thế thì ai chả mong ngày nào cũng tết để lôi anh ấy trở về.”

Cũng sử dụng mạch tự sự trong cách kể nhưng không phải được kể liên tục bằng lời trần thuật của tác giả mà xen kẽ lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật trong truyện:

“Trong lúc mọi người đang vui vẻ, mẹ già kéo cô xuống một góc bếp, thầm thì: mày có thấy nó về nó bảo gì không hở Tỵ Đã bảo mày tối qua giỗ nó thì mày phải nằm riêng ra, mày lại cứ leo sang nằm chung với u. Nó về nó giận mày đấy!”

Rồi trở lại với vai trò của người kể chuyện ở ngôi thứ ba bằng điểm nhìn của mình:

“Sáng hôm sau, hiên nhà hé nắng, cô gái mới choàng tỉnh dậy, mẹ già đã ngồi chờ dưới chân. Đôi mắt nhăn nheo của mẹ có một niềm vui vô hạn. Mẹ cười với cô rất lâu. Lát sau, cô nói:

- U này, Anh ấy bảo với con thế này nhá, nhà mày phải tích cực công tác, xã đã cử nhà mày đi làm đường tàu thì nhà mày phải làm cho nhiều, nếu b về thì anh sẽ đét vào đít cho ba roi!

Mẹ già chẳng tin. Cô gái lại cười. Mãi đến lúc từ giã mẹ cô gái mới nói lại rằng: - U ạ, anh ấy bảo trước đây u thương anh ấy mồ côi đã cho con gái lại cho ở rễ, u quý như con trai trong nhà, ân nghĩa của u anh ấy xin nhớ mãi. Anh ấy bảo anh ấy chết theo đời sống mới, con mà lấy chồng thì anh ấy càng thương con hơn, chẳng giận đâu. Này, anh ấy còn bảo tết sau u đừng làm cổ nữa, anh ấy chẳng về nữa đâu.

Anh ấy lại biết cả u đang ao ước cái cáo bông, dặn con phải dành dụm mua cho u một cái để mặc. U thích nhá! Có đúng không nào .

Mẹ già nửa tin nửa ngờ. Cô gái lại ra đi.”

Người kể chuyện lại hòa vào dòng tâm tư của nhân vật người con trai sau khi nghe câu chuyện của cô gái với bà mẹ già:

“- Ừ, cô bạn gái của anh sẽ lấy chồng. Một người chồng độ lượng và hay khuyến khích những gì tốt đẹp trong con người vợ. Anh nghĩ thế. Chẳng hiểu sao anh lại buộc miệng nói ra với cô bạn gái.”

Đến lúc, người kể chuyện lại hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện để trần thuật, tạo một sự bao quát và bổ sung thêm những điều chưa được kể:

“Đúng ra, cô gái còn giấu người bạn trai câu chuyện sau đây:

Tháng vừa rồi mẹ nhờ người đánh giấy lên. Mẹ nói rằng: “Ơ cái con Tỵ! Mẹ nghe nói mày đã lấy chồng thật ư con Sao mà mày chẳng đánh giấy về để cho mẹ mày làm mâm cúng nó …”. Cô gái liền viết thư về “U ơi, tết này, hai vợ chồng con sẽ về chơi với u! U ra cầu ngói đón chúng con nhá! U này, anh chàng này trước cũng là bộ đội đấy!”…

Dù so sánh ở bất k góc độ nghệ thuật nào thì ta đều có thể thấy: Nguyễn Nhật Ánh luôn dành tặng cho các em những tình cảm ưu ái cùng cái nhìn bênh vực, bảo vệ mà ít nhà văn làm được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 30 - 34)