.h cha nhân vật qua nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 41 - 44)

Chƣơng 1 : NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT

1.2. Nhn vật đƣợc kể trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

1.2.2.2 .h cha nhân vật qua nội tâm

Nội tâm của nhân vật là toàn bộ tư tưởng tình cảm của con người đối với cuộc sống. Việc mô tả nội tâm nhân vật cũng là sự thể hiện vốn sống và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Ở phương diện này nhà văn chú ý tới các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái cảm xúc, các quá trình diễn biến tâm lý nhân vật. Vì thế người đọc hiểu được tính cách nhân vật, biết được những tư tưởng cao quý, những tình cảm tốt đẹp của nhân vật.

Dù xuất hiện trong những con người mang dị biệt nhưng tất cả họ (chú Đàn, ông Năm Ve, cô bé Thơ Hoa...) đều hiện lên với những vẻ đẹp bản thể của mình. Là một cô gái bị mù cả hai mắt suốt ngày chỉ gắn bó loanh quanh với căn phòng nh , nhưng Thơ Hoa ( ính v n hoa) mang trong mình một nghị lực sống phi thường. Cô kể về ước mơ của mình – một ước mơ rất giản dị: ao ước được đi đây đó để thưởng thức những cảnh đẹp khắp nơi,…cũng thích ra sân xem đá bóng, vào rạp xem phim..” [5, tr.1106 . Khi được tặng một chiếc “kính vạn hoa”, Thơ Hoa đã nhìn thấy “những bông hoa trong trí tưởng tượng của mình… đã trông thấy hằng nghìn bông hoa rực rỡ và đúng là không bông nào giống bông nào” [5, tr.1123 . Những bông hoa như tiếp thêm nghị lực; mang lại niềm vui, niềm tin về cuộc sống tươi đẹp cho cô bé.

Với dị tật sáu ngón tay nhưng ông Năm Ve (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) sống rất hiền lành và thương con. Ông suốt ngày lang thang các bờ bãi để bắt cóc đem về tầm bổ cho thằng con quặt quẹo” [2, tr.225 . Trong con mắt của anh em

Thiều thì chú Đàn là một người thổi “acmonica hay nhất làng” [2, tr.23 , là người có tài viết thư tình nồng nàn. Như vậy, có thể thấy, những con người dị biệt do “sai lỗi” của tạo hóa được biểu hiện nhiều cách khác nhau nhưng các nhân vật đều là người với những phẩm chất, tâm hồn rất nhân hậu.

Vẻ ngoài k dị của Qu nh dường như vô hại đối với bọn trẻ trong xóm; sự khéo léo đôi bàn tay của Qu nh làm cho bọn trẻ trong xóm vừa quý mến, vừa cảm phục. Đứng trước bọn trẻ, Qu nh nhanh nhẹn hơn, tự tin hơn về bản thân mình. Nhân vật Qu nh làm cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh của chàng Quasimodo (Nhà thờ Đức bà ari - Victor Hugo) - người gác chuông bất hạnh nhưng tốt bụng.

Mô tuýp nhân vật có hình hài dị biệt được xem là mô tuýp khá phổ biến của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm tự sự. Thị Nở trong Chí hèo xấu xí đến ma chê quỷ hờn nhưng bát cháo hành của Thị đã làm thức tỉnh phần n i

trong tâm hồn Chí.

Không chỉ dừng lại ở việc khắc họa những dị biệt về nhận dạng, Nguyễn Nhật Ánh còn tái hiện cả những con người mang trong mình những dị biệt với những bấn loạn và sự căng thẳng cảm xúc, của tâm lý và nỗi niềm thân phận. Nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh họ luôn mặc cảm, luôn sợ hãi…

Nhân vật chú Đàn trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cũng nuôi trong

mình một nỗi buồn vô tận bởi “thầy Vinh không muốn chị Vinh lấy chồng cụt tay” [2, tr.111 . Chú thương thằng Tình vì làm chim xanh cho cuộc tình mà bị ăn đòn…

Trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật dị biệt về tâm lý được hiện ra trong hình dạng những người điên. Nhân vật Nhi trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

xanh là con ông Tám Tàng ở xóm Miễu bên đồi C Úa. Theo lời giải thích của ông

thì Nhi bị mắc bệnh ngớ ngẩn. Do một lần đi xem xiếc có diễn viên mô tô bay đóng vai công chúa, Đức vua, Nhi phấn khích đã nắm tay “công chúa” khiến cả hai cùng bị rơi xuống “chiếc mô tô rơi đánh “u nh” như động đất, tay lái va vào đầu con Nhi một cú như trời giáng” [2, tr.339]. Vì thương con nên ông Tám Tàng đã cất nhà bên đồi C Úa hoang vắng, dựng lên câu chuyện về ma cọp để cô bé Nhi được sống trong một không gian hoàn toàn tách biệt.

Trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật dị biệt về tâm lý đôi khi cũng là những con người sống nội tâm rất rõ rệt. Hằng ngày, Nhi mặc đồ công chúa “áo đầm xanh, tay bồng, có tua ren màu hồng. Mái tóc cô cũng thắt nơ hồng. Trên cổ có đeo một xâu chuỗi ngọc màu tím” [2, tr.308]. Trong tiềm thức và nội tâm của cô chỉ tồn tại cô và Đức vua. Đức vua chính là ông Tám Tàng.

Rõ ràng mang hình hài con người nhưng không thể thuộc về cộng đồng trong những mối tương giao. Mô tả những hành động điên loạn và những suy nghĩ phi lý của kiểu nhân vật này, Nguyễn Nhật Ánh đã khơi gợi trong lòng độc giả sự cảm thông đối với “họ”. Những kiểu nhân vật dị biệt xuất hiện trong sáng tác của anh luôn khiến độc giả suy nghĩ: Hãy đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, trân trọng về một tồn tại khác với những nỗ lực để tôn trọng và thấu hiểu, đồng thời chính những cảnh ngộ bất thường đã giúp hình thành ở trẻ thơ những kỹ năng sống, những trải nghiệm trong sự căng thẳng của cảm xúc, từ đó làm rộng rãi và sâu sắc thêm cho thế giới tâm hồn.

Thế giới tình cảm của các nhân vật trong tác phẩm H ỏ hết sức phong phú và được tái hiện qua những dòng tâm sự, lời kể của Chương. Qua lời kể, qua những suy ngẫm, mơ mộng của Chương, thế giới tình cảm phong phú của cậu bé đang ở tuổi hoa niên hiện lên rất sinh động. Đó là bài ca về tình bạn chân thành, trong sáng được biểu hiện qua nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Nguyễn Nhật Ánh cũng dẫn dắt độc giả nh tuổi trải nghiệm những câu chuyện cảm động về tình bạn, tình thân giữa những người trong gia đình, tình làng nghĩa xóm ở một miệt vườn êm ả. Chỉ trong một mùa hè ngắn ngủi, Chương đã được làm quen và kết tình bằng hữu với những người bạn đáng yêu ở làng Hà Xuyên. Tất cả họ đều dành cho Chương những tình cảm mộc mạc, chân tình. Anh Thoảng đã dạy Chương võ mỗi trưa. Nhạn, Dế nhanh chóng giúp Chương hòa nhập với cuộc sống nông thôn. Chung luôn quan tâm tới Chương từ việc gọt hoa quả mời Chương ăn, rủ Chương tham gia những trò chơi thật thú vị những tâm tư, tình cảm, nỗi lòng riêng tư của Chương. Chương đã rất bất ngờ khi biết chị em Út Thêm và Dư không biết chữ. Sự thực bí mật này đã giúp Chương hiểu ra vì sao trẻ con xóm Miễu và trẻ con xóm ngoài hay đánh nhau. Đó là do trẻ con xóm Miễu ghen tị với trẻ con xóm ngoài vì chúng

không được đi học, không được cắp sách tới trường, không được đùa vui với bạn bè và đặc biệt không được lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ của mình.

Về quê ngoại, Chương lại được sống trong tình yêu giản dị của dì Sáu, của Nhạn và Dế, trong tình làng nghĩa xóm đầy cảm động. Trong cảm nhận của Chương, mẹ Chương và dì Sáu rất yêu thương nhau. Dì Sáu vẫn thường giúp đỡ nhà Chương mươi cân gạo những lúc túng bấn. Đối với mọi người trong làng, dì Sua là một phụ nữ nhân hậu và tốt bụng. Dì chữa bệnh cho mọi người trong làng nhưng không bao giờ lấy tiền. Đáp lại, mọi người tạ ơn bằng nải chuối, con gà sẵn có trong vườn. Trước những tình cảm chất phác đó, Chương đã ngẹn ngào, xúc động: “Từ ngày về chơi nhà dì đến nay, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh lạ lùng và cảm động, những mối quan hệ đầy tình nghĩa từ lâu đã vắng bóng trong nếp sinh hoạt của người thành thị” [11, tr.81].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)