Nghệ thuật to tình huống truyện ầy kịch tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 64 - 67)

Chƣơng 1 : NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT

2.2. Nghệ thuậ ty dựng cốt truyện

2.2.2.1. Nghệ thuật to tình huống truyện ầy kịch tính

Tình huống truyện là những sự kiện có ý nghĩa thử thách đối với số phận, đối với những đặc điểm bản chất của tính cách, ở đó tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lí của nó, phải bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nó với các tính cách khác. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng kết hợp các tình huống nhận thức, tâm lí, hành động, tạo ra những sự kiện, tình huống bất ngờ, những “thử thách” để nhân vật có cơ hội thể hiện mình. Các chi tiết gây hiểu lầm, cách bố trí cho nhân vật xuất hiện đạt hiệu quả tối đa trong việc gây bất ngờ cho câu chuyện.

Ngồi kh c trên cây có cốt truyện hấp dẫn với khá nhiều tình tiết bất ngờ, dẫn

dắt người đọc đi từ đầu đến cuối tác phẩm với một sức hút thật lớn. Tôi tin rằng khi đã cầm cuốn sách trên tay, ai cũng không thể dừng lại. Bởi nó chạm tới những sợi dây nhạy cảm nhất trong tâm hồn con người. Nhũng cảm xúc tinh khôi, trong trẻo được diễn ra một cách tự nhiên:

Đông - một chàng thanh niên 18 tuổi đa sầu đa cảm. Cuộc sống ở thành phố, chỉ trở về quê hương vào dịp lễ tết hoặc những k nghỉ hè ngắn ngủi. Đông trở thành một đứa con trai thành phố, hoàn toàn đánh mất sự sự ngơ ngác đáng yêu của một tâm hồn mộc mạc.

K nghỉ hè năm đó về quê Đông đã gặp Rùa một cô bé thông minh, hồn nhiên nhưng có nhiều bí ẩn khác lạ. Nhưng bù lại Rùa lại có một sự tinh tế, nhạy cảm khác thường. Cô có khả năng đọc được ý nghĩ của người khác, trò chuyện và thấu hiểu được tiếng nói của loài vật. Lần đầu tiên Đông được Rùa đưa đến khu rừng bên kia đồi - nơi sinh sống của bầy thú nh . Về phía Đông cũng đem đến cho Rùa bao điều k diệu: hơi ấm dịu dàng của sự đồng cảm, chia sẻ, những hiểu biết xa rộng từ sách vở... Đông chia tay Rùa với bao lưu luyến nhớ mong và hẹn ước.

Đông mặc cảm và trái tim luôn rớm máu bởi không muốn Rùa bị đau khổ vì mình. Song như có một phép nhiệm màu, Đông qua cơn nguy kịch và thoát kh i bệnh hiểm nghèo. Song thật trớ trêu Rùa lại ra đi vĩnh viến như một trò đùa nghiệt ngã của số phận. Cô gửi mình vào dòng sông Kiếp Bạc quê hương - nơi cha cô đã chết vì cứu bầy khỉ trong rừng. Còn Rùa chết vì cứu lũ trẻ trong làng thoát kh i cơn lũ quét.

Một kết thúc thật đau buồn nhưng không tuyệt vọng. Chúng ta đã được chứng kiến những khoảnh khắc tận cùng của sự mất mát, đau đớn của nhân vật. Chúng ta chạm tới những nỗi đau ở khoảng cách rất gần. Ở đây Nguyễn Nhật Ánh đã gửi tới tâm hồn độc giả một trái tim giàu tình cảm của một nhà văn am hiểu tâm lý tuổi mới lớn.

Trong Tôi à Bêtô thì những sự kiện mang tính chất thử thách rất ít, đa số là những tình huống nh để nhân vật bộc lộ suy nghĩ của mình hoặc tình cảm của mình. Ví như tình huống người bạn Binô bị viêm phổi phải nằm cách li, Bêtô đã rất buồn bã, thương Binô và cầu mong cho Binô sớm kh i, tình huống đã giúp thể hiện tình bạn sâu đậm giữa Bêtô và Binô. Hay tình huống chị Ni bị đánh vì tội đi chơi về muộn và câu chuyện chị Ni kể cho Bêtô nghe về ông Bá Du đã thể hiện được cá tính, sự dũng cảm và hiếu thảo của nhân vật Ni. Đó là một cô bé làm sai thì chịu nhận đòn phạt, không hề oán trách cha mẹ, trái lại còn t ra vui mừng vì cha mẹ còn kh e mạnh.

Hay trong truyện Thằng qu nhỏ, ta thấy sự khác biệt trong việc xây dựng

bằng sự xuất hiện của nhân vật chính là thằng quỷ nh ngay mà thông qua lời giới thiệu của Hạnh. Truyện cũng có nhiều tình huống bất ngờ, đối với những ai khi đã từng đọc truyện thì đều thấy bất ngờ nhất là chi tiết Luận nhận ra Qu nh là thằng phụ chở xe ba gác kia.

Ở bộ truyện ính v n hoa, tác giả đã xây dựng được rất nhiều tình huống

mang tính chất thử thách để các nhân vật bộc lộ được phẩm chất và cá tính của mình. Trong tập Nh ng con gấu bông, tình huống xuất hiện khi em gái Tiểu Long thích con gấu bông, tình huống Tiểu Long gặp tên cướp, tình huống ông chủ ở công viên nước ra yêu cầu ném trúng năm phát liên tiếp mới được thưởng con gấu bông khiến cho người đọc nhận ra nhân vật Tiểu Long là một người thương em gái vô cùng, dù em gái không đòi h i nhưng nó cũng tìm mọi cách đạt được nguyện vọng cho em, không những thế Tiểu Long còn là đứa trẻ kiên trì, có lòng tốt và có lòng tự trọng. Cũng qua tình huống nh Oanh thích những con gấu bông mà Quý cũng bộc lộ ra tính cách hết lòng vì bạn bè. Quý ròm đã nhiệt tình giúp đỡ bạn bằng cách bán vé xem ảo thuật cho lũ trẻ trong xóm. Trong những thời khắc đi ném phi tiêu, nó cũng luôn đi cùng Tiểu Long để cổ vũ và an ủi bạn. Trong tập B t ền hoa sứ, gặp phải tình huống ba đứa trẻ bắt nạt một cậu nhóc ốm nhom, Tiểu Long đã buộc phải ra tay giải thoát cho cậu bé và không may rơi vào tình huống khó xử khi đắc tội với Tắc Kè Bông, chính là con riêng của người mợ mình. Trước những gây hấn từ Tắc Kè Bông, Quý ròm t ra mất kiên nhẫn và bực tức thay cho người bạn, nhưng Tiểu Long lại càng nhẫn nhịn. Trước những tâm sự của Tiểu Long và hành động nhẫn nhịn đó, không chỉ Quý ròm mà bạn đọc càng thêm yêu mến Tiểu Long hơn bởi suy nghĩ “người lớn”, sâu sắc của cậu bé.

Khi đối mặt với nỗi buồn năm lên 8 tuổi, cậu bé Mùi trong tác phẩm Cho tôi

xin một vé i tuổi thơ đã phải tìm cách cho cuộc sống buồn tẻ của mình vui lên. Cu

Mùi với ba người bạn là Tí sún, Tủn, Hải cò nào là chơi trò làm cha mẹ, con cái, vợ chồng, tập làm người lớn với suy nghĩ trẻ con; đặt tên lại cho thế giới, tìm kho báu hay nuôi chó hoang đã không chỉ khiến những bậc cha mẹ của bốn đứa trẻ phải đau đầu mà chính bạn đọc cũng phải bật cười trước những suy nghĩ luôn muốn làm trái

ngược, làm khác đi hoặc bắt chước người lớn bằng suy nghĩ trẻ con. Sau những tình huống tự đặt ra, lũ trẻ phải đối mặt với tình huống người lớn xử phạt và những trò mà lũ trẻ nghĩ ra luôn được kết thúc bằng mấy roi tre, bằng cuộc họp phụ huynh và lũ trẻ đã dần nhận ra không nên làm xáo trộn trật tự thế giới.

Trước vòng chung kết là một tập truyện được kết cấu bởi 13 chương. Truyện

được xây dựng trên cơ sở cốt truyện đầy kịch tính - một không gian sôi động sự huyên náo bùng nổ và lan truyền trong đám đông. Trên các gương mặt, niềm vui và nỗi buồn đã có lúc đổi chỗ cho nhau. Như một đứa trẻ, ông già dù đen bay vút lên kh i chỗ ngồi, còn bay cao hơn thằng Tân khi nãy. Ông già dù như thể chim đập cánh, hăng hái đến nỗi rớt một chiếc dép xuống "trần gian". Và như thể để hòa vào hạnh phúc tươi tắn của chủ, chiếc dép vui vẻ đập "bốp" một cái lên đầu cô gái ngồi dưới thấp. Cô gái giật bắn người, tưởng trời sập, cục cà-rem văng ra kh i miệng, hớn hở chui tọt vào cổ áo của một anh chàng ngồi dưới…

Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có rất nhiều tình huống hay để khi các nhân vật phải tự mình giải quyết, không chỉ bộc lộ ra nhiều phẩm chất, tính cách các nhân vật mà còn khiến cho bạn đọc nhận ra được những bài học vô cùng ý nghĩa rút ra từ việc giải quyết các tình huống ấy. Về phần những đứa trẻ, qua những tình huống truyện đặt ra, không chỉ giúp các em thấy mình một lần nữa trong đó bởi đứa trẻ nào cũng đều đã từng làm những chuyện khiến bố mẹ cho ăn đòn. Các em vừa nhận được tiếng cười vui từ chính nhân vật và cũng là từ chính mình rồi sau đó là nhận ra những giá trị cuộc sống về tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình cảm với những người có cuộc sống khó khăn và cách cư xử đầy nhân văn mà tác giả đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 64 - 67)