.h cha nhân vật qua ời ni và hành ộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 44 - 48)

Chƣơng 1 : NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT

1.2. Nhn vật đƣợc kể trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

1.2.2.3 .h cha nhân vật qua ời ni và hành ộng

Ngôn ngữ là cái v của tư duy, lối nói bao giờ cũng chứa đựng một tư tưởng, tình cảm con người. Vĩ lẽ đó, Nguyễn Nhật Ánh rất chú ý đến khắc họa nhân vật qua lời nói. Xét cho cùng thì hành động là thước đo chính xác nhất tư cách con người. Thông qua hành động của nhân vật ta thấy được bản chất của nhân vật. Vì vậy, trong khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng dành một phần để khắc họa hành động.

Thế giới học trò dường như thể hiện trước hết ở hình ảnh lớp học với những gương mặt học trò và những hoạt động học tập. Những lớp học trong truyện Nguyễn Nhật Ánh hiện lên gần gũi và sống động đến mức khi đọc tác phẩm, độc giả có cảm giác rằng mình đang trực tiếp sống trong bầu không khí đó.

Trong ính v n hoa, các em thể hiện rõ mình là thiếu nhi của thế kỷ mới đầy năng động, chủ động với sáng tạo. Với các em, mỗi chuyến đi cũng là cơ hội để học tập, là sự trải nghiệm để hiểu biết, khám phá một vùng đất mới (Thám tử nghiệp dư,

B t ền hoa sứ, ùa hè bận rộn, Cỗ xe ngựa kỳ bí…). Có nhiều ưu điểm nhưng các

em cũng có không ít các trò nghịch ngợm dại dột. Quới Lương, vì bị điểm kém, trong lúc nóng vội đã lấy trộm toàn bộ giấy tờ sổ sách và đặc biệt là tập giáo án của

cô giáo Trinh với ý định "trả thù" cô (Cô giáo Trinh). Hay những học sinh b học lấy danh nghĩa "bảo kê" nhưng thực chất là chấn lột các bạn trong trường như Há Chảy, Bò Lục, Dũng Cò (Theo dấu chim ưng, Tiền Chuộc). Mặc dù đề cập những

mảng tối như vậy nhưng đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, hầu như không thấy sự xuất hiện của cái ác. Điều này xuất phát từ chính quan niệm của nhà văn: Trong thế giới của tuổi hoa niên, tôi nghĩ không có cái ác được đẩy tới tận cùng như trong thế giới của người lớn, nếu có cũng chỉ là trường hợp cá biệt, còn hầu hết là những trò quậy phá tuổi học trò.

Không chỉ có vậy mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh còn nhắc đến rất nhiều con vật lạ lẫm khác, tác giả không cần miêu tả tỉ mỉ, chỉ vài nét họa ấn tượng, chúng đã kịp lưu lại trong cõi lòng nhiều hiếu k , thích khám phá của trẻ thơ: Những con chồn với những bước đi rụt rè, chiếc đuôi dài quét đất làm vang lên những tiễng sột soạt mỗi khi băng qua một đám lá khô; Những con thú hoang đang rón rén bám sau lưng những người mà chúng tin yêu; Bầy khỉ vô cùng hiếu động, đánh đu trên cây vảy ốc, vừa chí chóe vừa hái trái ném nhau một cách phấn khích; Con Nhím khi xù lông thì trông như một quả cầu gai, khi lông rạp xuống thì trông như một ngọn giáo được xếp gọn gàng; Lũ gà rừng trên cành cây hân hoan gáy chào mặt trời ban trưa; Con rắn màu xanh lè đong đưa chiếc đầu hình tam giác như một mũi tên chuẩn bị bắn ra…

Con heo Đuôi Xoăn quá gầy, thường cười híp mắt. Hai mẹ con chị Vện và Mõm Ngắn thì luôn thè lưỡi đ và dài. Đặc biệt, Đeo Nơ được hiện lên qua đôi mắt của Lọ Nồi - một kẻ đang ngây ngất ái tình nên nàng heo hiện lên thật đẹp. Trong truyện này Nguyễn Nhật Ánh không có ý biến các con vật trở nên xa lạ, quái đản mà trái lại còn làm cho chúng trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn. Đứng trước cảnh ngộ này, mỗi nhân vật đều bộc lộ những nét riêng trong hành động của mình.

Với mảng đề tài loài vật nhưng luôn vang vọng tiếng nói, tiếng cười trẻ thơ, ta sẽ không võ đoán nói rằng Nguyễn Nhật Ánh sinh ra là để viết truyện cho trẻ thơ. Ông thấu hiểu tâm lý trẻ con, đặt suy nghĩ, tình cảm của mình vào từng nhân vật

một cách tự nhiên. Trải nghiệm bao nhiêu buồn vui từ thế giới lẫn lộn giữa thực tại và cổ tích này, bạn đọc, nhất là độc giả nh tuổi sẽ nhận ra rằng có vô vàn những điều thú vị cuộc sống cố tình giấu kín ở ngóc ngách nào đó trong tâm hồn mỗi người. "Khám phá những điều thú vị đó, hay tìm thấy những món quà đó, chính là làm giàu thêm ý nghĩa cuộc sống và bổ sung thêm lý do để cuộc sống trở lên đáng sống" - Chính là nhà hiền triết Binô trong Tôi à Bêtô đã nói thế.

Cũng là cách chọn nhân vật là loài vật, Nguyễn Đình Thi lại có cách xây dựng nhân vật Mèo con (Cái tết của mèo con) rất riêng. Chuyện kể về một chú mèo con về nhà mới trong dịp cuối năm. Từ lúc nhìn cảnh vật và cái Tết sắp đến bằng đôi mắt trong veo ngơ ngác, dần dần, cũng tới lúc mèo ta “người lớn” hơn, biết yêu ghét rõ ràng, biết vượt qua nỗi sợ của bản thân để căm thù cái ác... Giản dị nhưng trong trẻo và đầy cảm xúc, Cái tết của mèo con là tác phẩm duy nhất mà cố nhà văn Nguyễn Đình Thi viết tặng thiếu nhi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình.

Cách thổi hồn người hòa thế giới loài vật, Nguyễn Nhật Ánh đã khiến truyện của mình mang đậm phong cách ngụ ngôn, cổ tích hiện đại. Qua lăng kính k ảo, những bài học mà nhà văn gửi cho trẻ thơ là hết đỗi thân thiết và đời thường.

Không chỉ có những nhân vật là trẻ em, nhân vật là loài vật mà ngay cả những nhân vật người lớn trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng mang đậm sắc màu hành động riêng và khác biệt so với các nhà văn khác.

Người lớn nào cũng trải qua cái tuổi đến trường nhưng điều đó không có nghĩa là ai cũng có thể hiểu hết về lứa tuổi "nhất quỷ nhì ma" ấy. Với tấm lòng yêu quý thiếu nhi cùng với khả năng quan sát của một nhà văn và kinh nghiệm của một người từng đi dạy học, Nguyễn Nhật Ánh t ra am hiểu đời sống học trò. Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, các bạn nh thấy mình trong đó, còn người lớn lại thấy những năm tháng tuổi thơ, những ký ức mà "càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ". Song song hình ảnh các bạn học sinh, thế giới hình như không thể vắng bóng hình ảnh các thầy cô giáo và các giờ lên lớp. Dõi theo hành trình học tập của các bạn nh , độc giả được "tiếp xúc" với đầy đủ nhóm giáo viên dạy lớp 8A4, từ

giáo viên chủ nhiệm đến giáo viên bộ môn như: Cô Trinh giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên dạy Văn, cô Nga dạy Sử, thầy Đoàn dạy Thể dục, cô Kim Anh dạy Hóa, thầy Thừa dạy Tiếng Anh, cô Diệu dạy Vật lý, cô Hạ Huệ dạy Sinh, thầy Quảng dạy Địa, thầy Hiếu dạy Toán, thầy Đại dạy Giáo dục công dân, thầy Sơn Cước dạy Kĩ thuật, thầy Đang giám thị. Lên lớp 9, cùng gương mặt một số bạn bè mới, các em đồng thời được làm quen với thầy cô giáo mới. Đón các em ở lớp 9 là thầy Vĩnh Long chủ nhiệm, cô Vĩnh Bình dạy Văn và cô Vĩnh An dạy Ngoại ngữ, cô Lan Anh dạy Giáo dục công dân… Nếu như các bạn học sinh mỗi người một tính cách thì các thầy cô giáo cũng để lại một ấn tượng rất riêng trong lòng học trò.

Thầy Hiếu dạy Toán có đặc điểm là "không bao giờ dùng khăn lau bảng, toàn chùi bằng tay cho nhanh, sau đó hết giờ, hai tay thầy luôn dính đầy phấn trắng", lại thêm câu nói quen thuộc đầy tính "hình sự" mỗi khi học trò làm bài sai: "Trời ơi! Em làm toán như thế này là giết tôi rồi còn gì". Để dẹp nạn ồn ào trong lớp, mỗi cô giáo một cách: Cô Nga dạy Sử thường vờ mượn dầu gió của học trò: "Ôi cô nhức đầu quá! Em nào có mang theo dầu gió, cho cô mượn xem nào"; cô giáo chủ nhiệm thân thuộc của cả lớp lại hay h i: "Con công trang sức bằng bộ lông, còn con người trang sức bằng gì hả các em " để được nghe học sinh đồng loạt trả lời: "Thưa cô, con người trang sức bằng học vấn!". Cách vào bài hóm hỉnh của thầy cô giáo cũng được các học sinh lớp 8A4 nhớ như in. Quốc n bước ra sân khấu với "dáng đi mạnh mẽ" thể hiện vai thầy Đoàn và dõng dạc: "thầy nói cho các em biết thể dục không phải là môn học phụ các em không được lơ là. Mỗi thầy cô giáo dạy lớp 8A4 đều được các em tặng một hoạt cảnh đặc trưng. Đó chắc chắn là những món quà vô giá mà đến người khó tính và nghiêm khắc nhất cũng phải hài lòng. Các thầy cô còn vui hơn nữa khi nhân vật vừa bước ra sân khấu, cất lên vài lời thoại là ở dưới lớp các em đã đồng thanh hô to tên các thầy cô. Rõ ràng các em không chỉ nhớ mà còn rất yêu quý các thầy cô giáo của mình, dù không thiếu các em làm cho các thầy cô giáo phải phiền lòng hay cáu giận.

truyện Nguyễn Nhật Ánh đều là những cô bé, cậu bé giàu lòng yêu thương mọi người và có nhiều ước mơ, hoài bão. Những tâm hồn đẹp ấy đã giúp chúng ta nhận ra nhiều điều mà đôi khi do cuộc sống bận rộn khiến ta không bận tâm. Và chỉ có Nguyễn Nhật Ánh, một nhà văn đầy tâm huyết, có vốn sống phong phú, yêu thương thấu hiểu tâm lý trẻ thơ mới có thể sáng tạo nên những hình tượng nhân vật đẹp và chân thực đến vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 44 - 48)