Nghệ thuật tổ chức diễn trình vận ộng cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 67 - 73)

Chƣơng 1 : NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT

2.2. Nghệ thuậ ty dựng cốt truyện

2.2.2.2. Nghệ thuật tổ chức diễn trình vận ộng cốt truyện

Các bước diễn biến của cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của một xung đột, nghĩa là có mở đầu, thắt nút, phát triển và vươn tới cao điểm rồi đi đến giải quyết cụ thể và kết thúc. Tuy nhiên, không nhất thiết bất cứ cốt truyện nào cũng có đầy đủ các bước diễn biến hoặc được sắp xếp theo đúng trình tự tự nhiên trong đời sống của chúng. Cách tổ chức, triển khai các sự kiện của Nguyễn Nhật Ánh luôn gây được sự ngạc nhiên, hấp dẫn bạn đọc một cách tự nhiên. Phần trình

bày: bao giờ nhà văn cũng để cho nhân vật chính xuất hiện đầu tiên, giới thiệu sơ lược lai lịch cá nhân (tên, tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, các mối quan hệ bạn bè, gia đình) của nhân vật chính ở ngay mở đầu truyện hoặc bối cảnh chính mà câu chuyện sắp tới sẽ diễn ra.

Trong Tôi à Bêtô, ngay từ chương 1, chú cún đã tự giới thiệu về xuất xứ cái tên của mình là do chị Ni đặt theo tên một cầu thủ Brazil mà chị hâm mộ, gia đình có bố, mẹ và chị Ni và mọi chuyện tiếp theo trong cuộc đời chú cún chắc chắn sẽ ở căn nhà, này.

Có khi cốt truyện lại được ghép nối từ những mảnh hồi ức, các sự kiện hầu hết đã được lược b tính chất trật tự thời gian, nên có thể đảo xếp, đan cài, mối quan hệ giữa các sự kiện được nới l ng. Những mảnh hồi ức được kết nối tạo nên cốt truyện cho tác phẩm trong Cho tôi xin một vé i tuổi thơ là những câu chuyện rời

theo từng chương đoạn. Trừ chương 1 có vai trò khai mở về cuộc sống nhàm chán và nguyên nhân cho những ý tưởng "cải tạo" thế giới của các bạn nh , các chương còn lại của tác phẩm đều là những phần rời rạc, mảnh vỡ của kỉ niệm hồi tám tuổi với các trò chơi riêng lẻ. Chẳng hạn, hồi ức về cuộc vui đóng vai ba mẹ ở chương 2, đặt tên cho thế giới trong chương 3, lập trang trại chó hoang ở chương 11,… Các chương đoạn ngoài chương 10, nhân vật Tủn chuyển nhà và câu chuyện về trang trại chó hoang vắng bóng nhân vật này, các chương còn lại đều có thể coi như những mảnh rời, không có sự gắn kết chặt chẽ về mặt thời gian giữa các sự kiện. Tính chất về mặt trước sau của thời gian đã được lược b , thay vào đó là sự kiện mang tính tức thời. Kết tạo từ những mảnh ghép riêng lẻ nên có thể chắp nối, sắp xếp đảo vị trí các sự kiện mà không làm thay đổi nội dung tổng thể của cốt truyện. Tác phẩm còn có sự đan cài của câu chuyện hiện tại với hình ảnh của cu Mùi trong hiện tại đã trở thành một nhà văn, Tí sún là hiệu trưởng,… cùng sự việc viết cuốn sách kể lại kỉ niệm thuở ấu thơ của các bạn nh . Trong truyện, Nguyễn Nhật Ánh cũng để phần vận động là những trò chơi, trò nghịch ngợm và những suy nghĩ khác thường của lũ trẻ qua mỗi chương truyện. Từ trò đặt lại tên cho thế giới, gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật sự việc khác đến trò đi tìm kho báu, nuôi chó

hoang, yêu đương trẻ con và trò tập làm vợ chồng, cha con, mở phiên tòa định tội người lớn… Tất cả toàn là những trò chơi mà chỉ có trẻ con mới có thể nghĩ ra.

Các sự kiện được chắp ghép theo một trình tự thời gian nhất định cũng mang tính chất tương đối trong xếp đặt. Thời gian không phải là yếu tố nòng cốt chi phối đến kết nối các sự kiện. Tôi ã thấy hoa vàng trên cỏ xanh được kể với các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian song được tách rời thành từng mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tập trung về một số sự việc nhất định, như chuyện xem hoa tay, chuyện ma của chú Đàn, chuyenj nhà của Mận.... Đây là những câu chuyện của các nhân vật khác nhau được kể bằng hồi ức của "tôi" với góc nhìn riêng. Mỗi sự kiện chính đều được đặt trong tiêu đề chương mục của tác phẩm. Yếu tố thời gian trong trật tự trước sau của các sự kiện vẫn được thể hiện nhưng không thật sự nổi trội và có vai trò chi phối chính yếu trong sự sắp đặt của các sự kiện. Câu chuyện tình của chú Đàn, vụ tai nạn do nhân vật “tôi” gây ra cho Tường,… hay những sự kiện nh khác không bị chi phối nhiều bởi yếu tố thời gian. Bởi vậy, sự sắp đặt các sự kiện bị nới l ng, không có sự ràng buộc và kết nối chặt chẽ.

Các sự kiện có tính chất thử thách nhân vật được nhà văn tạo ra một cách tự nhiên từ chính hoàn cảnh, tính tò mò của lũ trẻ, từ đó dẫn đến hàng loạt các sự kiện khác tiếp nối. Với tác phẩm hầu như không có sự kiện nổi bật như: Tôi à Bêtô thì ở phần này chủ yếu là những mẩu chuyện vụn vặt mà chú chó Bêtô trải qua hoặc chứng kiến, cái hay chính là những suy nghĩ có phần ngây ngô, hành động bản năng như một cậu bé chuẩn bị lớn và triết lí mà chú cún này rút ra cho chính mình.

Trong ính v n hoa, mỗi tập lại là một chuỗi sự kiện mới với phần vận động căng thẳng, đầy chất trinh thám. Trong tập H a mi một mình, để tiếp cận với Hiền Hòa, Quý ròm đã phải bày mưu tạo một trận cướp giả để mình và các bạn lọt được vào nhà Hiền Hòa và trong nhiều ngày liền đến để vừa giúp đỡ cô bạn vừa tìm ra được chân tướng sau những lời nói dối vòng vo của Hiền Hòa. Còn ở tập Chiếc ba

ô màu xanh, ba người bạn lại không ngừng phải giải các câu đố, tìm tới chỗ chỉ dẫn

câu đố mới để lấy lại chiếc balo, và từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi nhóm Hải u lấy trộm chiếc balo để thử thách ba bạn trẻ nhưng chiếc balo lại bị trộm lại một

cách thần bí khiến ba người bạn lẫn cả nhóm Hải u nháo nhào đi tìm kẻ trộm. Hay như trong tập nh và em, Quý ròm đã làm rất nhiều việc để giúp đỡ nh Diệp và

làm cho nh vui trong lúc bị ốm. Vốn là đứa vô tâm và lười nhác nhưng Quý ròm đã tình nguyện nhận việc chép bài cho em gái, giảng bài mới cho em không bị tụt lại kiến thức, thậm chí còn mượn sách Truyện cổ Grim, Truyện cổ Andecxen để về đọc cho em gái nghe. Quý ròm để ý từng nét mặt của em gái, nó cảm thấy lo lắng khi mà em gái vẫn chưa kh i, rồi biết chắc là nh Diệp cũng đang buồn vì không có chiếc máy ảnh, nó bấm bụng mà nhường cho em gái vui.

Cũng có khi đó là mối quan hệ tương đồng giữa hiện tại và quá khứ. Cho tôi

xin một vé i tuổi thơ là sự ghép nối của các trò chơi tuổi thơ từ sự hồi tưởng của

nhân vật cu Mùi hiện tại nhờ những dấu ấn kỉ niệm đậm nét.

Kết thúc các truyện, Nguyễn Nhật Ánh luôn gây bất ngờ cho người đọc. Kết thúc cũng thường là kết thúc mở tạo cho người đọc cảm giác về những cuộc hành trình, tình yêu, tình bạn không bao giờ chấm dứt. Gấp lại trang sách nhưng khoảng trời mộng mơ trong các em vẫn luôn mở ra. Trong tập Cô giáo Trinh ( ính v n hoa), chính Quới Lương đã cãi nhau với Lâm, người bạn thân lâu nay của nó, mặc

cho Lâm đe dọa sẽ tố cáo chuyện xấu của Quới Lương, nó đã tự đến nhà cô Trinh và thú nhận mọi chuyện. Hành động của Quới Lương khiến cho nhóm ba người bạn vô cùng bất ngờ. Hay trong tập Nh ng con gấu bông, bất ngờ lớn xảy đến với bản thân Long nói riêng và cả gia đình nói chung khi không chỉ những chú công an mang gấu bông đến tặng cho nó mà cả ông chủ quán ném phi tiêu ở công viên và người phụ nữ trước đó đã được Long giúp đỡ cũng mang gấu đến tặng. Hành trình của ba người bạn sẽ không bao giờ ngừng lại, sẽ luôn đồng hành cùng các em nh và đợi chờ, biết đâu, một ngày nào đó, sẽ tái hợp lại trong trang văn của Nguyễn Nhật Ánh. Những cô cậu bé tám tuổi như cu Mùi, Tí sún, Tủn, Hải cò còn làm bao nhiêu trò “khác thường” khiến chúng phải thường xuyên bị ăn đòn hay khiến người lớn đau đầu nữa không Cuốn sách xuất bản xong rồi và liệu có còn những cuốn sách tiếp, những tấm vé tàu miễn phí để thêm chặng về chuyến hành trình tuổi thơ những năm 9 tuổi, rồi 15 tuổi nữa không Nguyên và Kăply không bao giờ nghĩ

rằng việc che giấu thân phận, sống dưới lốt người khác của hai đứa từ lâu đã nằm trong sự sắp xếp của K‟Tub và đã được ngài hiệu trưởng N‟Trang Long biết được. Và chúng cũng không ngờ chính mình lại là người cứu cả vương quốc, cả phe Ánh Sáng thoát kh i nạn xâm chiếm vài trăm năm xảy đến một lần từ phe Hắc Ám. Nguyễn Nhật Ánh đã dừng lại ở đó, còn bạn đọc thì băn khoăn không biết sau đó hai cậu bé sẽ như thế nào Nguyên và Kăply sẽ tiếp tục ở lại thế giới phù thủy như những vị anh hùng hay trở về thế giới con người, nơi sinh ra hai cậu bé, có người thân, có trường học hoặc cũng có thể bằng sức mạnh của mình mà Nguyên và Kăply sẽ đi đi lại lại giữa hai thế giới? Lời băn khoăn b ng ấy luôn mở ra trong trí tưởng tượng mỗi bạn đọc và cũng cho thấy cái tài của nhà văn.

Bảy bước tới mùa hè là câu chuyện xây dựng trên cơ sở của một cốt truyện

mang đậm tính lịch sử - cụ thể. Đó là hiện thực cuộc sống của bọn trẻ trong một mùa hè ngọt ngào, những trò chơi nghịch ngợm và bâng khuâng tình cảm tuổi mới lớn. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đã phần nào chứng t được Nguyễn Nhật Ánh đúng là một nhà kể chuyện rất hay và hóm hỉnh. Tài năng này đã cuốn hút người đọc từ lời tựa cho đến trang cuối cùng của truyện. Chính giọng văn giản dị và trong trẻo của Nguyễn Nhật Ánh cùng với cách lựa chọn kết thúc có hậu đầy thuyết phục đã khiến bạn đọc đọc xong là thấy tràn ngập tiếng cười và niềm vui.

2.3. Tiểu kết

Truyện của Nguyễn Nhật Ánh là thế, bao giờ cũng dí d m, bao giờ cũng vui tươi nhưng ẩn sau mỗi nụ cười luôn là những bài học bổ ích cho các bạn nh . Đặt trong một chỉnh thể của một tác phẩm thì kết cấu và cốt truyện luôn có một mối tương quan chặt chẽ với nhau. Mối tương quan này quyết định sự hấp dẫn của tác phẩm. Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.

Kết cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó chủ yếu được khẳng định trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngoài cốt truyện….

Trong mối quan hệ giữa kết cấu với chủ đề - tư tưởng thì chủ đề - tư tưởng bao giờ cũng đóng vai trò chỉ đạo và chi phối kết cấu, thông qua ý thức năng động của chủ quan nhà văn, nó sẽ quy định hình thức kết cấu của tác phẩm. Ngược lại, kết cấu thay đổi thì chủ đề - tư tưởng cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Những nhiệm vụ quan trọng nhất của kết cấu là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung tư tưởng thống nhất, sao cho tư tưởng chủ đề thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm. Thực tế sáng tác văn học tự sự phong phú hơn rất nhiều những kiểu kết cấu và cốt truyện mà ta vừa đề cập ở trên. Tác phẩm sẽ có kết cấu như thế nào, điều này phụ thuộc vào đối tượng phản ánh và tài năng cũng như phong cách của người người nghệ sĩ. Đúng vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã giúp độc giả chúng ta tìm hiểu sâu hơn nữa, khám phá được những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật tự sự. Từ đó ta thấy đượ những nét độc đáo trong phong cách của nhà văn. Với mục đích viết cho tất cả “những ai từng là trẻ em”, Nguyễn Nhật Ánh đã chọn cách tổ chức kết cấu và xây dựng cốt truyện rất phù hợp với cách tiếp cận của trẻ em. Vì thế những trang văn của anh không chỉ đáp ứng được những đòi h i của công cuộc đổi mới văn học dân tộcmà còn đáp ứng yêu cầu thị hiếu của tuổi trẻ. Những trang văn ngày một hiện đại, cách tân đã phản ánh sự vận động tích cực của đời sống cũng như văn học, để hướng đến một nền văn học dân tộc vừa giàu giá trị truyền thống vừa có khả năng hội nhập, thích ứng với thế giới hiện đại. Nếu ai đó từng có cơ hội được cầm trên tay và thưởng thức một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ắt hẳn sẽ đều thấy đâu đó có xuất hiện hình dáng của chính mình. Từng áng văn, câu chữ như thấm đượm, cuốn theo tâm trí, để rồi làm cho ta như muốn đọc mãi... bởi cách tổ chức kết cấu cũng như cách xây dựng cốt truyện độc đáo, chân thực và gần gũi của anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 67 - 73)