Khái quát về ngh thuật sử dụn nôn nữ nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 74)

Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

3.1. Ngôn ngữ trần thuật

3.1.2. Khái quát về ngh thuật sử dụn nôn nữ nhân vật

Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Cũng chính vì thế, M.Gorki đã từng viết: “Yếu tố ầu tiên của văn h c à ngôn ng , công c chủ

yếu của n và cùng với các sự kiện, các hiện tư ng của cuộc sống à chất liệu của văn h c” [42, tr.206].

Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật.

Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, là thứ ngôn ngữ được miêu tả. Đó thực chất cũng là ngôn ngữ của tác giả nhưng tác giả để cho nhân vật tự giải bày về mình.

Trong văn học hiện đại, ngôn ngữ của nhân vật có vị trí ưu trội nhất định trong tác phẩm, là phương diện quan trọng nhất của tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự.

Ngôn ngữ của nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại. Đối thoại gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau còn độc thoại không nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người và người. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có nhiều chức năng khác nhau như: chức năng phản ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng là đối tượng miêu tả của tác giả hoặc chức năng thể hiện nội tâm…. Tổng hợp những chức năng đó, thông qua trần thuật, nhân vật kể lại cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Cùng với trần thuật tác giả, trần thuật của nhân vật góp phần hoàn thiện bức tranh đời sống trong tác phẩm.

có tính độc lập về mặt tư tưởng, ngôn từ, có nhãn quan của mình - vốn là tiếng nói của người khác bằng ngôn ngữ khác, đồng thời có thể khúc xạ cả những ý chí của tác giả và do đó, đến một mức độ nhất định, có thể được coi làngôn ngữ thứ hai của tác giả.

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học chủ yếu là nghệ thuật sử dụng từ ngữ. Xét về mức độ ý nghĩa, vốn từ được sử dụng trong tác phẩm bao gồm hai loại chính là thực từ và hư từ, cũng có thể nói tới các loại từ phổ biến như: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ Hán - Việt, từ cổ, từ mới… Không thể gợi được không khí lịch sử trong Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), nếu không dùng các từ cổ như tr m, chiếu chỉ, ấn tín, tâu, b m… Không thể làm sống dậy cuộc sống giang hồ nếu nhưu không dùng các tiếng lóng kiểu như: “So quéo đương mổ ở hậu đởm tễ bướu lắm đấy!”… Có thể nói như nhà văn Tô Hoài: Mỗi chữ đều soi bóng hoàn cảnh và tình hính xã hội lúc chữ ấy ra đời… Người viết văn không thể ngồi bóp óc nghĩ cách trau dồi câu chữu mà phải đi thực tế đời sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho ngòi bút.

3.1.3. Ngh thuật sử dụng n ôn n ữ nhân vật trong truy n Nguyễn Nhật Ánh

Trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, mạch kể và mạch tả thường đan cài, xen lẫn một cách tự nhiên tạo nên mạch chuyện hết sức linh hoạt. Ấn tượng đầu tiên ta thấy trong truyện, Nguyễn Nhật Ánh miêu tả ngoại hình nhân vật. Tác giả đã bán theo dòng cảm xúc của nhân vật chính để miêu tả.

Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh được thể hiện ở ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ chính là phương tiện hiệu quả bộc lộ tính cách nhân vật. Trong hai tập truyện trên, các nhân vật có cá tính rõ nét thể hiện qua lời nói, hành động. Và điều đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật rất hiện đại, chính là ngôn ngữ của trẻ em thời đại ngày nay.

Truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh viết về “tuổi thơ nghèo khó của

trẻ ở một làng quê” thông qua cách kể của Thiều xưng “tôi” trong tác phẩm. Truyện được bắt đầu từ chuyện xem hoa tay... Với cách lựa chọn nhân vật người kể chuyện như vậy, nhà văn đã khai thác thứ ngôn ngữ hồn nhiên, trong trẻo của trẻ

thơ. Bằng những lời văn nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình, nhà văn đã đưa độc giả của mình đến gần hơn với thế giới tuổi mới lớn. Mở đầu tác phẩm với hai câu thơ:

“Ngồi im trong gi nghe êm rớt Ch t thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Có thể thấy một điều rằng: Nguyễn Nhật Ánh thật nhẹ nhàng và sâu lắng khi đưa ngòi bút của mình đi dưới những màu xanh của lá, màu vàng của hoa...Tâm hồn chúng ta không kh i bâng khuâng khi đọc những câu văn khắc họa tình cảm trong sáng củ lứa tuổi học trò mà Thiều dành cho Mận: Khi trả lời tôi, gương mặt con Mận rạng lên như thể đang tắm trong nắng mai khiến tôi không thể nào rời mắt nhìn đi nơi khác... Có lẽ Nguyễn Nhật Ánh không giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, không nhìn cuộc sống bằng đôi mắt trẻ thơ thì không thể viết nên những câu chuyện hay đến vậy.

Ngôn ngữ tự sự trong ính v n hoa được thể hiện ngay trong việc Nguyễn Nhật Ánh đặt tên, miêu tả các nhân vật. Đây là một bộ truyện dài nhiều tập kể về những chuyện vui buồn trong giới học trò, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau xung quanh ba cô cậu bé này. ính v n hoa có thể coi là những cuốn sách tâm lý của tuổi học trò, ính v n hoa hiện nay đã được dựng thành phim và 3 phần của bộ phim (sản xuất năm 2005, 2006, 2008) đều đã được chiếu trên kênh HTV9, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Quý ròm là thần đồng các môn Toán - Lý - Hóa của trường Tự Do và rất được thầy cô yêu quý. Nhiệt tình vì bạn bè, tự trọng cao đến nỗi nhiều khi thành tự ái vặt, lém lỉnh, mồm mép và thỉnh thoảng ba hoa quá trớn, có tài nói phét trơn như bôi mỡ, đó là những đặc điểm nổi bật của cậu. Tuy rất tốt, nhưng cậu lại có tính hay nôn nóng, mỗi khi giảng bài cho thằng bạn Tiểu Long khù khờ là quát tháo om sòm, khiến Tiểu Long rất sợ.

Tiểu Long, tên thật là Nguyễn Minh Long. Khi Quý ròm nghe cậu mơ ước trở thành võ sư quốc tế, Quý đã trêu chọc Tiểu Long bằng cách đổi tên thành Tiểu

Long. Là võ sinh huyền đai đệ nhị đẳng Taekwondo, rất gi i võ, tay chân cứng như thép nguội, nổi tiếng với môn "thiết đầu công" - đưa đầu ra đỡ đòn của đối thủ. Tuy gi i võ như vậy nhưng sức học chỉ thuộc loại trung bình yếu, trừ môn thể dục ra thì các môn còn lại đều yếu…

Sức hút của truyện Nguyễn Nhật Ánh còn nằm ở ngôn ngữ truyện kể. Trong nhiều tác phẩm ngôn ngữ truyện kể là thứ ngôn ngữ của trẻ con, mà “đối với người lớn thì ngôn ngữ trẻ con cũng giống như một thứ ngoại ngữ”. Các chú chó Binô và Bêtô trong Tôi à Bêtô đã tìm cách cắt nghĩa cách nói lạ lùng của cô bé Ni: “Mẹ ơi, con nhức đầu”. (có nghĩa) Mẹ ơi, con muốn nghỉ h c sáng nay; Mẹ ơi, hôm nay

tháng mấy rồi? (có nghĩa) Mẹ ơi, s p ến sinh nhật con rồi ; Mẹ ơi, ngày mai trời có mưa không hở mẹ? (có nghĩa) Mẹ ơi, mai mẹ d n con i siêu thị nha mẹ.…

Nguyễn Nhật Ánh hiểu và kể chuyện bằng thứ ngoại ngữ dành cho người lớn ấy nên hiển nhiên truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói của thiếu nhi. Cũng chỉ Nguyễn Nhật Ánh mới “bênh vực” cho những hành động ngược đời, ngổ ngáo, trở chứng của trẻ (như ăn cơm trong thau, uống nước bằng chai, gọi cái nón là cuốn tập, tivi là quạt máy, đi ngủ là đi chợ hay tìm kho báu trong vườn nhà…) và xem nó như là “những cuộc cách tân táo bạo” hay những “sáng tạo” gắn liền với tâm lí, óc tưởng tượng phong phú và nhu cầu làm cho cuộc sống của trẻ thú vị, mới mẻ hơn (Cho tôi xin một vé i tuổi thơ).

Có thể nói, truyện Nguyễn Nhật Ánh là những câu chuyện không hề xa lạ, khó hiểu. Truyện Nguyễn Nhật Ánh thu hút tất cả mọi người một phần do “ngôn ngữ trẻ thơ” tươi tắn đó.

Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, sắc màu trẻ thơ thể hiện ngay ở nhan đề, ở cách nhà văn đặt tên các chương mục. Trong Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, tên 12 chương truyện thật gợi, đủ để làm thành thế giới tuổi thơ: T m i à ã hết một

ngày; Bố mẹ tuyệt vời; Đặt tên cho thế giới; Buồn ơi à sầu; hi người ta lớn; Tôi à thằng cu ùi; Tôi ngoan trong bao âu; Chúng tôi trở thành ũ giết người như thế nào; i c biết bây giờ à mấy giờ rồi không?; Và tôi ã chìm; Trang tr i ch hoang; Cuối cùng là Chuyến tàu không c người soát vé… Nhưng đấy mới chỉ là bề

mặt văn bản; cái hồn của truyện Nguyễn Nhật Ánh nằm ở cái nhìn trẻ thơ của tác giả. Hay nói cách khác, Nguyễn Nhật Ánh nhìn mọi chuyện bằng nụ cười trẻ thơ. Đó là trường nhìn thuận lợi để nhà văn khơi sâu vào tâm lí tuổi thơ với những trạng thái cảm xúc “cắc cớ” (nhất là lứa tuổi mới lớn). Dù kể chuyện từ ngôi thứ ba khách quan, trung tính (Thằng qu nhỏ, N sinh, Bồ câu không ưa thư, Trước vòng chung kết…) hay hóa thân thành một cậu bé, cô bé “tuổi teen” để “nhìn ngắm” thế

giới (Chú bé r c rối, Tr i hoa vàng, Bàn c năm chỗ ngồi, Đi qua hoa cúc…), ngôn ngữ của người kể chuyện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh luôn tường thuật chi tiết sự việc, sự kiện từ cái nhìn của thiếu nhi/thiếu niên. Trong Cho tôi xin một vé i

tuổi thơ, bằng việc di chuyển điểm nhìn từ cái tôi tác giả - người kể chuyện ở hiện

tại, về cái tôi – cu Mùi tám tuổi những ngày thơ ấu, Nguyễn Nhật Ánh đã làm một phép liên tưởng bất ngờ, thú vị. Nhà văn đã tạo nên một vùng thẩm mỹ - thế giới thật sự của thiếu nhi - trong những tác phẩm của ông. Đó là gia đình, trường lớp, làng quê; là những giấc mơ tuổi nh , là những miền tưởng tượng ngay trong thế giới quen thuộc xung quanh nhưng chỉ riêng trẻ nh mới “thấy” (Đảo mộng mơ; Chuyện xứ Lang Biang)… Được kể, tả qua ngôn ngữ tự sự từ cái nhìn thơ trẻ,

không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh vừa thơ mộng vừa ngộ nghĩnh, và là cả một thế giới lộng lẫy và bí ẩn.

Trong những lần giao lưu, ký tặng sách, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ:

Bảy bước tới mùa hè được gợi lên từ câu chuyện về những người bạn, những người

hàng xóm và những kỷ niệm tuổi thơ của tôi ở quê ngoại. Dưới ngòi bút hóm hỉnh của nhà văn, ngôn ngữ kể chuyện nh dị đã đưa câu chuyện trở nên hấp dẫn, gần gũi...Chuyện kể về những mùa hè của Khoa ở quê ngoại. Ngoài bắn chim, tắm sông và vô số những trò nghịch ngợm khác, Khoa cùng đám bạn trong làng thường lấy trò bắt nạt con gái để chứng t bản lĩnh với nhau. Nạn nhân của Khoa là Trang, cô bé hàng xóm hiền lành, nhút nhát. Cho đến k nghỉ hè năm lớp 9, Khoa về quê chơi và bất ngờ nhận ra cô bé Trang gầy gò đen đúa năm nào giờ đã phổng phao, xinh đẹp hẳn lên. Kể từ đó, tâm hồn của cậu bị xao động theo từng dáng đi, ánh mắt và nụ cười của cô bé. Đồng hành với Khoa là Mừng, cậu bạn chí cốt trong những trò nghịch ngợm. Cả hai lại có chung nỗi đồng cảm khi Mừng cũng bắt đầu để ý đến

nh Đào trong xóm. Khoa và Mừng nghĩ đủ trò để làm thân với Trang và Đào, gây nên những tình huống dở khóc, dở cười…

Khai thác đề tài tình cảm trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng thành công kiểu diễn ngôn gương soi. Một tấm gương lớn di dộng qua gần 150 trang của nửa sau tác phẩm với những hoán đổi linh hoạt. Có khi con Lọ Nồi là ảnh của thằng Cu, có khi thằng Cu là ảnh của Lọ Nồi. Nói đúng lời của tác giả, thằng Cu rất giống thằng Lọ Nồi phiên bản 1.0. Chuyện tình của Lọ Nồi và nàng Đeo Nơ, của thằng Cu và nh Hà cứ nắm tay nhau, song song nhịp bước. Nhân vật này dù là hướng ngoại thì cũng sẽ gặp chính sự tình con tim mình. Những gì xảy ra với Lọ Nồi gần như trùng khít hoàn toàn với cậu chủ nó. Cả hai đều lóng ngóng, ngượng ngịu, đều khổ sở vì cái tên xấu xí của mình trước "bạn gái". Trái tim chàng heo con "rỉ máu" rồi "tắt thở hoàn toàn" khi nàng Đeo Nơ rót vào tai nó từng tiếng: "Mặt bạn giống như trang giấy bị mực vấy ấy. Trông bẩn bẩn thế nào". Thằng Cu bị nh Hà "đóng mẩu đinh cuối cùng trên lắp quan tài định mệnh": "Tôi gét những người nói dối lắm đó". Hai mối tình bé con đã được "khâm niệm", "mặc dù thực tế có vẻ như chuyện tình đó chưa kịp chào đời". Một tấm gương ngôn ngữ chung được dựng lên thể hiện rõ sự tương thông k diệu giữa người và vật: "Hai chủ tớ lếch thếch rời khu vườn ảo mộng", "Hai chủ tớ đều gánh nỗi buồn trên vai mà đi", "Cả hai im lặng lùa chân trên c , chậm chạp tiến về bờ suối". Sự đồng điệu đến đỉnh diểm khi thằng Cu dịch chuỗi âm thanh thoát ra từ nỗi tuyệt vọng trong lồng ngực chú heo Lọ Nồi: "Gố gồ… gồ un… ủn gô… ô… ô… ô" thành "thế là… tình ta… vỡ tan… n… n… n…". "Thằng Cu dịch câu nói của con heo hay tự dịch lòng mình, chỉ có trời (các bạn đang đọc cuốn sách này) mới biết".

Lọ Nồi, Đuôi Xoăn cảm thấy thế giới xung quanh mình tuần tự diễn ra một cách đơn điệu và nhạt nhẽo hết ngày này, ngày nọ. Đó là cảm giác chung của mọi đứa trẻ nên chúng luôn muốn cải cách và thay đổi cuộc sống của mình theo cách riêng của chúng. Việc giả tiếng kêu cho thấy các nhân vật rất động, rất nhạy. Chúng còn thoải mái trò chuyện với con người bằng một hình thức kí hiệu mới mang những ý nghĩa đặc biệt, kiểu như:

-“Un un gô - gô un un.” = Chào buổi sáng. -“Chiếp un un ” = Anh có kh e không?

-“Un un - chiếp un un ” = Tôi kh e. Còn anh -“Un un.” = Kh e ạ.

-“Un gô gô.” = Chúc ngủ ngon.

-“Ăng gô gô.” = Chúc một ngày tốt lành. -“Chiếp chiếp gô.” = Cảm ơn.

Trong Tôi à Bêtô, với việc chọn nhân vật chính là một chú cún - loài thú

nuôi gần gũi, quen thuộc và thông minh nhất của con người, tác giả đương nhiên phải rất thông hiểu tính cách, sinh hoạt và cả… ngôn ngữ của cún. Trong vai cún để nhìn đời, người viết cho thấy mình rất thuộc tâm sinh lý của tuổi mới lớn, gián tiếp nói với người lớn mình cần ứng sử thế nào đối với trẻ từ ấu thơ sang bước ngoặt trưởng thành, cái bước ngoặt quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất trong đường đời con người. Ngoài những sự hoạt bát, nghịch ngợm, ngây thơ, Bêtô còn là chú cún với suy nghĩ chín chắn. Theo Bêtô, "mỗi người sinh ra đều có một cái tên. Cái tên là dấu hiệu phân biệt người này với người khác. Không có tên, người ta gọi là vô danh. Vô Danh thì không đọng được trong tâm trí bất k ai. Nó không có hình thù chỉ là một khối nhờ nhờ". Tuy nhiên, tên gọi chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để con người lưu dấu chân mình trên cõi đời này lại là cái khác: "Cái tên đôi khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 74)