Chƣơng 1 : NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT
2.1. Nghệ thuậ tt chức kết cấu
2.1.1. Khái quái về ngh thuật tổ chức kết cấu
Tác giả Đoàn Đức Phương trong cuốn Lý uận văn h c đã nhấn mạnh: “Kết
cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó chủ yếu được khẳng định trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngoài cốt truyện, v.v.” [24, tr. 179]. Còn theo Từ iển
thuật ng văn h c của Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1992 thì kết cấu là toàn bộ tổ
chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật; kết cấu phải đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mỹ.
Kết cấu là một yếu tố thuộc về hình thức của tác phẩm. Một tác phẩm văn học dù dung lượng lớn hay nh cũng đều là một chỉnh thể nghệ thuật, được cấu tạo bởi nhiều bộ phận, yếu tố và phải được sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nhất định. Vì vậy, khi đề cập đến tác phẩm văn học nói chung hay tác phẩm tự sự nói riêng, không thể b qua yếu tố kết cấu. Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Khi người ta nói xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng tính cách, xây dựng cấu tứ trong thơ, thì đã xem tác phẩm như một công trình kiến trúc. Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng mượn từ kiến trúc, hội hoạ. Từ những vật liệu khác nhau, người ta có thể xây nên những công trình hợp mục đích và hợp lí tối đa.
Lâu nay trong cách diễn đạt có trường hợp khái niệm kết cấu dùng lẫn với khái niệm bố cục. Cần phân biệt và thống nhất các khái niệm đó thật xác đáng. Kết
cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu đảm nhiệm chức năng đa dạng “bộc lộ tốt chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ”, còn bố cục là “sắp xếp phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định”, “bố cục là một phương diện của kết cấu”. Đúng như tác giả Đoàn Đức Phương đã xác định: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định ” [24, tr.179 . Ta có thể hiểu kết cấu chính là việc phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tu theo nội dung và đề tài, “là kết quả của nhận thức thẩm mĩ, phản ánh những liên hệ bề sâu của của thực tại”. Hay nói cách khác, kết cấu được hiểu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật phức tạp và sinh động của tác phẩm.
Kết cấu có vai trò tổ chức, liên kết các yếu tố nghệ thuật khác nhau như: sắp xếp các sự kiện, biến cố, hành động của các nhân vật, tổ chức hệ thống các hình tượng, lựa chọn về không gian, thời gian hay tổ chức ngôn ngữ, câu văn… theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Người đọc không thể tự ý tách rời hay cắt rời bất cứ yếu tố nào trong tác phẩm vì đã được nhà văn kết cấu chặt chẽ. Có thể nói kết cấu là kĩ thuật, kĩ xảo của nghệ thuật. Kết cấu tạo nên một kiểu kiến trúc đa tầng chứa đựng nội dung của tác phẩm. Mỗi nhà văn sẽ có sở trường, dụng ý riêng về mặt kết cấu để chuyển tải được thông điệp về nghệ thuật trong tác phẩm nên kết cấu còn thể hiện được nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn.
Ngoài ra kết cấu còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề - tư tưởng với hệ thống tính cách, nói cách khác, nó phải tổ chức sự phát triển của từng tính cách một cách nhất quán dưới ánh sáng chủ
đề - tư tưởng. Ở T t èn, chính tình huống bọn cường hào cho tay chân đến trói anh Dậu vừa ốm dậy, tính cách phản kháng của chị Dậu mới biểu hiện sự mạnh mẽ, kiên quyết: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được!” Cho nên về phương diện nào đó, nghệ thuật kết cấu chính là nghệ thuật tạo tình huống.
Bên cạnh các yếu tố nghệ thuật khác kết cấu cũng có những biến chuyển qua các thời kì văn học, đi cùng với bước tiến của nền văn học thế giới nói chung và nền văn học Việt Nam nói riêng. Chẳng hạn, kết cấu trong trong các tác phẩm văn học truyền thống thường tuân theo trật tự thời gian trần thuật “cái gì xảy ra trước thì kể trước” và truyện có mở đầu, phát triển, kết thúc rõ ràng.
Trong truyện ngắn hiện đại, kết cấu ngày càng phức tạp hơn và thường được xây dựng ở dạng: kết cấu tương phản, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu truyện lồng truyện, kết cấu tâm lí, kết cấu vòng tròn, kết cấu mở. Đặc biệt là trong truyện của các nhà văn trong thời kì đổi mới hay các nhà văn đương đại thì kết cấu mở là chủ yếu và còn có kiểu kết cấu ghép mảnh, kết cấu đảo tuyến. Nhìn chung những hình thức kết cấu này chứa đựng, dồn nén được nhiều sự kiện, nhân vật, tình tiết hơn kiểu kết cấu trong các tác phẩm văn học truyền thống, đồng thời còn mở ra trường đối thoại bình đẳng giữa độc giả với người kể chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, khách quan hơn. Có nhiều cách tổ chức cốt truyện, chúng ta có thể nêu lên một vài kiểu sau đây:
- Kết cấu cốt truyện lồng trong truyện:
Với truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX, kết cấu truyện lồng trong truyện là một lối kết cấu mới mẻ, thể hiện việc chịu ảnh hưởng phương Tây rõ nét, mà tác phẩm đầu tiên cần kể tới là truyện Thầy Lazarô hiền của Nguyễn Trọng Quản. Trong truyện Thầy Lazarô hiền có tới 2 chuyện: chuyện thứ nhất là của nhân vật “tôi” kể cho bạn đọc nghe (việc mình đã gặp thầy Phiền như thế nào, thầy Phiền đã kể lại chuyện đời mình cho nhân vật “tôi” nghe ra sao, nhân vật “tôi” đã biết được kết cục cuộc đời thầy thế nào…). Chuyện thứ hai là của thầy Phiền kể cho nhân vật
“tôi” nghe (việc thầy đã lấy được một người vợ đáng yêu như thế nào, thầy đã nghi ngờ và tìm cách giết vợ, để rồi giờ đây đớn đau và hối hận ra sao …).
Kết cấu truyện tâm lý:
Trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX có một loại cốt truyện hầu như chưa thấy xuất hiện trong văn học trung đại, đó là những truyện không có cốt truyện - còn gọi là cốt truyện tâm lý như Trằn tr c êm xuân của Mân Châu, Giấc
mộng của Công Bình, Gi t ệ hồng âu của Hoàng Ngọc Phách, Tuyết Nga của
Tùng Toàn,...
Nhiệm vụ quan trọng nhất của kết cấu là “phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nh nhất”. Kết cấu còn có nhiệm vụ tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển mà mà cái đích cuối cùng là thể hiện chủ đề tư tưởng và bộc lộ tính cách nhân vật. Bố cục chỉ là phương diện của kết cấu.
Mục đích của kết cấu là xây dựng nên một thế giới nghệ thuật bộc lộ rõ cảm quan của nhà văn về đời sống, đồng thời vạch ra con đường giúp độc giả có thể theo đó mà nhận ra ý nghĩa của thế giới nghệ thuật vừa được tạo nên và tự xác lập được một cái nhìn đời theo gợi ý của tác giả. Quan niệm này đã chi phối cách thức xây dựng nhân vật và kết cấu trong tác phẩm.
Thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm văn học mang dấu ấn cá nhân cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn. Nguyễn Nhật Ánh một mặt đã tuân thủ theo những nguyên tắc sáng tác chung của thể loại tự sự, một mặt có cách viết, cách xây dựng hình tượng, tổ chức các yếu tố nghệ thuật theo chủ ý của mình. Có thể nói một trong những thành công về nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Ánh là việc xây dựng kết cấu và cốt truyện.
Khái niệm kết cấu được xác định như trên sẽ đặt cơ sở cho việc tìm hiểu về kiểu tổ chức đặc thù trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện của Nguyễn Nhật Ánh nói riêng.
2.1.2. Ngh thuật tổ chức kết cấu trong truy n Nguyễn Nhật Ánh
Trong nghệ thuật, kết cấu là một hiện tượng chức năng, chỉ có thông qua phân tích trực tiếp mới phát hiện được giá trị thực sự và vẻ đẹp độc đáo của nó, cũng chỉ thông qua sự phân tích trực tiếp đó chúng ta mới giải thích được ý nghĩa của sự tồn tại của kết cấu tác phẩm. Trong Chương VI - hái quát kết cấu tác ph m tự sự (Giáo trình Dẫn luận Tự sự học), Lê Thời Tân đã viết: „Kết cấu là liên hệ cơ bản
trong quan hệ giữa hình thức và nội dung tác phẩm văn học. Trong tác phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở của hình thức truyện mà đồng thời cũng là một cách bao quát của nội dung câu chuyện: [49, tr.107]. Đặt trong mối quan hệ này thì truyện của Nguyễn Nhật Ánh không có cấu trúc tự sự phức tạp. Do viết cho thiếu nhi nên nội dung kể được chú ý hơn cách kể. Nguyễn Nhật Ánh cũng hiếm khi tạo ra những vai kể khác thường mang đậm tính ẩn dụnhư kiểu nhân vật bào thai, người điên, con người tí hon… đóng vai trò kể chuyện trong nhiều tiểu thuyết dành cho người lớn... Một dạng thức khác trong cốt truyện của các sáng tác Nguyễn Nhật Ánh là sự nối ghép của các mảnh hồi ức. Với cơ chế thông thường, con người chỉ lưu giữ lại những sự kiện quan trọng, ấn tượng và có ý nghĩa đối với cuộc đời mình. Do đó, hồi ức tồn tại dưới dạng thể những mảnh vỡ, rời rạc và hồi tưởng là sự gắn kết các sự kiện có ý nghĩa đó. Được xây dựng từ hồi ức, nhiều sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh xét về tổng thể sắp xếp theo trình tự tuyến tính nhưng giữa các sự kiện riêng biệt lại không có sự kết nối chặt chẽ như: Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, Tôi à Bêtô, ính v n hoa, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Bảy bước tới mùa hè, Đảo mộng mơ...
Cho tôi xin một vé i tuổi thơ là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Tác phẩm là một trong những sáng tác thành công nhất của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010. Nguyễn Nhật Ánh viết ở mặt sau cuốn sách: "Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em". Trả lời ph ng vấn của báo Người ao ộng, ông nói "đối tượng cảm thụ mà tôi muốn nhắm tới là người lớn", với Cho tôi xin một vé i tuổi thơ Nguyễn Nhật Ánh "cho phép mình mở rộng biên độ đề tài và hình ảnh đến tối đa vì tôi viết về trẻ em nhưng là cho những ai từng là trẻ em đọc". Ông chia sẻ, "tôi muốn người lớn thông cảm với trẻ em hơn".
Tác phẩm gồm những câu chuyện nh xoay xung quanh 4 đứa trẻ trong cùng một khu xóm là con Tủn, con Tí sún, thằng Hải còi và thằng cu Mùi. Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi dưới hình thức kể song song của "thằng cu Mùi" lúc bé và nhận xét, đánh giá của "ông Mùi" khi đã gần 50 tuổi. Tác phẩm gồm 12 chương là 12 câu chuyện khác nhau mỗi chương đều có nhan đề gắn với một sự kiện của nhân vật. Kết cấu này giúp tác phẩm có được chiều sâu tư tưởng và vấn đề đặt ra trong cuộc sống được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Kết cấu lô gic của truyện được thể hiện qua các sự kiện, cụ thể như sau:
Chương 1. “Cuộc sống thật à buồn chán và tẻ nh t”, đây là nhận xét của
“thằng cu Mùi” - một cậu bé lên tám tuổi khi một ngày tiêu biểu của cậu bé luôn bắt đầu bằng việc ngủ nướng cần mẹ gọi dậy, ăn bữa sáng mà cậu bé không thích, xếp sách vở rồi vội vã đến trường, thích ngồi cuối lớp để không bị gọi kiểm tra hoặc trả lời câu h i của thầy cô,… và kết thúc một ngày bằng giấc ngủ.
Chương 2. Bố mẹ tuyệt vời: Cuộc tạo dựng trò chơi vợ chồng của cu Mùi, vợ
là Tí sún, hai đứa con là Tủn và Hải cò
Chương 3. Đặt tên cho thế giới: Bọn đứa trẻ tiếp tục nghĩ ra trò chơi gọi đảo
lộn tên của tất cả mọi thứ mà chúng gọi là trò đặt lại tên cho thế giới, ví dụ như cái chân là cái đầu, cu Mùi là hiệu trưởng, nhưng sau đó chúng nhận ra cũng không nên làm cuộc sống của bọn chúng trở nên khác lạ nữa.
Chương 4. Buồn ơi à sầu: Lí do cu Mùi kiên quyết không chọn Tí sún làm
vợ nếu nó có lấy vợ lúc tám tuổi: vì Tí sún úp mì gói rất tệ, nó thích bạn Tủn hơn vì Tủn xinh hơn…
Chương 5. hi người ta lớn: “Ông” Hải cò khi này đã là giám đốc một công
ty lớn, con Tủn ngày nào đã là bà hiệu trưởng đến gặp “ông” Mùi khi nghi nói ông Mùi định viết cái gì đó liên quan đến thời thơ ấu của “tụi mình” vào lúc tám tuổi, yêu cầu ông Mùi gạch b chi tiết “đáng xấu hổ” liên quan hoặc đổi tên nhân vật.
Chương 6. Tôi à thằng cu ùi: Liên quan đến vụ tin nhắn với con Tủn. Cu
Mùi đã hiểu tại sao khi gửi tin nhắn đó đi thì nó lại bị đánh, bị cấm dùng điện thoại và không còn được nhắn tin cho con Tủn. Dù buồn, nhưng cu Mùi nhanh chóng
tạođược niềm vui trong chuyện chuyển uống nước bằng ly sang uống nước bằng chai xá xị,...
Chương 7. Tôi ngoan trong bao âu: Cu Mùi tự dưng ngoan ngoãn khiến ba,
mẹ, cô giáo lo. Nó kiếm những điểm mười dễ dàng, học gi i hơn nhưng cũng mau chán làm học sinh gi i, đơn giản vì nó không muốn cuộc sống đơn điệu của học sinh gi i hoặc học sinh dốt và trái tim nó tổn thương trước tình yêu với con Tủn khiến nó không còn muốn ngoan nữa.
Chương 8. Chúng tôi trở thành ũ giết người như thế nào: Tí sún nay đã là
mẹ của những đứa trẻ đến, lại về chuyện bản thảo về tuổi thơ, nhưng là để khuyên ông Mùi nên giữ nguyên, không sửa đổi chuyện tuổi thơ. Tiếp tục là chuyện của năm tám tuổi, những đứa trẻ đi khai quật kho báu trong vườn nhà Hải cò, đào xới những gốc cây thành hang, hố, những cây mận quắt lại và chết dần. Bố Hải rất tức