Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
3.1. Ngôn ngữ trần thuật
3.1.1. Khái quát về ngh thuật sử dụn nôn nữ
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy. Bất k ngôn ngữ nào cũng có thể được mã hóa thành phương tiện truyền thông sử dụng các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác hoặc kích thích - ví dụ: bằng văn bản, đồ họa, chữ nổi, hoặc huýt sáo. Điều này là do ngôn ngữ của con người là độc lập với phương thức biểu đạt. Khi được sử dụng như là một khái niệm chung, "ngôn ngữ" có thể nói đến các khả năng nhận thức để học h i và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phức tạp, hoặc để mô tả các bộ quy tắc tạo nên các hệ thống này, hoặc tập hợp các lời phát biểu có thể được tạo thành từ những quy tắc.
Ngôn ngữ của con người có các tính tự tạo, tính đệ quy, tính di chuyển, và phụ thuộc hoàn toàn vào các nhu cầu của xã hội và học tập. Cấu trúc phức tạp của nó cho phép thể hiện cảm xúc rộng rãi hơn so với bất k hệ thống thông tin liên lạc được biết đến của động vật. Ngôn ngữ được cho là có nguồn gốc khi loài người thượng cổ (homo sapiens) dần dần thay đổi hệ thống thông tin liên lạc sơ khai của họ, bắt đầu có được khả năng hình thành một lý thuyết về tâm trí của những người xung quanh và một chủ ý muốn chia sẻ thông tin.
Ngôn ngữ trong cuộc sống có rất nhiều loại thể, nhưng đừng vì thế mà sử dụng một cách vô tư thiếu suy nghĩ. Đừng đưa ngôn ngữ này chêm vào ngôn ngữ kia gây nên sự phản cảm không nên có. Dù thế nào đi nữa, bạn hãy sử dụng ngôn ngữ của mình một cách có trách nhiệm nhất. Chịu trách nhiệm với những lời nói của mình là bạn đang sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh! Đừng để người khác nhìn bạn với cái nhìn coi thường bạn chỉ vì lời nói
không đúng chỗ. Lời ăn tiếng nói chính là chìa khóa để bạn bước vào cuộc sống một cách thuận tiện hơn, vì thế đừng đánh mất chìa khóa quan trọng này!