Gi ng iệu ối th oi hồn nhiên, ngộ nghĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 89 - 93)

Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.2.2. Gi ng iệu ối th oi hồn nhiên, ngộ nghĩnh

Giọng điệu đối thoại là giọng điệu phổ biến trong văn xuôi thời k đổi mới. Đối thoại là phương thức tạo nên cấu trúc mở của tác phẩm và tạo nên giọng phức điệu, đa thanh của ngôn ngữ trong cuộc sống hôm nay.

Nguyễn Nhật Ánh sử dụng giọng điệu đối thoại rất đắc địa. Chính qua đối thoại mà tính cách nhân vật được bộc lộ. Vì đối tượng mà các nhân vật được nói đến trong tác phẩm là các nhân vật nhí và kết cấu của tác phẩm phân thành các

phần, các chương nh nên sử dụng giọng điệu đối thoại là rất hợp lý. Người đọc hẳn rất ấn tượng với đoạn đối thoại

- “Hai cò âu? – tôi kêu ớn.

- D , ba g i con - Hải cò on ton ch y tới Tôi ra oai.

- t cho ba miếng nước”

Trong truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, ta thấy ngôn ngữ đối thoại

chiếm tỉ trọng khá lớn. Thông qua những lời đối thoại hồn nhiên, ngộ nghĩnh, nhân vật trẻ thơ sẽ bộc lộ rất rõ tính cách của mình. Đây là một đoạn đối thoại giữa Thiều và Mận:

“Có lần con Mận qua nhà tôi chơi, thấy tôi đang thò tay ra bên ngoài cửa sổ, liền trố mắt:

- Bạn đang làm gì vậy?

- Tôi đang phơi những ngón tay. Mày có bao giờ phơi những ngón tay không? - Không.

- Thế khi tay mày bị ướt mày làm gì - Mình lau vào quần.

Tôi kêu lên:

- Eo ơi, ai lại lau tay vào quần!

Mấy hôm sau tôi qua nhà con Mận, thấy nó ngồi trong nhà thò tay ra ngoài cửa sổ y hệt tôi, tôi sung sướng h i:

- Mày đang phơi hai bàn tay đấy à Để nghe nó sung sướng đáp:

- Ờ, mình vừa rửa chén xong.

Trong Chương 51, Nỗi buồn của thằng Tường, giọng điệu đối thoại cũng

được thể hiện khá rõ nét cùng dòng cảm xúc của thằng Tường.

Tôi vừa hả hê vừa cảm thấy xấu hổ về sự hả hê của mình. Khi nghe ông nói "Bác về nhé", tôi gật đầu he hé mắt ra, rất muốn kêu lên đó là con cóc của em con, bác đừng bắt nó nhưng sự ấm ức tích tụ lâu nay đã giống như một con đê chắn

ngang cổ họng khiến âm thanh tôi phát ra giống như những tiếng ú ớ vô nghĩa. Ngay buổi trưa, thằng Tường đã phát hiện ra sự mất tích của Cu Cậu.

Nó và con Mận lo lắng đi vòng quanh nhà, sục vào các xó tối, miệng kêu tên Cu Cậu inh i.

Kêu chán, Tường chạy ra sân trước chỗ tôi đang vờ ngồi chơi bi một mình, níu vai tôi, mếu máo h i:

- Anh có thấy con Cu Cậu đâu không, anh Hai

- Con cóc của mày hả - Tôi giương mắt, giọng thật như đếm - Lúc nãy tao vẫn thấy nó đây mà.

- Nhưng bây giờ nó đi đâu rồi. - Giọng Tường như khóc. Tôi ngó lơ chỗ khác:

- Tao nghĩ chắc nó chui dưới gầm giường!

- Không có đâu, anh Hai. Em kêu rát cả cổ mà nó vẫn không ra như mọi lần. Tường vừa sụt sịt vừa lay vai tôi, động tác mà những người bệnh nặng trong làng vẫn làm mỗi khi cầu cứu ông Xung.

Tôi tặc lưỡi:

- Hay là nó ngủ say rồi

Nghe tôi nói, Tường ba chân bốn cẳng chạy vào nhà, lần này nó và con Mận khệ nệ khiêng cái giường qua một bên, rồi hai đứa cầm cây đèn soi khắp nơi. Tụi nó chõ miệng xuống hang cóc, thi nhau gào nhức cả tai.

Cuối cùng thằng Tường quyết định chạy ra hè xách cây cuốc vào hì hục đào tung hang cóc. Đến khi biết chắc Cu Cậu đã biến mất, nó đã buông cuốc xuống, òa ra khóc.

Qua những đoạn đối thoại này, ta cũng có thể thấy khá rõ những cảm xúc, suy nghĩ của từng nhân vật. Lời trực tiếp của các nhân vật trong truyện không dài dòng, cầu kì mà ngắn gọn, rõ ràng.

Ngoài những cuộc đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật, tác giả còn xây dựng lời đối thoại ngầm bên trong của nhân vật. Tác giả đã nhập thân vào nhân vật để trực tiếp nói lên lời đối thoại bên trong. Thiều trong truyện Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh là nhân vật hay tự đối thoại nhất.

Cậu luôn biết hối lỗi và xỉ vả mình, nhưng do bản tính của trẻ con, nhưng ngay sau đó lại quên béng lời mình nghĩ và lại tiếp tục phạm lỗi. Nhưng đáng trân trọng là Thiều đã nhận ra - với một đứa trẻ biết nhận ra lỗi lầm là điều đáng quý.

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là câu chuyện của người anh kể về người

em, hay nói khác đi, là số phận của người em dưới cái nhìn của người anh. Cậu bé Tường dường như sinh ra để hy sinh và nhường nhịn người khác và cuộc đời đã ban tặng cậu hạnh phúc ngọt ngào mà cậu mong m i.

Trong khi Thiều, anh trai cậu, một cậu bé ích kỷ, hẹp hòi tưởng có được tất cả thì hoá ra chẳng có gì. Bài học đó thú vị ở chỗ nó do chính người anh ích kỷ, hẹp hòi rút ra chứ không phải ai khác.

Với một giọng kể chân chất hồn hậu, khi dí d m khi ngọt ngào, cả tếu táo và nghịch ngợm nữa, mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh giống như một ống kính vạn hoa. Với các em, chỉ cần xoay khẽ một chút các em sẽ thấy biết bao quen thân và lạ lẫm để rồi ngồi cười khúc khích với nhau, hoặc lặng đi, nhìn nhau rưng rưng tiếc thương một cái gì đã mất.

Còn với người lớn, mỗi lần xoay khẽ kính vạn hoa kia, cả tuổi thơ lộng lẫy và đau đớn tưởng đã chìm sâu khuất lấp vào lãng quên bỗng rực lên trước mắt làm cho người ta lắm khi khó cầm được nước mắt. "Ðược tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu k ", Nguyễn Nhật Ánh đã nói vậy và anh đã đúng.

Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là một bất ngờ, một thú vị, một háo hức, một say mê. Có khi làm ta bật cười có khi làm ta rưng rưng hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm.“Tôi

thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng vậy. Ở đây ta gặp những câu chuyện hài hước vui

nhộn, chuyện ông Cả Hớn trúng xổ số, chuyện cu Tường làm chim xanh hay chuyện lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn.

Ở đây ta lại gặp những câu chuyện ngậm ngùi, thương xót. Chuyện cha của bé Mận bị bạo bệnh đã trốn nhà ra đi vì không muốn vợ con khốn khổ vì mình,

công chúa. Ai đã đọc rồi dù muốn quên đi cũng rất khó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 89 - 93)