Gi ng iệu triết ý, chiêm nghiệm và suy tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 93 - 106)

Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.2.3. Gi ng iệu triết ý, chiêm nghiệm và suy tư

Trong văn học nói chung và văn xuôi nói riêng, giọng triết lý, chiêm nghiêm thường xuất hiện ở những nhà văn “ưa” suy tư, trăn trở với đời. Những nhà văn có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống luôn muốn khái quát quy luật cuộc đời và văn chương qua những chiêm nghiệm. Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu có thể xem là những nhà văn có giọng điệu triết lý như vậy.

Nguyễn Nhật Ánh là một trường hợp đặc biệt. Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành sau năm 1975 chỉ chuyên viết về thiếu nhi nhưng văn phong của ông đậm đà những cung bậc cảm xúc. Không dừng lại ở tiếng cười tinh nghịch, dí d m, truyện của Nguyễn Nhật Ánh còn đem đến cho ta những khoảng lặng đáng quý toát ra từ giọng điệu triết lý hồn nhiên của trẻ thơ.

Suy tư và chiệm nghiệm là sự suy nghĩa, xem xét và phán đoán biết con người ngờ sự trải nghiệm của bản thân.Các nhân vật nhí có rất nhiều trải nghiệm sau mỗi lần vấp ngã. Những triết lý nho nh rất thú vị.

Trong truyện Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, nhà văn hóa thân vào hai vai:

một người lớn đang nhìn về quá khứ, kể về câu chuyện thuở thiếu thời của mình và một đứa trẻ tự do thích làm việc theo ý mình. Cu Mùi – nhân vật chính trong truyện luôn quan sát, phân tích cuộc sống xung quanh, đôi khi đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan - con hư, sự đơn điệu - sự ổn định, sự êm đềm - vô vị, sự giống nhau - khác nhau... Với đặc tính này cu Mùi xuất hiện rất đặc biệt thông qua một cảm giác, một nhận xét về cuộc đời: “cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt” [1, tr.10].

Mùi từng có suy nghĩ trong kinh nghiệm khi ngồi bàn cuối: Trong lớp tôi luôn ngồi bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ cô giáo phát hiện. Nhưng điều hấp dẫn ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng. Trong quá trình cải cách thế giới cũ kĩ, già nua của những đứa trẻ, chúng nhận ra những triết lý hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc. Thằng cu Mùi giải thích vì sao nó lại thích ngồi bàn chót theo một quy luật rõ ràng là “bộ nhớ của chúng ta quá nh để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái

tên” nên cô giáo không thể nhớ tới và kêu cu Mùi lên bảng trả bài nếu cô không vô tình gặp mặt nó. Cũng như cái cách nó nói về giờ ra chơi: “có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột kh i trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru”. Còn trên thế giới này, “có lẽ có rất nhiều đứa nh trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cách người ta cột bò vào cọc”. Trong tâm trí đứa trẻ tám tuổi - dĩ nhiên chưa có những triết lý như người lớn - cu Mùi cũng đã lờ mờ nhận ra “khi ba tôi đi ngủ thì buộc lòng phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thứcthì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt được”. Sự kiểm soát này làm đứa cảm thấy “cuộc sống đối với tôi thật là đơn điệu, nếu sự lặp đi lặp lại là biểu hiện chính xác và rõ rệt nhất của sự đơn điệu”. Cuộc sống đơn điệu ấy trong mắt người lớn là sự ổn đinh, nghĩa là mọi công việc đều được sắp đặt trước nhưng với con trẻ chỉ là sự lặp lại buồn tẻ.

Đọc Tôi thấy hoa vàng tren cỏ xanh (Chương 13), thì việc đan xen giữa giọng điệu hội thoại là giọng suy tư và sâu lắng là khá rõ nét.

Chú Đàn coi việc chuyển thư của người con trai đến người con gái là "làm chim xanh".

Chú khen Tường "Con là con chim xanh gi i nhất thế gian" lời khen của chú làm thằng nhóc sướng rên.Nhưng con chim xanh gi i nhất thế gian đó cũng có ngày gặp nạn.

Chuyện Tường gặp nạn, cả tuần lễ sau nó mới bẽn lẽn kể cho tôi nghe. Tôi đã nói rồi, thằng này chẳng có chuyện gì nó chịu kể dứt một lần.

Hôm đó, như mọi lần Tường nhét lá thư của chú Đàn vào lưng quần rồi vù qua nhà thầy Nhãn.

- Chị Vinh ơi, chị Vinh!

Tường đứng ngoài sân, kêu lớn. Nhưng lần này nó không thấy chị Vinh đâu. Người từ trong nhà đi ra là thầy Nhãn.

Nhìn bộ mặt khó đăm đăm của thầy, lúc đó Tường mới biết thế nào là sợ hãi. Nó hoàn toàn bất ngờ, ruột gan như trôi tuột đi đâu mất. Nó chợt nhớ đến con rồng hai đầu canh giữ vườn táo vàng trong câu chuyện nó vừa đọc và nhìn lom lom vào

cổ áo thầy, hồi hộp chờ một chiếc đầu thứ hai mọc ra từ chỗ đó. - Con tìm chị Vinh làm gì vậy con

Thầy Nhãn lại gần và cất tiếng h i, giọng lạnh tanh.

Mỗi nhà văn đều có có sẵn một tín niệm nghệ thuật khi sáng tác. Và Nguyễn Nhật Ánh đã tạo được một giọng điệu trần thuật cho riêng mình qua suy nghĩ và giọng lý nhí của thằng Tường.

Tường lấm lét liếc xuống vạt áo rồi ngước nhìn thầy: - Dạ, con h i xin cho mẹ con quả chanh.

Ánh mắt thằng Tường đã tố cáo nó. Thằng Tường nói với tôi như vậy. Bàn tay thầy Nhãn lần theo tia nhìn của nó, mò vào dưới vạt áo.

Thầy rút lá thư ra kh i lưng quần Tường rồi quay gót trở vào nhà, không nói một tiếng nào.

Mặt xanh như tàu lá, Tường đứng trơ giữa sân nắng có đến vài phút, tay chân cứng đờ, chỉ muốn khuỵu xuống.

Đến khi có thể nhúc nhích được, nó bất chợt òa ra khóc.

Tường chạy về nhà, vẫn không ngừng nức nở cho đến khi chú Đàn đang chờ sẵn ở bụi chuối sau hè dang tay ôm lấy nó.

- Nín đi con. Có chuyện gì thế

Điều đặc biệt ở đây là ngôn ngữ đối thoại xen kẽ giọng kể đa dạng và hấp dẫn chiếm tỉ lệ khá lớn.

Nghe chú Đàn h i, Tường càng khóc to hơn. Câu h i giống như mũi dao khoét vào vết thương lòng của nó, nếu có thể xem tai nạn của nó xứng đáng để gọi là "vết thương lòng". Và thế là nó khóc tức tưởi, khóc tồ tồ như vòi nước bị h ng khóa.

Chú Đàn vén áo nó lên, không thấy lá thư đâu, ngẫm nghĩ một lát rồi khẽ giọng h i:

- Con không gặp chị Vinh hở

- Dạ... không... Tường đáp qua tiếng khóc. Chú Đàn thở ra:

Tường vẫn tiếp tục khóc, có thể nó cũng muốn ngưng lại nhưng không được. Con người ta khóc cũng giống như trời mưa. Chỉ khi nào hết nước thì trời mới thôi mưa và chúng ta mới thôi khóc.

Thằng Tường cũng vậy thôi. Nó khóc, khóc hoài. Nhưng dần dần tiếng khóc yếu đi, một hồi sau chuyển qua thút thít. Rồi tạnh hẳn.

Lúc đó nó mới rảnh rỗi để lắp bắp: - Thầy Nhãn...

Chú Đàn xoa đầu nó:

- Chú biết rồi. Con không cần kể nữa. Rồi chú đứng lên:

- Để chú xé giấy xếp cho con chiếc máy bay.

Chiếc máy bay giấy của chú Đàn khiến mặt thằng Tường nở ra. Nó phóng máy bay lượn vòng vèo trong vườn và quên rất nhanh những giọt nước mắt vừa tắm ướt hai gò má nó.

Tôi tặc lưỡi, khi Tường kể xong:

- Mày ngu quá. Không phải đợi đến khi nhìn ánh mắt của mày thầy Nhãn mới biết mày để thư dưới vạt áo đâu.

Tường ngơ ngác:

- Thầy biết từ trước hở anh

Tôi đá vào chân nó, giọng hiểu biết:

- Tao nghĩ thầy biết lâu rồi. Chả ai lại xin ớt, xin chanh, xin xì dầu hoài như thế. Có họa là hâm!

Sức hút của văn chương Nguyễn Nhật Ánh trước hết là triết lý sống vì nhau xuyên suốt trong tác phẩm của anh, với các em nó là bài học luân lý, là sự khám phá về cái gọi là tình người; với người lớn nó là chìa khóa mở ra biết bao nỗi ăn năn. Ai cũng vậy thôi, ít nhất một lần trong đời gây khổ đau cho người khác vì sự vô tâm, tắc trách của mình. Chìa khóa sống vì nhau đã giúp tâm hồn con người tìm về những nỗi ăn năn để thao thức cùng với nó.

chú chó Binô nói về nỗi sợ hãi “như một điều thích thú”: “Được sợ hãi, đó là thứ cảm giác mà nhiều người sẵn sàng trả tiền được thưởng thức” [6, tr.48]. Con người ta cũng thường b tiền ra để mua nỗi sợ hãi như đọc truyện ma, xem phim kinh dị nhưng không mấy ai ngồi suy ngẫm, nhấm nháp về ý nghĩa của hành động đó.

Và đây, những triết lí về cuộc đời của Bê tô tuy chưa có sự từng trải nhưng lại hiện sự sắc sảo, thông minh. Người lớn chúng ta đừng tưởng trẻ con chỉ có sự ngây thơ hồn nhiên. Sự nhạy cảm với cuộc sống giúp trẻ con có những nhận xét chính xác về cuộc đời, về con người: “Bạn thấy chưa, càng lớn tuổi, con người ta càng nó ít đi. Họ nghĩ nhiều hơn” [6, tr.7 ; “Lời ăn tiếng nói của người già mới sâu sắc làm sao!” [6, tr.18 ; “Dưới những tia nắng ngược, những ngôi nhà bỗng nhiên t a sáng… Những người đi lại trên phố nom cũng hồn nhiên và hiền lành hơn… Những đăm chiêu, mưu mô tính toán không còn chút dấu vết trên mặt họ. Trông họ thoải mái lạ lùng….” [6, tr.122].

Những trang sách của Nguyễn Nhật Ánh nói với chúng ta rằng anh đã ăn năn như thế đấy, còn bạn thì sao Cậu bé Thiều trong cuốn sách có thể không phải là Nguyễn Nhật Ánh thuở bé thơ nhưng chắc chắn đó là một nỗi ăn năn của chính anh, chính thế hệ của anh. Khi bạn tước đi niềm vui của người khác thì một phần trong trẻo trong tâm hồn bạn cũng sẽ chết theo, vì thế nó sẽ ám ảnh bạn đến trọn đời. Nào ai có dám chắc trong đời không một lần vô tình hay hữu ý tước đi niềm vui của người khác

Khi đọc“Bảy bước tới mùa hè”, ta thấy giọng điệu kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh không lồng ghép những suy tư, trải nghiệm của người lớn như ở một số sáng tác trong những năm gần đây của Nguyễn Nhật Ánh như: “Cho tôi xin một vé

i tuổi thơ” hay “Ngồi kh c trên cây”... Thay vào đó, nhân vật xuất hiện ở ngôi thứ

ba, cái tôi tác giả gần như vắng bóng hoàn toàn trong suốt chiều dài cuốn truyện. Sách có phụ bản màu là bốn bài thơ của Nguyễn Nhật Ánh, được trình bày trên tranh của họa sỹ Hoàng Tường. Mỗi bài thơ gợi liên tưởng đến một tình tiết trong tác phẩm. Câu chuyện về một mùa hè ngọt ngào, những trò chơi nghịch ngợm và

bâng khuâng tình cảm tuổi mới lớn. Chỉ vậy thôi nhưng chứng t tác giả đúng là nhà kể chuyện hóm hỉnh, khiến độc giả cuốn hút từ trang đầu đến trang cuối cùng. Chúng ta sẽ bắt gặp giọng văn giản dị, trong trẻo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và một kết thúc có hậu đầy thuyết phục ở cuối truyện. Câu chuyện về tuổi học trò đầy ắp những kỷ niệm thơ bé ngọt ngào với tình thầy trò, bè bạn, tình xóm giềng, họ hàng qua cách nhìn đời nhẹ nhàng, rộng lượng.

Trong diễn từ đọc tại lễ trao giải thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: " ỗi dân tộc ều c treo một quả chuông trước cửa sổ

tâm hồn của mình. Nhà văn c sứ m ng phải rung nh ng quả chuông ên bằng văn chương." Và thế là với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, quả chuông của

Nguyễn Nhật Ánh lại rung lên. Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta khó lòng b qua một tấm vé để lại được cùng anh háo hức lên tàu.

Bằng giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh và giọng triết lý, chiêm nghiệm đậm chất trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo ra một thế giới tràn đầy niềm tin, tiếng cười trong các tác phẩm của mình. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh khám phá thế giới trẻ thơ sinh động nhiều màu sắc. Những suy tư, chiêm nghiệm được tác giả diễn đạt bằng giọng điệu hài hước, hóm hỉnh khiến những bài học giáo dục trong tác phẩm nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc.

Giọng văn của Nguyễn Nhật Ánh đã quá thân quen với chúng ta qua những tác phẩm như: t biếc, Bàn c 5 chỗ ngồi, Đi qua hoa cúc, Chú bé r c rối, Buổi

chiều vindown, Quán gò i ên… Năm 2003, bộ truyện nhiều tập “Kính vạn hoa”

được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên“Chuyện xứ Lang Biang” nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Năm 2008 Nguyễn Nhật Ánh tác phẩm viết “Cho tôi xin một vé i tuổi

trên cỏ xanh” là truyện dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh được nhận giải văn

chương ASEAN. Nhưng có một điều mà chúng cảm thấy rất gần gủi với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vì anh là người Thăng Bình, Quảng Nam.

3.3. Tiểu kết

Mở rộng và so sánh phương diện nghệ thuật tự sự này ta thấy sự khác biệt rõ nét trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh với tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Xu hướng thứ nhất chủ yếu vẫn bám sát khung thể loại truyền thống nhưng có gia tăng một số yếu tố như sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, sử dụng yếu tố huyền ảo, yếu tố trào lộng… Nhìn chung, xu hướng này vẫn thu hút được đông đảo độc giả bởi nó có những cách tân thú vị mà lại không gây nhiều khó khăn cho sự tiếp nhận của bạn đọc. Thuộc xu hướng này có nhiều cây bút thuộc các thế hệ đã sáng tác từ trước 1975, trong đó có các nhà văn lão làng như Tô Hoài, Ma Văn Kháng...; các nhà văn trưởng thành từ thời kì kháng chiến chống Mỹ và sau khi kết thúc chiến tranh như Lê Lựu, Chu Lai,… Đây là xu hướng cách tân theo tinh thần hiện đại. Những nhà văn thuộc xu hướng này đã đổi mới hình thức thể loại bằng cách vận dụng những kĩ thuật tự sự hiện đại phương Tây, trên cơ sở đổi mới quan niệm về tiểu thuyết.

Ngôn ngữ của nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại. Đối thoại gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau còn độc thoại không nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người và người. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có nhiều chức năng khác nhau như: chức năng phản ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng là đối tượng miêu tả của tác giả hoặc chức năng thể hiện nội tâm…. Tổng hợp những chức năng đó, thông qua trần thuật, nhân vật kể lại cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Cùng với trần thuật tác giả, trần thuật của nhân vật góp phần hoàn thiện bức tranh đời sống trong tác phẩm. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ trần thuật của mình, làm phân hoá ngôn ngữ tiểu thuyết, đưa vào tiểu thuyết nhiều tiếng nói khác nhau,

đa thanh, đa giọng điệu.

Dù so sánh ở bất k phương diện nào độc giả khi đọc những trang viết của Nguyễn Nhật Ánh ta luôn tìm thấy những hình ảnh bình dị của quê hương ta đẹp hơn, lung linh hơn. Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn có sức sáng tạo rất dồi dào. Ngôn ngữ của nhân vật được cá thể hóa cao độ, phù hợp tính cách mà nhân vật sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 93 - 106)