Gi ng iệu hài hước, tinh nghịch, hm hỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 86 - 89)

Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.2.1. Gi ng iệu hài hước, tinh nghịch, hm hỉnh

Đọc những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ta thấy mặt mạnh trong giọng điệu của nhà văn, đó là giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.Tin nơm nớp thò tay xuống dưới mông lo lắng: có bao giờ chúng chui lên rồi đớp vào mông mình không nhỉ?. Chính những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh đã đã đem đến cho độc giả nhiều tiếng cười sảng khoái. Để tạo nên giọng điệu hóm hỉnh, tinh nghịch, tác giả đã xây dựng dày đặc những chi tiết hài hước.

Chúng ta sẽ xa rời những toan tính, vụ lợi để trở về với tiếng cười trong trẻo của tuổi thơ. Đó là lý do vì sao bộ truyện dài ính v n hoa của ông có sức hấp dẫn đến vậy. Những chi tiết hài trong truyện gây ra tiếng cười đủ mọi cung bậc. Có khi là tiếng cười rúc rích như những chuyện tiếu lâm lẫn bài học của Tiểu Long: “Hình bình hành lúc nào cũng nghiêng nghiêng một bên như người vẹo cột sống, còn hình thang thì nằm chẹp bẹp, đầu nh , đít to” [5, tr.2]; có khi là nụ cười thú vị trước những câu nói dí d m của cậu học trò thông minh Quý ròm hoặc tiếng cười sảng khoái khi các cậu nhóc phát hiện ra một cái gì đó ngồ ngộ (chẳng hạn: Văn Châu không phải là con trai mà là con gái, Thùy Vân có biểu hiện “tí tách” vì hồi nh thường hay đái dầm,...) Những chi tiết này cứ xuất hiện một cách bất ngờ, như những móc xích xâu chuỗi câu chuyện lại với nhau, làm cho mỗi trang sách thêm phần mới lạ, người đọc không cảm thấy nhàm chán.

Hay nhân vật Tiểu Long tính tình hiền lành, nhường nhịn, điềm đạm, trái ngược hẳn với tính cách nóng như lửa của ông bạn ròm, nhưng lại khá cù lần nên thường bị Quý ròm át giọng và chỉ huy. Tuy cù lần nhưng đôi khi nhờ phương châm "chậm mà chắc", lại giúp cả bọn giải quyết vấn đề.

Nối tiếp ính v n hoa, Chuyện xứ Lang Biang của anh lại tiếp tục chinh

phục hàng triệu thiếu nhi Việt Nam đang đứng trước cơn bão mang tên Harry potter lúc bấy giờ. Nói về bộ truyện của mình, Nguyễn Ánh Nhật chia sẻ: “ Đây là tác phẩm mà tôi phải phát huy tối đa sức tưởng tượng và tính tổ chức. Phải viết sao cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt khi tình tiết quá nhiều và quá rắc rối. Mặt khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng không nhiều quá yếu tố gây sốc và không đi chệch kh i yêu cầu của giáo dục”. Trên tinh thần đó, chuyến phiêu lưu của Nguyên và Kăply ở xứ Lang Biang diễn ra như một hành trình nhiều thú vị, khám phá những giá trị đích thực của cái Thiện - các Ác, Tình bạn - Tình yêu. Nó không nặng nề tính chất quyết thắng, đấu tranh gay gắt giữa Chính và Tà như Harry Potter của J.K.Rowling. Bởi thế, truyện không bị ám ảnh.

sử dụng thần chú, trong những giờ học thực hành cho phép biến hình. Ví như Kan Tô biến chiếc ghế của thầy Hailixiro đang ngồi thành quả mít: “Trong khi quả mít bị đè dẹp lép, múi mít xì tứ phía còn hột mít văng tùm lum, thì thầy Hailixiro nhảy tưng tưng vì bị mớ gai nhọn chích vô mông. Trông thầy lúc này y chang một con voi đang khiêu vũ” [32, tr.23].

Ví như Kan Tô biến chiếc ghế của thầy Hailixiro đang ngồi thành quả mít: “Trong khi quả mít bị đè dẹp lép, múi mít xì tứ phía còn hột mít văng tùm lum, thì thầy Hailixiro nhảy tưng tưng vì bị mớ gai nhọn chích vô mông. Trông thầy lúc này y chang một con voi đang khiêu vũ” [32, tr.23] khiến cả lớp cười nghiêng ngả; Kăply muốn biến con thằn lằn thành con chim nhưng kết quả lại thành “một đống bẩn thỉu những v và long, nằm cực k hỗn độn” khiến tụi bạn cười hô hố… Biết bao nhiệu chi tiết hóm hỉnh được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ tiinh nghịch, dí d m tạo nên giọng kể tự nhiên, dung dị, và chính cái dung dị, hồn nhiên ấy là con đường ngắn nhất đi thẳng vào tâm hồn người đọc.

Ở Tôi à Bêtô, tính chất dễ thương, dí d m được bộc lộ qua giọng điệu của một chú cún. Nhân vật tôi - Bêtô tự nói về cuộc đời của mình với sự thú vị khi được kết bạn với thằng Laica ra sao, sức cuốn hút mà thằng Bino đem đến cho cậu như thế nào, sự ân cần, yêu thương của chị Ni và bố mẹ chị Ni dành cho chú ta nhiều đến đâu, và những trò k quái mà Bêtô đã làm để khiến cuộc sống của mình bớt tẻ nhạt đi.

Ngay cả cách Bêtô tự khoe về thành tích phá phách của mình cũng đậm chất hài hước: “Tôi đã phá h ng rất nhiều thứ: Giầy dép, sách vở, những đôi vớ. Và cả những chiếc đồng hồ. À, sẽ không thừa nếu tôi bổ sung thêm vào bảng liệt kê đầy ấn tượng của mình thành tích mới nhất: Mới hôm qua đây thôi, tôi đã kịp biến chiếc điện thoại cầm tay của bà chị Ni thành một thứ thích hợp nằm trong thùng rác” [6, tr.4]. Điều quan trọng ở đây là, truyện kể bằng giọng điệu của một chú cún nhưng thực chất là nhà văn đang cố nhìn, hiểu và cảm nhận bằng chính tâm hồn cùng những suy nghĩ của những cô bé, cậu bé.

theo “chất văn Nguyễn Nhật Ánh”. Lấy cảm hứng từ nhân vật Robinson Crusoe, câu chuyện mở đầu bằng việc Tin, một cậu bé lên mười - nhân vật xưng “tôi” nhận ra mình lạc trên một đảo hoang, trong khi cậu chỉ có chai xiro chanh và cuốn truyện. “Đảo” này, thực ra là một đống cát trong sân nhà, nhưng qua trí tưởng tượng của “tiểu Robinson”, thì lại rất đẹp và thơ mộng. Khi còn một mình trên đảo hoang, cậu đã nghĩ ra đủ tình huống có thể xảy ra, và cố tìm cách giải quyết. Dần dần, Bảy - người bạn gần nhà Tin, và Thắm - cô bạnhọc cùng bàn; cũng quyết định nhảy ra “đại dương” để lên đảo hoang. Và cũng từ giờ phút đó, Tin trở thành Chúa đảo Robinson, Bảy mang tên Thứ Bảy - phó chúa đảo, còn Thắm được phong Chúa đảo phu nhân sau nụ hôn lên má của Tin! Bỗng chốc, chị Hai của Tin, hay Phàn - thằng bé chuyên ăn hiếp mấy đứa nh đã trở thành... hải tặc. Tin ghét mọi người gọi đảo Robinson là “đống cát”, và rất hãnh diện khi được ba tặng cho chiếc ống nhòm để ngắm cảnh và dõi xem có “tàu” nào đến cứu kh i đảo không. Cuộc sống trên đảo thật là mộng mơ, với ba cô cậu học sinh và một chú “sư tử” tên là Pig (vốn là chú cún của Thắm), dĩ nhiên là sau khi bọn chúng đi học về!

Giọng điệu nổi bật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là giọng hồn nhiên, hóm hỉnh. Có thể nhận thấy rằng, chính giọng điệu hồn nhiên, hóm hỉnh, hài hước đã giúp tác giả thể hiện được một cách sinh động thế giới xung quanh các em, để từ đó khắc chạm những bức tranh cuộc sống lung linh, sáng trong trong tâm hồn trẻ nh : “Tôi len lén ngồi vào chỗ, không dám nhìn con Xin. Nhưng qua khóe mắt tôi vẫn hồi hộp theo dõi nó và gần như nín thở khi thấy nó sè sẹ mở phong bì rút lá thư ra đọc. Tất nhiên tôi không biết được con Xin nó làm gì...” [2, tr.323].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 86 - 89)