Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 35 - 53)

ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ

2.1 ác dạng thức ngƣời kể

2.1.1 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất

Phần lớn những câu chuyện được kể là chuyện về đời sống muôn mặt của trẻ thơ, nhân vật chính là những cô bé, cậu bé học trò tinh nghịch, ngây thơ, giàu tình cảm. ể nhân vật xưng “tôi” kể lại câu chuyện về những việc xảy ra xung quanh mình, về những người bạn hàng ngày gắn bó, vui chơi với mình, Phong Thu đã tạo ra một thế giới trẻ thơ muôn màu. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn của lứa tuổi mình, dùng chính ngôn ngữ của trẻ thơ, với cách nghĩ, cách cảm, cách làm của trẻ thơ giúp câu chuyện diễn ra tự nhiên, ngôn ngữ kể đáng yêu như chính con người và tâm hồn của các em vậy.

ó thể thấy, các tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất của nhà văn Phong Thu đều lấy tình tiết làm trọng, qua đó, thể hiện đời sống nội tâm sâu sắc của nhân vật. Những câu chuyện kể theo ngôi này tuy chiếm số lượng không nhiều trong toàn bộ tuyển tập (9/53 truyện, chiếm 16,9%) nhưng đều gắn liền với hình ảnh người thân của các cô bé cậu bé như người ông, người bà, cha mẹ hay cậu bạn cùng lớp. Qua khảo sát, người viết nhận thấy, ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện trong truyện ngắn của Phong Thu xuất hiện với tư cách cái tôi nhân vật cá nhân hay của cả một thế hệ trong thời chiến. Tuy nhiên, không hề thấy sự tồn tại của cái tôi tác giả. Dạng người

kể chuyện này có trong các truyện ngắn như: Cây bàng không rụng lá, Mẹ tôi, Quà

gửi bố, Cháu trai ông đánh giậm, Những hạt bỏng ngô, Vườn ông vườn xuân, Nhớ bà, Đối thủ, Nhát đinh của bác thợ.

Khi đi phân tích các tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất, người viết phân loại theo ngôi thứ nhất số ít và ngôi thứ nhất số nhiều. Ở đây, những câu chuyện theo ngôi thứ nhất số ít được kể qua cái tôi kể chuyện. Bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy sự vắng bóng cái tôi tác giả, chỉ có cái tôi nhân vật ở tuổi thiếu nhi gắn với 2 không gian văn hóa là: Nông thôn cổ truyền và Phố xá thủ đô.

Ở không gian nông thôn cổ truyền, cái tôi nhân vật thiếu nhi xuất hiện để kể về những kỉ niệm nơi quê hương với hình ảnh người ông, người bà đã từng gắn bó với mình. Trong cuộc đời mỗi con người, chắc hẳn ai cũng đã từng có lần đến với một mảnh đất nơi thôn quê bình dị. Và đặc biệt với lứa tuổi thiếu nhi thì chắc chắn đây là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn tuổi thơ nhất. Một làng quê yên bình với cây cối xanh mướt, um tùm, với hình ảnh những người ông, người bà cặm cụi chăm sóc từng gốc cây, mong cây mau ra quả làm quà cho những đứa cháu. Dường như, cái tôi nhân vật trong truyện của Phong Thu không chỉ đưa chúng ta sống lại tuổi thơ với bao điều lý thú mà còn rất tự nhiên cảm thấy bị quyến rũ vào một thế giới làng quê yên ả, thanh bình, tươi mát và trong trẻo đến vô ngần.

ái tôi nhân vật trong truyện ngắn của Phong Thu có thể không được sinh ra ở nơi làng quê nhưng những gì gần gũi và bình dị nhất là vườn cây, là người ông đã khuất vẫn được in đậm trong tâm trí, tình cảm. ó là nhân vật “tôi” – người cháu trong “Vườn ông - vườn xuân” với kí ức về người ông đã mất qua lời kể của bà:

“Mẹ tôi sinh tôi ở thành phố, lúc tôi được bố mẹ cho về quê thì ông nội tôi đã mất rồi. Ông không có ảnh để lại.[…]Bà dẫn tôi ra vườn, đến cạnh cái bể đựng nước, chỉ vào cây mít:

- Ông mất từ ngày nó chưa ra quả.

Tới giữa vườn. bà trỏ cây nhãn:

- Lúc ông đi, nó mới cao bằng cháu.

Ra bờ ao, có cây sung cành lá rùm ròa, thân cây ngả ngả, nhoài là là, xòa lá cành xuống gần mặt nước, bà kể:

- Cây này ông trồng, rồi ông uốn nó xuống để cho cá ăn sung. Bố cháu ngày

bé cứ cưỡi lên thân cây như cưỡi ngựa ấy. Có bận lăn tòm xuống ao, ướt như chuột.

Tôi ngơ ngác:

- Thế mà bố cháu không việc gì ạ?

Bà cười:

- Ao nông, bố cháu lại biết bơi.

Nhìn sang bên kia, viền quanh bờ ao là cả một bờ tre bao kín.

- Tre ông trồng đấy – bà bùi ngùi – ông định làm lại cái bếp. Tre chưa kịp đảnh cây thì ông ra đồng nằm.

Mộ ông kề bên mảnh ruộng hai sào của nhà giữa cánh đồng. Vi vu gió thổi. Lui vào phía trong vườn ao vài bước chân, là cây táo ngọt, quả nhon nhon bằng đầu ngón tay giữa của trẻ con, ăn ngọt đến no thì thôi. Bà bảo:

- Táo có gai, nhưng quả nó lành. Muốn ăn phải chọc cho rơi xuống, không trèo được, không lo trẻ bị ngã. Vì thế ông trồng cho vui vườn.”

ứa cháu ngây ngô trong từng lời kể của người bà nhưng cũng ít nhiều vẫn hình dung ra được hình ảnh ông nội của mình chăm chút từng gốc cây. Từng cây mít, cây tre, cây sung, cây táo ông trồng cho vui vườn, tuy giản dị nhưng đều mang ý nghĩa sâu sắc. Nhân vật “tôi” trong vai người cháu chưa từng nhìn thấy mặt ông

nội, “ông không có ảnh để lại” nhưng qua vườn cây, đứa cháu cũng thấm thía phần

nào tình cảm và những mong ước, yêu thương của ông. Ông yêu vườn cây và có chăng, ông cũng muốn con cháu mình giữ lấy vườn cây này. Ông trồng cây vì ông yêu thương con cháu và ông cũng biết rằng, sau này, các thể hệ sau sẽ thay ông chăm sóc và giữ gìn vườn cây, cũng là giữ gìn hình ảnh của quê hương, dù các con các cháu có ở đâu đi chăng nữa.

Theo bước chân bà ra vườn, nhân vật “tôi” nhìn ngắm và tưởng tượng. Khu vườn ấy là cả một thế giới rộng lớn với đứa cháu, có đủ các thức hoa thức quả. Mỗi loại lại có một công dụng riêng. Nhân vật “tôi” lại ngây ngô, chìm đắm trong khu

vườn cổ tích ấy. “Vườn của ông theo lời chỉ dẫn của bà tôi, có nhiều thứ cây. Chuối

um tùm sau nhà. Trước sân là năm cây cau cao vút.[…]Giữa quãng cách của những cây cau là cây dành dành và hoa mẫu đơn. Lá mẫu đơn hái đun uống nước vị hay hay như nước chè hãm. Quả dành dành giã nát, cho chút muối đắp mắt khi bị đau mắt đỏ. Nước quả dành dành màu vàng như nghệ, dùng nhuộm vải được. Hoa

mẫu đơn dùng để cúng. Cúng xong, rút cái nhị hoa ở từng cọng hoa ra mút, nghe ngòn ngọt như đường. Nhai cả hoa cũng được.”

Từng loại cây cứ lần lượt hiện lên sống động, vui tươi trong con mắt hiếu kì của đứa cháu – nhân vật “tôi” qua lời kể của bà. Mỗi loại cây đều có công dụng riêng mà dường như ông trồng chúng vì những lợi ích mà chúng mang lại. Nhân vật “tôi” cảm thấy vô cùng thích thú với những khám phá về công dụng của từng loại cây, loại hoa. Trong con mắt của một đứa trẻ được sinh ra ở thành phố thì những gì ở làng quê thật mới mẻ và lạ lẫm nhưng cũng thú vị vô cùng.

Người bà có lẽ cũng vì những tâm tư ông gửi lại trong mảnh vườn mà luôn muốn gìn giữ toàn bộ cho con cháu. “Tất cả đều do ông trồng từ trước. Lụi cây nào, bà bảo các chú trồng lại cây ấy, đúng như khi ông còn sống.”.

Khi lớn hơn một chút, khi đã đủ trí khôn để nhớ hầu như tất cả các cây trái trong khu vườn nhỏ của ông, thì nhân vật tôi lại thấy như nhiều hơn, đa dạng hơn,

phong phú hơn các loại cây, rau mà ông trồng trong đó. “Mảnh vườn nhỏ lúc tôi đã

đủ trí khôn để nhớ, thấy có cả cam, mận, chanh, bưởi nữa. Riêng cây xoan, cây khế thì mọc tít ở rìa vườn và ngoài ngõ, gần cổng. Bởi lá khế chua, lá xoan đắng, cành vươn ra đến đâu, trụi đất đến đấy, không thứ cây ăn được nào sống nổi dưới gốc, Mà trong vườn thì còn có lá lốt, lá mơ, ngải cứu, khoai sọ, nhọ nồi, thài lài…toàn thứ rau khi cần thì dùng để ăn và để làm thuốc. Ví như ngải cứu, nhọ nồi, đánh gió, giải cảm, dùng cho bà đẻ ăn, thật là lạ lùng đối với tôi khi ấy.” Những gì là lạ lùng với đứa cháu thì dường như quá quen thuộc với người ông. Ông đã chuẩn bị chu toàn tất thảy, từ cây cho trái đến cây cho hoa, từ cây trồng rìa ao để giữ đất cho đến những loại rau để ăn cũng như làm thuốc. Ông đã chu đáo trồng trọt, chăm bẵm để có cái cho đời sau dùng. hất chứa trong từng lời kể của đứa cháu về các loại cây ông trồng hẳn là sự biết ơn, trân trọng vô bờ với những gì ông dành cho mình.

uối cùng, có lẽ, người cháu cũng hiểu ra, vì sao ông lại trồng nhiều loại cây trong một khoảng vườn nhỏ như vậy. Vườn cây là không gian quen thuộc gắn với hình ảnh và tình cảm của người ông đã khuất, nơi lưu giấu những hồi ức đẹp đẽ về một người ông hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn vun xới từng gốc cây, từng luống rau. ình ảnh của người ông vẫn luôn luôn sống mãi, được vun xới thường xuyên để

chan hòa, ấm áp trong tâm trí của nhân vật “tôi”, dù chưa bao giờ đứa cháu được

nhìn thấy mặt ông. “Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng

cây, cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng, nhưng bóng hình ông không thể nhạt nhòa khi cây vườn còn mãi mãi xanh tươi. Cảnh trí và sự sắp đặt

các loại cây, từng loại cây đều là có chủ định và có khoa học”. Dù kí ức về người

ông chỉ hoàn toàn là tưởng tượng nhưng vườn cây mà ông để lại là tình cảm, là tình yêu thương ông dành cho các con các cháu. iểu được điều đó, nhân vật “tôi” – đứa cháu như càng thấm thía và xúc động hơn những chủ đích của ông khi gửi gắm vào khu vườn nhỏ. Dù thời gian có trôi qua thì cây trong vườn cũng mãi mãi xanh tươi giống như hình ảnh người ông sẽ sống mãi trong tâm trí nhân vật “tôi” vậy.

Vườn ông – vườn xuân”, đúng như nhan đề của câu chuyện, khu vườn nhỏ

đầy cây trái của ông là một mùa xuân xanh tươi đối với đứa cháu nhỏ. ình ảnh của

khu vườn khi dịp Tết đến mới thật đáng yêu làm sao! “ Tết đến, hoa mận nở trắng.

Đầy vườn lá xanh non. Sang xuân, thi hoa bưởi, hoa chanh, hoa nhãn. Mẫu đơn thì

đơm bông cả bốn mùa”. Mùa nào thức nấy, không bao giờ trong vườn hết hoa hết

trái. ả bốn mùa đều là mùa xuân của khu vườn, của đứa cháu nhỏ mà ông muốn dành cho. Ông đi rồi, nhưng cả bà, cả con cháu và cả những cây trong vườn đều nhớ mong ông. Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong tâm trí của đứa cháu sinh ra nơi phố thị

“các Tết được sống ở quê” là hình ảnh người bà làm mâm cơm mời ông về: “đêm

giao thừa nào bà tôi cũng đặt một mâm cũng lên mặt bể nước để vái vọng trời đất và mời ông về vui với con cháu cho cây vườn đỡ nhớ, cho cửa nhà yên vui…”

Khu vườn nhỏ của ông, khu vườn xuân của cháu, cho dù thời gian có chảy trôi, người cháu ngày một lớn nhưng hình ảnh người ông cùng tình yêu và thế giới cây cối mà ông để lại sẽ chẳng thể phai nhòa trong tâm trí, sẽ sống mãi, giống như khu vườn chẳng bao giờ lụi tàn mà mãi mãi xanh tốt, tươi xanh. Khu vườn chính là nơi tuyệt vời nhất, hạnh phúc nhất, là nơi cất giữ mùa xuân của nhân vật “tôi” trong

câu chuyện: “Đến tận bây giờ, tôi không sao quên được. Mảnh vườn ấy là Vườn

ông – Vườn xuân…”.

Vẫn là hình ảnh của người ông yêu quý, nhưng ở một câu chuyện khác, một hoàn cảnh khác, nhân vật “tôi” – đứa cháu cũng có những cảm nhận rất đặc biệt: “Cháu trai ông đánh giậm”. âu chuyện được bắt đầu từ cảm nhận của nhân vật

“tôi” về cái không khí êm dịu của mùa thu, về ngôi làng thân thuộc với những rặng

cây, vòm xanh cùng những cánh cò trắng lóa nhẹ vẫy trên thinh không. “Mưa cuối

mùa bao giờ cũng rả rích. Cứ tưởng mưa bắc cầu sang tận cuối thu. Vậy mà không. Nắng hanh vàng đã đẩy bổng mây lên, để lộ hẳn mênh mông khoảng trời xanh

thẳm. Đồng quê dạt dào... Làng... nhắc nhở đến rặng cây và vòm xanh bao quanh

những ngôi nhà thấp lè tè, sập sè trong khóm lá. Và nhẹ vẫy trên thinh không trắng lóa những cánh cò. Chỉ cần nhớ lại tới chừng ấy, đã thấy lòng êm dịu, bâng khuâng”. Dường như đó là cảm giác êm đềm và dịu dàng nhất của bất kì đứa trẻ nào ở nơi quê hương đồng quê của mình.

Và hình ảnh người ông nội vô tình được đứa cháu nhỏ lục lại trong một lần phải viết bản lý lịch khi tham gia lớp cảm tình oàn. Người ông làm nghề đánh giậm, theo lời kể của bố. Một quá khứ cơ cực, đói khổ của những người dân trước

ách mạng tháng Tám hiện lên trong suy nghĩ của đứa trẻ: “Muốn rõ đầu đuôi, tôi

đã phải ngồi nghe bố tôi kể. Kể tới tận cái ngày xưa hầu như người dân tỉnh Thái Bình của tôi phần lớn là người nghèo. Nghèo đến nỗi phải bỏ quê hương đi kiếm ăn ở khắp nơi. Vào tận trong Nam, xuống biển, lên rừng, đâu đâu cũng thấy dân Thái Bình và được tặng cho cái tên: "Dân bị gậy" - tức là đi ăn mày - Không phải chỉ đi ăn xin, xin ăn, mà ăn mày cả trời đất, sông biển vì nghèo, ông nội tôi đi đánh giậm thật. Ruộng đất không có. Nhà cửa thì chỉ túp lều lợp rạ, tường và cửa cũng là rạ đan thành phên quây quanh. Không có tiền mua lưới để đánh cá, đánh tôm, thì đan giậm để đánh giậm vậy. Ngày ấy từ cái nồi, cái chậu đến cái bát ăn cơm, đều bằng đất - đất nung. Ngày bố tôi còn bé, nào có biết dép lê, dép nhựa "săm bô" săm piếc gì đâu. Bố tôi còn bảo: Suýt nữa thì bố chết đói vào cái đợt đói tháng ba năm 1945 ấy. Đói quá, vặt cả cỏ mà ăn. Đến nỗi trâu bò không có cỏ, đói theo lăn ra chết cùng với người... Dạo đó, bố tôi mới lên hai. May, bà tôi đem gửi bố tôi lên nhà cụ tôi ăn nhờ các ông bà là em ông nội tôi, bố tôi mới còn sống. Thật quá sức tưởng

tượng của tôi.”. ó lẽ đây chính là những kí ức không thể xóa nhòa của chính tác

giả về mảnh đất Thái Bình, nơi chôn rau cắt rốn của ông. Những tháng năm khổ cực nơi quê nhà chính là cảm xúc, tạo nên chất liệu tuyệt vời để Phong Thu viết nên những câu chuyện chan chứa tình yêu với quê hương, với người ông chưa từng thấy mặt và với cả người bố của mình.

Những cảm xúc ngây thơ nhưng cũng đầy tình yêu của đứa cháu nhỏ - nhân vật “tôi” cứ tiếp diễn mãi trong câu chuyện lịch sử nhưng lại giống cổ tích ấy. ình

ảnh của một người ông không biết chữ mà “mãi khi gần ba mươi tuổi, mới bắt đầu

học i – tờ”, làm nghề đánh giậm để nuôi bố, đến đời “bố không phải đánh giậm mà

nuôi “tôi” và “đến tôi, thì cả cái giậm, tôi vẫn chưa biết hình thù nó ra sao”. Ba đời cứ thế nối tiếp nhau nhưng cuộc sống thì đã hoàn toàn khác biệt. Và dù là ở đời ông hay đời cha thì cũng đều muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ sau,

là nơi quê hương của mỗi người: “Quê hương là chùm khế ngọt…”.

Những tình cảm chân thành nhất được tác giả gửi gắm qua nhân vật “tôi”. Nỗi nhớ và tình yêu thì chẳng bao giờ có thể mất đi nhưng có lẽ là chưa trọn vẹn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 35 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)