Sự di chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 63 - 66)

ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ

2.2 iểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nh văn

2.2.3 Sự di chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn

Bên cạnh việc sử dụng điểm nhìn bên ngoài và bên trong, một số truyện ngắn của Phong Thu có sự di chuyển đa dạng hóa điểm nhìn. Di chuyển điểm nhìn trong trần thuật sẽ cho phép nhà văn có thể khám phá cuộc sống ở nhiều góc độ đồng thời tạo điều kiện xâm nhập vào thế giới bên trong của nhân vật. Trong truyện ngắn của Phong Thu, sự di chuyển điểm nhìn xuất hiện khi có sự dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện chính thức sang các nhân vật hoặc ngược lại. Dạng tổ chức này thể

hiện khá rõ trong truyện ngắn “Chín điểm”. Lời trần thuật của nhân vật xuất hiện

trực tiếp ngay ở đầu câu chuyện kể về tâm lý của cậu bé Sinh: “Tại sao cậu Quỳnh

cậu ấy lại cứ thuộc bài nhiều hơn mình?”. Nhưng liền sau đó, người kể chuyện lại

xuất hiện để nói về nhân vật: “Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó, Sinh ức lắm. Không phải ức cậu Quỳnh, mà ức cho cái lúc thầy giáo gọi lên đọc bài lại phải đứng...

ngây như phỗng kia!”. i vào cả câu chuyện, bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy, điểm

nhìn ở đây được di chuyển liên tục từ cậu bé Sinh sang người kể chuyện rồi lại từ

người kể chuyện về cậu bé Sinh: “Sinh đọc đi, đọc lại; đọc lại rồi đọc đi mãi. Tự

nhiên Sinh nhớ dần, nhớ dần từng câu, cuối cùng thuộc hết cả bài mới lạ chứ. Bây giờ, chả cần phải giả vờ nữa. Sinh đặt quyển sách xuống bàn rồi đứng y như Quỳnh, đọc chẳng khác gì Quỳnh. A ha! Thế là thuộc rồi. Thuộc y như cậu Quỳnh

ấy. Khoái quá.”. Ở đây, di chuyển điểm nhìn được tạo ra khi có sự dịch chuyển từ

cái nhìn bên ngoài sang cái nhìn bên trong, tức từ lời kể của tác giả sang lời nội tâm

của nhân vật: “Hảo cười, Sinh cũng cười theo. Mình đọc không giống cậu ấy mà

cũng cứ là đọc một hơi không vấp chỗ nào. Sinh nghĩ bụng thế và thọc cả hai tay vào túi quần”.

ũng sử dụng kiểu di chuyển điểm nhìn này nhưng ở tác phẩm “Cái kẹo và

con cánh cam” , sự kết hợp giữa hai điểm nhìn tạo ra một câu chuyện rất hài hước

với chú bé con lớp một có những suy nghĩ rất nhí nhảnh, ngộ nghĩnh: “Đi học, mang theo túi, sách, vở, bút, mực, thước kẻ, phấn, bảng tay, giẻ lau... chứ gì? Nhưng, Trung còn mang theo hôm thì cái kẹo, hôm thì cái bánh quy và con cánh cam nữa cơ? Cô giáo không biết đâu. Em cũng chẳng cho ai nhìn thấy hết. Thế có "cho" kẹo và cánh cam "vào" câu hỏi không? À, câu trả lời chứ?

Chú bé tì tay vào má, nhìn vơ vẩn, tưởng không làm gì mà hóa ra đang nghĩ đấy.

Không, phải viết chứ. Không viết là nói dối. Mình đã mang theo cái gì thì viết tất. Trung thêm câu này: "Em còn mang kẹo và con cánh cam nữa ạ". Có cần "ạ" không nhỉ? Mình tự trả lời cơ mà. Thôi, bỏ "ạ" đi.

Lúc trả bài, Trung được hẳn 8 điểm, nhất lớp. Cô giáo khen: “Bài em Trung có ý mới. Nhưng kẹo thì nên ăn ở ngoài sân và con cánh cam thì để ở nhà”.”

Sự di chuyển điểm nhìn của người kể chuyện làm cho lời văn nghệ thuật của truyện kể thoát khỏi trạng thái tĩnh lặng, trở nên sinh động, và tất nhiên buộc người đọc cũng phải “chạy theo” trong quá trình tiếp nhận văn bản. Truyện viết cho thiếu nhi phải là những truyện mi-ni, không thể kể dài, viết dài. Vì vậy sự di chuyển điểm nhìn cũng diễn ra như một trận tốc chiến. húng ta có thể dừng lại ở một đoạn văn

ngắn trong “Cây cột mốc và con ngựa” – một ngụ ngôn về đức khiêm nhường và

tính hiếu thắng, dưới đây:

“Ngay từ lúc nghe thấy tiếng vó khua từ xa, Cột Mốc đã biết mình sắp sửa phải giáp mặt với cái anh chàng Ngựa háu đá ấy rồi. Thằng cha đi khỏe, chạy tài thật. Nhờ vậy Ngựa biết được rất nhiều chuyện lạ, điều hay. Cột Mốc cũng muốn được như Ngựa lắm. Nhưng, công việc của Cột Mốc là ở chỗ này…”

hỉ qua một câu bình luận ngắn: “Thằng cha đi khỏe, chạy tài thật” chúng ta

đã nhận ra sự thay đổi điểm nhìn thần tốc. âu bình luận đó chính là độc thoại nội tâm của nhân vật ột Mốc, bộc lộ điểm nhìn từ bên trong. Tác giả nhìn hộ nhân vật,

đồng thời cũng khắc họa được tính cách khiêm nhường, khách quan, trung thực của ây cột mốc. Ngay sau câu văn bình luận trên, người kể lại trở lại điểm nhìn bên

ngoài: “Nhờ vậy ngựa biết rất nhiều chuyện lạ…”

ó thể thấy, di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong là thủ pháp cho phép tác giả đi sâu và thế giới nội tâm nhân vật đồng thời tạo ra tiếng nói đa thanh trong lời kể. Nhưng đây là những câu chuyện viết cho các em, viết về các em thiếu nhi nên việc khám phá đời sống nội tâm của các em là điều không cần thiết. Ở lứa tuổi này, tính cách và cảm xúc của các em bộc lộ hoàn toàn qua lời nói và hành động nên việc di chuyển điểm nhìn chỉ có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sống động, dễ đi vào tâm trí của độc giả nhỏ tuổi hơn. Như vậy, người kể chuyện thường xuyên di chuyển điểm nhìn từ góc độ của người quan sát miêu tả sang điểm nhìn của các nhân vật, kết hợp linh hoạt 2 điểm nhìn sẽ tạo cho truyện kể sinh động, nhiều đột biến bất ngờ, hấp dẫn độc giả.

Tiểu kết

Người kể chuyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Phong Thu dù được đặt ở ngôi kể thứ nhất – cái tôi tự kể, hay ở ngôi kể thứ ba, tiềm ẩn, “toàn tri” đều hoàn toàn thống nhất trong hình tượng một người kể chuyện duy nhất với cái nhìn trong sáng, thi vị, tươi vui nhưng rất hiền minh về cuộc sống, con người, thiên nhiên, vạn vật trong thế giới trẻ thơ.

ắn liền với hai dạng thức người kể - ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba là hai điểm nhìn đặc trưng: bên ngoài và bên trong. iểm nhìn bên ngoài thường gắn liền với lối kể hiện thực và văn xuôi hiện thực chủ nghĩa, và điểm nhìn bên trong gắn với lối kể lãng mạn, với văn xuôi tâm lý, độc thoại nội tâm và kỹ thuật kể “dòng ý thức”. Tuy nhiên, trước yêu cầu dung lượng “viết phải ngắn”, phù hợp với đối tượng độc giả thiếu nhi, tác giả Phong Thu thường phải “tiết chế điểm nhìn”, di chuyển và vận dụng linh hoạt các góc quay - quan trắc của mình để câu chuyện kể của mình vừa đủ độ thú vị, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính giáo dục tinh tế.

ƢƠ 3: Ô Ữ VÀ ỆU Ể UYỆ UYỆ Ắ ẾU Ủ À VĂ P U

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)