ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ
3.1 gôn ngữ kể chuyện
3.1.2 Ngôn ngữ giàu tính dân gian, ẩn dụ kiểu cố tích, ngụ ngôn
ưa vào trong lời kể chuyện ngôn ngữ giàu tính dân gian, ẩn dụ kiểu cổ tích, ngụ ngôn cùng những lời hát, lời ca dao, lời đồng dao quen thuộc của văn hóa dân gian, và cả những sáng tác tự nhiên không gọt giũa khiến cho lối dẫn chuyện trong truyện ngắn của nhà văn Phong Thu tạo được nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là các độc giả nhỏ tuổi.
Những mẩu chuyện sử dụng ngôn ngữ này thường là những câu chuyện viết về con vật hoặc đồ vật nhưng đã được tác giả nhân cách hóa hoặc lối viết ẩn dụ nên chúng không khác gì con người. Mượn chuyện về con vật hay đồ vật để nói về con người là một cách viết rất thông minh khiến cho những bài học được gửi gắm trong đó không mang tính chất giáo điều và dễ dàng đi vào tâm trí các em nhỏ. Tô Hoài cũng là một tác giả tiêu biểu cho việc sử dụng lối ngôn ngữ này. Với những lứa tuổi nhỏ, tác giả sử dụng những mẩu chuyện với những lời văn dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc cụ thể và nhất là với hình ảnh những con vật quen thuộc
để khơi gợi ở các em những suy nghĩ đơn giản nhưng thấm thía về vẻ đẹp của chế độ, về những vấn đề dặt ra trong sinh hoạt hằng ngày của các em. Trong truyện Con
mèo lười, nhà văn Tô oài đã dựng lên cảnh nhộn nhịp của những chú vật đang náo
nức chuẩn bị đi vỡ nương. Thông qua đó, tác giả phê phán nhẹ nhàng một chú mèo lười.
Khảo sát trong toàn tập truyện, các truyện tiêu biểu cho ngôn ngữ dân gian,
ẩn dụ kiểu cổ tích, ngụ ngôn phải kể đến như: Bồ Nông có hiếu, Cây cột mốc và con
ngựa, Xe Lu và xe Ca, Chim Sâu xử án, Quạ là Quạ, Đấy là việc tốt,…Nếu như “Bồ
Nông có hiếu” là câu chuyện về sự hiếu thảo của Bồ Nông con với mẹ, biết chăm
sóc mẹ những lúc ốm đau dù khó khăn, vất vả cũng không bỏ cuộc: “Trên đồng nẻ,
dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xâm xấp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Hun hút đêm sau, mênh mông ruộng vắng, chỉ nghe tiếng khua chạm cỏ khô dưới chân mình, chú Bồ Nông vừa sợ vừa lo. Có đêm đi tới canh một, canh hai, vẫn chẳng xúc được gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.” thì “Đấy là việc tốt” là câu chuyện về việc dạy các con phải yêu thương nhau, nhường nhịn nhau của mèo mẹ, còn “Chim Sâu xử án”, “Quạ là Quạ” là những bài học làm người, hướng các em đến suy nghĩ và nhận thức đúng đắn.
Nếu như những mẩu chuyện trên không được đặt trong toàn tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Phong Thu thì bạn đọc sẽ dễ dàng nhầm lẫn với những câu chuyện ngụ ngôn của văn học dân gian. ách kể chuyện cùng với việc sử dụng từ
ngữ đậm chất dân gian: “Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông
chỉ còn xâm xấp, xơ xác rong bèo[…]Hun hút đêm sau, mênh mông ruộng vắng, chỉ
nghe tiếng khua chạm cỏ khô dưới chân mình…” hay những bài học được tác giả
khéo léo đặt dưới cuối cùng câu chuyện khiến bạn đọc bất giác nhớ lại những câu chuyện ngụ ngôn đã được học trong sách giáo khoa. ũng giống như truyện ngụ ngôn, những câu chuyện của Phong Thu mượn truyện loài vật để nói về con người (câu chuyện của Mèo Mướp, Quạ, à Tía và chị Mái Mơ) , gán cho mọi vật tính
cách của con người (câu chuyện của Xe Lu và xe Ca, giống như câu chuyện của hai
người bạn, hai con người chứ không còn là hai chiếc xe vô tri vô giác nữa), để từ đó nêu ra tiếng nói giáo dục, phê bình nhắm vào các thói hư tật xấu của con người:
“Thế đấy, Quạ thì vẫn là Quạ thôi; “Thế đấy, những kẻ lười nhác và tham lam, dù có đi đến đâu, có mưu mẹo gì chăng nữa, cũng không che giấu được việc làm đáng
chê.”…Từ đó, đưa ra những bài học giáo dục cho các em, để các em học tập điều
hay lẽ phải và tránh xa cái xấu.
ó thể xếp những câu chuyện này vào thể loại truyện ngụ ngôn là hoàn toàn hợp lý. Nhưng đây không phải truyện ngụ ngôn của nghệ sĩ dân gian mà là của Phong Thu – một cây bút chuyên viết cho thiếu nhi. Trong số những mẩu chuyện
trên, có một câu chuyện khiến người viết đặc biệt “để tâm”. ó là câu chuyện “Cây
cột mốc và con ngựa”. ũng mang dấu ấn ngụ ngôn và hình ảnh ẩn dụ như những
câu chuyện kia nhưng phải nói rằng đây là câu chuyện được viết bằng cách viết rất thông minh. Một bên là hình ảnh chú ngựa háo thắng, một bên là cây cột mốc (vốn vô tri vô giác nhưng đã được nhân cách hóa như con người). hú ngựa thì ỷ thế mình đi nhiều biết nhiều nên coi thường cây cột mốc chỉ có thể đứng một chỗ mà không hề nhận ra giá trị và công dụng của cột mốc. Phong Thu đã để cho chú ngựa
và cột mốc tự bộc lộ tính cách của mình qua đoạn đối thoại: “Bao giờ cũng vậy, với
ai cũng thế, Cột Mốc luôn luôn là một người hiền lành, ít nói. Ngựa vẫy tai, khiêu khích:
- Từ hôm nọ đến hôm nay, đằng ấy đi được những đâu rồi? Cột Mốc không trả lời.
Ngựa có vẻ khoái vì đối thủ im tiếng:
- Ừ, đằng ấy biết điều mà chịu thôi đi, thế là phải. Làm sao mà đằng ấy hiểu được sự đời bằng tớ cơ chứ. Một đằng, có những bốn chân, đã từng đi khắp chốn khắp nơi, trên rừng, dưới biển, thành phố, nông thôn... đâu đâu cũng có mặt. Một đằng, cẳng một chiếc, suốt tháng quanh năm cắm chặt tại chỗ... Đằng ấy chịu thua tớ rồi chứ?
Cột Mốc vẫn chưa nói gì. Ngay từ lúc nghe thấy tiếng vó khua từ xa, Cột Mốc đã biết mình sắp sửa phải giáp mặt với cái anh chàng Ngựa háu đá ấy rồi. Thằng cha đi khỏe, chạy tài thật. Nhờ vậy Ngựa biết được rất nhiều chuyện lạ, điều hay. Cột Mốc cũng muốn được như Ngựa lắm. Nhưng, công việc của Cột Mốc là ở chỗ này, làm cột tiêu báo cho mọi người, mọi xe chạy qua khỏi bị tai nạn.
Ai có việc của người nấy chứ.
Đợi cho Ngựa nói xong, Cột Mốc mới thủng thẳng:
- Tớ có nhận là tớ giỏi giang hơn cậu bao giờ đâu. Cậu được đi xa nên biết rộng, hiểu nhiều. Còn tớ, tớ phải đứng im một chỗ, tớ cũng có điều hiểu biết mà cậu không thể có được.
Ngựa nghe mà khó tin:
- Điều gì, cậu nói thử xem nào?
- Chẳng hạn như thế này: trước cậu, ai đã đi qua đây? Khi cậu đi rồi, ai sẽ tới? Ngày mai, lúc cậu chưa quay trở lại, cậu có biết chuyện gì sẽ xảy ra quanh nơi tớ đứng không?
Ngựa ta bí quá, nói liều:
- À, điều đó thì tớ không thèm biết! Cột Mốc cười:
- Ấy, cậu đừng cáu. Nếu cậu muốn biết, tớ sẽ kể cho cậu nghe. Với tớ, cũng như thế đấy. Tớ chỉ có thể hỏi cậu, tớ mới rõ được những miền xa mà tớ không được đi. Ngựa vùng vằng:
- Tớ không thèm hỏi và cũng không thèm kể cho cậu nghe. Cột Mốc vẫn ôn tồn:
- Cậu lại nhầm rồi. Mình và cậu, đứa nọ vẫn cứ phải nhờ vào đứa kia thì mới có thêm được cho mình những điều hay, điều tốt.
Ngựa văng liều: - Tớ không thèm!
Và ức quá, Ngựa chỉ muốn đá cho Cột Mốc một cái. Được, đã thế thì... Ngựa chờ lúc bác đánh xe ra hiệu tiếp tục lên đường, Ngựa cố ý bước chệnh choạng, kéo sát thành xe kích vào Cột Mốc. Cột Mốc ngã lăn chiêng và chỉ kịp nói:
- Cậu ấy lại nhầm nữa rồi!”
ột Mốc ôn tồn, điềm đạm bao nhiêu thì Ngựa lại hiếu thắng, sĩ diện bấy nhiêu. Không chịu thừa nhận điểm mạnh của người khác mà chỉ cho rằng mình hơn
người, sống tự cao tự đại đã là một tính cách rất xấu rồi. ái hay của câu chuyện cũng như sự thông minh trong cách viết của tác giả chính là việc xây dựng một câu chuyện ngụ ngôn của riêng mình với hai đối tượng vốn dĩ không thuộc cùng một
phạm trù với nhau. Nếu như các câu chuyện khác là câu chuyện về con vật(Bồ Nông
có hiếu, Chim Sẻ xử án, Quạ là Quạ, Đấy là việc tốt…), chuyện về đồ vật (Xe Lu và
xe Ca) thì đây là câu chuyện của một con vật và một đồ vật. Vốn dĩ hai đối tượng
không hề có điểm chung, cũng như không có sự liên quan liên đới gì với nhau nhưng qua ngòi bút của Phong Thu thì dường như chúng lại có sự ràng buộc chặt chẽ. hú ngựa phải đi qua rất nhiều cung đường có những cây cột mốc còn ột Mốc lại có nhiệm vụ chỉ đường cho Ngựa. Mỗi đối tượng lại có nhiệm vụ riêng, lại có những điểm mạnh và hạn chế của riêng mình.
Thiết nghĩ, dù là con vật hay đồ vật thì ở trong câu chuyện, chúng cũng như con người vậy. Một câu chuyện tưởng chừng rất giản đơn, vô nghĩa nhưng thực chất lại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. on người vốn không ai giống ai, mỗi người một cuộc sống riêng, sẽ có những mặt mạnh, yếu khác nhau. Nếu chỉ biết nâng cao bản thân mình mà coi thường người khác thì chính mình sẽ phải chịu hậu quả. Nhưng mặt khác, nếu biết sẻ chia, lắng nghe và cùng chung sống thì sẽ hoàn thiện con người mình rất nhiều. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh chú Ngựa bị sa xuống bãi cát do không còn cây ột Mốc, cây ột Mốc đã bị ngựa đá đổ từ mấy hôm trước. hú ngựa đã phải chịu hậu quả cho chính mình gây ra. ó chính là một bài học đáng đời cho những kẻ tự cao tự đại, coi thường người khác. ó thể nhận định, đây là câu chuyện ngụ ngôn hay và đặc sắc nhất trong cả tập truyện của Phong Thu. Vừa thông minh trong cách viết lại vừa tinh tế trong cách xây dựng nhân vật và cuối cùng là bài học rút ra từ chính câu chuyện ấy. âu chuyện không chỉ dừng lại ở phạm vi cho các em nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có lúc phải soi lại mình trong đó. ơn nữa, câu chuyện cũng chính là điển hình cao nhất cho nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ, ngụ ngôn trong sáng tác của Phong Thu.
ùng với việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh ẩn dụ kiểu ngụ ngôn là việc Phong Thu sử dụng những câu hát, ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đi vào cuộc sống của các em qua lời ru của bà, của mẹ. Là bài tập học thuộc của các em:
“Lũy tre xanh xanh Làng tôi làng anh
Cũng giống nhau nhỉ…”
(Chín điểm)
Là câu hát ru êm đềm của bà cho cháu ngủ mỗi đêm trăng sáng lừng lựng. Là những câu hát đi vào giấc ngủ, theo suốt cả cuộc đời của những đứa cháu:
“Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nước một mình bống ơi!...”
“Con cò lặn lội bờ sông” …
(Nhớ bà)
Việc sử dụng những câu hát ca dao, tục ngữ không chỉ mang đến hiệu quả thẩm mĩ cao cho tác phẩm như chất trữ tình đằm thắm mà quan trọng hơn cả là tạo mối dây gắn bó, gần gũi với các em thiếu nhi. hắc hẳn ai cũng đã từng một lần trong đời được nghe những câu hát du dương ấy. hính bởi vậy, ở đây Phong Thu đã giúp bạn đọc không cảm thấy xa lạ khi tiếp xúc với tác phẩm, để từ đó khơi gợi lại trong tâm trí những tình cảm sơ khai nhất thuở ấu thơ trong mỗi con người.
Với ngôn ngữ mượt mà, trong sáng, mỗi truyện một nét riêng, kể về những bối cảnh khác nhau, những câu chuyện khác nhau nhưng tất cả đều toát lên tình yêu quê hương đất nước tha thiết, và mang những bài học làm người giản dị mà thấm thía sâu sắc. Những tác phẩm sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp ngôn ngữ cho các em thiếu nhi.