Giọng điệu triết lý, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 88 - 99)

ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ

3.2 iọng điệu kể chuyện

3.2.3 Giọng điệu triết lý, giáo dục

Là một người trải qua cuộc sống tuổi thơ với nhiều biến động và trưởng thành với nhiều trải nghiệm, Phong Thu đã mang sự sâu sắc đó vào những trang văn đậm tính triết lý, chiêm nghiệm. iọng triết lý ấy được nhà văn gửi gắm qua cái nhìn của những đứa trẻ nên không hề khô cứng, giáo điều mà ngược lại rất hồn nhiên và đáng yêu. Trong những lời nói tưởng chừng như rất ngây ngô của con trẻ lại ẩn chứa trong đó những triết lý sâu xa, thầm kín.

Phần lớn truyện Phong Thu đều có phía sau nó (hình tượng, nhân vật, cốt truyện) một triết lý nhỏ, một bài học thấm thía nào đó. Tác giả Phong Thu trở thành một “gia sư” văn học, “ông thày dạy thêm” tinh tế của học sinh lớp dưới… ó lẽ vì vậy nên truyện của Phong Thu ít nhiều vẫn mang trong mình giọng điệu triết lý, giáo dục sâu sắc.

ối với Phong Thu, tất cả mọi việc xảy ra trong cuộc sống dù nhỏ nhoi nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Vì thế, trong các tác phẩm của mình, ông không viết về những sự kiện, biến cố lớn có tác động mạnh đến nhân vật. Nhưng bằng một giọng kể nhẹ nhàng, tinh tế nhưng vẫn thấm đượm tinh thần giáo dục, những câu chuyện diễn ra thường ngày được tái hiện một cách sinh động và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện của tác giả giúp độc giả hiểu thêm nhiều điều, tạo cơ hội để trẻ thơ tự suy nghĩ và tìm cho mình những bài học trong cuộc sống.

Trong cả tập truyện, mỗi câu chuyện của Phong Thu lại là một bài học nhỏ. Xen giữa những lời kể mang cái nhìn trẻ thơ là những ngẫm nghĩ mang đậm chất triết lý. Nhiều triết lý trong truyện là những nhắn nhủ của tác giả với thiếu nhi, và với cả người lớn. ó những bài học về tình yêu thương, lại có những bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, cũng có khi là bài học về sự cố gắng trong lao động và học tập…Tất cả những bài học ấy đều được tác giả thể hiện qua những mẩu chuyện mang giọng điệu triết lý của mình.

Tác giả trở thành “gia sư” văn học hay “ông thày dạy thêm” cho các em lớp

dưới trong những câu chuyện về lĩnh vực học tập. Trong câu chuyện “Chín điểm”,

qua hình ảnh cậu bé Sinh muốn thuộc bài mà mãi không thuộc được, Phong Thu đã

gián tiếp bật mí một cách học thuộc rất tự nhiên dành cho các bạn nhỏ: “Sinh đọc

đi, đọc lại, đọc lại rồi đọc đi mãi. Tự nhiên Sinh nhớ dần, nhớ dần từng câu, cuối

cùng thuộc hết cả bài mới lạ chứ.” ay trong câu chuyện “Quà gửi bố” là bài học

về sự giúp nhau tiến bộ của các cô bé cậu bé. ác em đều muốn giúp đỡ bạn bè để cùng nhau đạt điểm tốt nhưng giúp như thế nào thì có lẽ là các em chưa biết. hính qua câu chuyện này, tác giả giống như người thầy hướng dẫn các em cách để giúp

nhau tiến bộ như thế nào: “Cô nói cho tôi biết những việc cần phải làm khi giúp

bạn học tập. Chẳng hạn như: nói lại những bài học mà bạn chưa hiểu; cùng bạn học bài; hỉ bạn xem có biết cách giải bài toán tập hay không…Hoặc thấy bạn chưa thuộc bài thì nhắc bạn học; bạn viết còn xấu thì hướng dẫn bạn tập chép; bạn đọc

kém thì cùng bạn đọc đi đọc lại nhiều lần cho quen cho thạo…”. Ở một câu chuyện

khác, giọng điệu triết lý, giáo dục được Phong Thu gửi vào bài học về sự tôn trọng,

về sự lễ phép với những người đã dạy dỗ mình: “Đến tận lúc này và mãi mãi về

thầy, bố không dám đội mũ. Dù bố là…chú bộ đội, nhưng là chú bộ đội lễ phép với

thầy giáo cũ, thầy giáo của cả hai bố con…”. hính những bài học này sẽ giúp các

bạn nhỏ có những định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người.

Ở những câu chuyện khác về con vật, về những chuyện thường nhật của con người, giọng điệu triết lý ấy vẫn tiếp tục được Phong Thu sử dụng để truyền tải

những bài học giáo dục đến các bạn đọc nhỏ tuổi. Nếu như “Bồ Nông có hiếu” là sự

tích về cái túi ở miệng họ hàng bồ nông, cũng là bài học về sự hiếu thảo của con cái với bố mẹ, với người sinh thành, nuôi nấng và dưỡng dục chúng ta nên người:

“Ngày nay, như chúng ta đã biết đấy, chú Bồ Nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái

nơm đi đánh cá; vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan…” thì “Chim Sâu

xử án” lại là bài học giáo dục các bạn nhỏ không được lười nhác và tham lam, phải

sống thật thà, không được mưu mẹo: “Thế đấy, những kẻ lười nhác và tham lam, dù

có đi đến đâu, có mưu mẹo gì chăng nữa, cũng không che giấu được việc làm đáng

chê như Chim Sẻ.”. ay như câu chuyện của anh em nhà Tam Thể và Meo Vàng là

câu chuyện về những việc tốt. Việc tốt không ở đâu xa xôi, mà anh em một nhà yêu thương, nhường nhịn nhau cũng là một việc tốt trong số đó. Bài học cho các em

được đưa ra ở đây, chính là: “Anh em thì phải yêu thương, nhường nhịn nhau, bảo

ban nhau sao cho ngoan ngoãn. Đấy chính là một việc tốt đấy. […]Hay thật, an hem yêu thương, nhường nhịn nhau cũng là một việc tốt. Mẹ nói đúng thật. Có suy

nghĩ thì mới tìm ra được điều hay lẽ phải.” hính giọng điệu triết lý, giáo dục đã

làm nổi lên những bài học nhân văn thấm thía trong từng câu chuyện. Mượn chuyện con vật để nói về con người, Phong Thu đã rất khéo léo để kéo độc giả nhỏ tuổi đến gần với những câu chuyện hơn mà đặc biệt là khiến các em tự tìm, tự hiểu và tự soi mình vào những bài học được gửi gắm trong đó. ể từ đó, các em sẽ trưởng thành và xây dựng cho mình một nhân cách tốt.

Tuy vậy, do động cơ giáo huấn và giọng điệu triết lý, giáo dục, truyện Phong Thu đôi chỗ vẫn bộc lộ một số hạn chế như tính tư tưởng lộ liễu, sự minh họa đạo lý, nhân vật thành phát ngôn viên của tác giả. Ở vấn đề này, theo như ý kiến của người viết thì: bất kì một điều gì cũng có hai mặt của nó. Nếu như không có động

cơ giáo huấn và giọng điệu triết lý giáo dục thì tác phẩm sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vốn dĩ, tác dụng lớn nhất của truyện viết cho thiếu nhi là hướng bạn đọc nhỏ tuổi vào những điều đúng đắn, xây dựng đạo đức và hình thành nhân cách cho các em. Vậy nên, nếu tác phẩm có tồn tại đôi chỗ hạn chế về vấn đề động cơ giáo huấn và tư tưởng có chút lộ liễu thì có thể chấp nhận được. hỉ cần các em khi tiếp xúc với tác phẩm không thấy gò bó, áp đặt mà luôn thấy gần gũi, thậm chí là thấy bóng dáng mình trong đó thì tác phẩm đã được coi là rất thành công rồi.

Khảo sát toàn bộ tập truyện thì người viết cũng thấy điểm hạn chế vừa nêu trên không nhiều, có chăng là ở một vài tác phẩm nhỏ. Ví dụ như ở câu chuyện

“Người bạn mới”, lời người mẹ nói với bé Tú khi bé gọi người bạn mới ở lớp là

“cái thằng ấy”: “Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được gọi bạn là thằng nọ, thằng kia. Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi

thế?”. Rồi khi bé Tú quên miệng lại gọi bạn là “nó” thì người mẹ vẫn không vui và

“mẹ nhìn em có ý trách”: “Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không

gọi hẳn tên bạn ra hoặc là: bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì?”. úng là

người mẹ đang giáo dục và sửa lời ăn tiếng nói cho bé nhưng đọc đến đây, có lẽ bất cứ bạn đọc nào cũng sẽ thấy một chút không khí căng thẳng. iáo dục cho trẻ là vô cùng cần thiết nhưng bên cạnh đó cũng cần nhẹ nhàng khuyên bảo, vì dù sao, ở độ tuổi của các em cũng sẽ rất nhạy cảm. iọng điệu ở đoạn hội thoại này chắc chắn khiến bạn đọc cảm thấy có chút cứng nhắc và giáo điều. Bên cạnh đó, một số câu hội thoại của người mẹ cũng khiến câu chuyện mang một sắc thái khác, dường như ở đây, nhân vật người mẹ vô tình trở thành phát ngôn viên của tác giả: “Sao lại thằng?”, “Buồn cười làm sao?”, “Áo con gái thế nào?”, “Không biết một tý gì

hết?”. Những câu hỏi mang sắc điệu khá lạnh lùng và không hề có hô ngữ giao tiếp

hay chủ ngữ như “hở con?”,… ây có lẽ là câu chuyện khiến người viết đặc biệt chú ý, có lẽ nó cũng là điểm hạn chế của toàn tập truyện. Tuy nhiên, ở hầu hết các mẩu chuyện khác trong tập truyện, Phong Thu vẫn hoàn toàn phát huy được ưu điểm của mình trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi. ác bạn đọc vẫn luôn yêu mến và gần gũi với những tác phẩm của ông.

ó thể xem Phong Thu là người kể chuyện của thiếu nhi, nhưng là một người lớn ngoái nhìn về tuổi thơ, dùng con mắt của tuổi thơ để kể chuyện. Sự mở rộng

biên độ này (trẻ em và người lớn đều có thể đọc và đều thấy phù hợp với tầm đón nhận của mình) là bởi Phong Thu không có ý định giấu giọng tác giả, “giọng người lớn” (dù trong các truyện kể chỉ dành riêng cho thiếu nhi). Xen giữa những lời kể mang cái nhìn trẻ thơ là những ngẫm nghĩ mang đậm chất triết lí. Nhiều triết lí trong truyện là những nhắn nhủ của tác giả với thiếu nhi, và với cả người lớn: “Ấy là tình thương. Tình thương là thứ không thể mua được”(Những hạt bỏng ngô); “Thật đúng là: Kim không khâu thì kim gỉ. Người không làm việc thì người…cùn”(Kim

của ai đẹp hơn); hay “Thế đấy, Quạ thì vẫn là Quạ thôi” (Quạ là Quạ)... ôi khi

những triết lí “sặc mùi của lí thuyết” của các cô bé, cậu bé không che giấu hết quan niệm của nhà văn (và Phong Thu cũng không có ý che giấu); nhưng những thông điệp được gửi gắm cũng chỉ mang tính chất gợi ý, nhắc nhở chứ không trở thành những lời rao giảng, những luận đề. hất hài hước, dí dỏm khiến cái nhìn, giọng điệu người lớn của nhà văn Phong Thu không bị “vênh lệch” với ý nghĩ, lời nói của trẻ em.

Tiểu kết

Khi nói tới ngôn ngữ người kể chuyện, nhiều khi chúng ta rơi vào nhầm lẫn, đem tách biệt ngôn ngữ nhân vật người kể với ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, coi ngôn ngữ người kể chỉ là cái phần còn lại sau các đoạn đối thoại. Thực chất ngôn ngữ người kể thống trị trong cả hai mảng ngôn ngữ, hai lớp ngôn từ nghệ thuật nói trên. Ngôn ngữ nhân vật chỉ là phương tiện chuyển tải của một thứ ngôn ngữ thống nhất, duy nhất là ngôn ngữ người kể. Xuyên suốt hai tầng ngôn ngữ đó là một kiểu ngôn ngữ đặc thù cho những người kể chuyện thiếu nhi: giản dị, trong sáng, sinh động, cụ thể, đầy những phát hiện ngỡ ngàng trước một thế giới tươi mới và bí ẩn trước mặt. Mặc dù có những hạn chế nhất định, như tính giáo huấn, minh họa lộ liễu, do yêu cầu viết nhanh, phục vụ kịp thời của người làm báo, nhà văn Phong Thu vẫn khẳng định trong các truyện ngắn của mình một “chất giọng” rất riêng, hấp dẫn, chân tình. ó là giọng điệu cổ tích và ngụ ngôn hiện đại của một bậc huynh trưởng và một ông thầy ngoài giờ thông thái.

Ế U

Nghiên cứu tự sự học mà đặc biệt là vấn đề người kể chuyện đang là một xu thế mở ra nhiều triển vọng trong lí luận văn học và có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Tìm hiểu “người kể chuyện” trong một sáng tác văn xuôi cụ thể sẽ là dịp cho chúng ta thấy kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn và truyền thống văn hóa và từ đó nhìn nhận các vấn đề văn học sử một cách sâu sắc hơn. Văn học thiếu nhi luôn đồng hành cùng với văn học dân tộc. ây là một bộ phận văn học xuất hiện từ rất sớm, từ những bài vè, bài đồng dao, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Trải qua các thời kì phát triển cùng với lịch sử, bộ phận này đã có những đóng góp tích cực với nhiều các thế hệ nhà văn khác nhau đã đem lại những tác phẩm giúp cho bạn đọc thiếu nhi không chỉ được mở mang kiến thức mà còn là một thế giới để bạn đọc thiếu nhi thỏa sức vui chơi cùng với những câu chữ, nhân vật và hành động. Phong Thu là một nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà, nhất là ở thể loại truyện viết cho thiếu nhi.

Phong Thu là nhà văn dành cả đời mình để viết cho thiếu nhi. Ông xuất hiện trong dòng văn học thiếu nhi như một phong cách truyện học đường – giáo dục. Người kể chuyện Phong Thu là người kể trong chức năng người thầy thông thái, gần gũi, đồng hành cùng thế hệ trẻ thơ suốt hai thập niên chiến tranh 60 - 70 của thế kỷ trước.

Truyện thiếu nhi là mảng truyện chưa nhiều công trình nghiên cứu. iữa xã hội hiện đại, với tốc độ phát triển nhanh chóng như ngày nay, văn hóa đọc đang bị thu hẹp lại, truyện cho thiếu nhi chủ yếu là truyện nước ngoài với lời thoại khô khan thì việc nghiên cứu những truyện ngắn sáng giá dành cho lứa tuổi thiếu nhi thực sự là một điều cần thiết để bồi đắp tâm hồn cho các em, giúp các em những phác họa riêng về cuộc sống và cũng là gợi ý cho các em khi lựa chọn đầu sách để đọc.

Qua phân tích bốn phương diện của nghệ thuật tự sự trong tập truyện “Những

truyện hay viết cho thiếu nhi” của Phong Thu (ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu), người viết nhận ra sự tiếp nối, kế thừa và phát triển về nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của ông. Xét ở một góc độ, truyện ngắn Phong Thu đã có sự thay đổi trong gương mặt người kể chuyện so với văn học thiếu nhi truyền thống.

Người kể chuyện trong truyện ngắn của Phong Thu khá linh hoạt. Khi thì xuất hiện dưới bóng dáng của người kể chuyện hàm ẩn, khi thì quyền năng của người kể chuyện được trao cho nhân vật, khi thì xuất hiện trực tiếp với tư cách là tác giả dẫn dắt người đọc tới câu chuyện bằng ý đồ của mình. Dù trong vai trò của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hay ngôi kể chuyện thứ ba, người kể chuyện trong truyện ngắn Phong Thu cũng mang lại cho mình gương mặt người kể chuyện với diện mạo khó có thể trộn lẫn.

i đã từng viết cho thiếu nhi đều có một cảm nhận chung là sáng tác cho đối tượng này không hề dễ, bởi cùng lúc nhà văn phải thực hiện một vai trò kép: một đứa trẻ ngộ nghĩnh trong xác thân một người trưởng thành, giàu trải nghiệm. iều hòa được giọng kể, ngôn ngữ kể giữa hai cái “tôi” để sao cho truyện không ngô nghê, thô vụng nhưng cũng không già cỗi, khô lạnh là một thử thách không nhỏ đối với người cầm bút. Từ phương diện này, ta dễ dàng nhận thấy Phong Thu đã tìm được một lối đường đắc dụng để đến với trẻ em hôm nay. Tuy đôi chỗ, do áp lực của thời gian (khi đã rời sân ga tuổi nhỏ quá xa), lối dắt dẫn câu chuyện, cách tả, kể của tác giả không tránh khỏi một chút lệch nhịp với bạn đọc nhỏ tuổi đương thời, nhưng nhìn một cách toàn cục, bằng nghệ thuật viết truyện rất duyên, rất hợp với đặc điểm nhận thức, tâm - sinh lí của trẻ, sáng tác của ông vẫn là một món ăn tinh thần rất hợp “khẩu vị” của các “thượng đế nhí”.

ặt trong vị thế tương quan với các tác giả khác, Phong Thu vẫn thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)