Người kể chuyện ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 53 - 59)

ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ

2.1 ác dạng thức ngƣời kể

2.1.2 Người kể chuyện ngôi thứ ba

Nếu truyện được kể ở ngôi thứ nhất tạo ra sự gần gũi, chân thực với bạn đọc thì truyện được kể ở ngôi thứ ba sẽ làm cho người kể chuyện trở nên linh hoạt. Truyện kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống với các nhân vật trong tác phẩm thì truyện kể ở ngôi thứ ba thuật lại những sự việc khách quan và đi sâu khám phá đời sống nội tâm của nhiều nhân vật khác nhau. Theo như người viết khảo sát, những câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba chiếm phần lớn trong toàn tập truyện (44/53 truyện, chiếm 83%). Ở ngôi kể này, tác giả xuất hiện với tư cách là người kể “biết tuốt” hoặc người kể chuyện giáo dục, giấu mặt để đưa ra những bài học, triết lý sống cho các em thiếu nhi.

Với vai trò người kể toàn quyền, “biết tuốt”, Phong Thu thể hiện mình là người am tường tất cả cuộc sống con người và thế giới loài vật, cây cối, cung cấp cho độc giả trẻ tuổi tri thức bổ ích về tự nhiên và xã hội. ũng chính bởi vậy mà ở người kể ngôi thứ ba này gắn với hệ thống đề tài đa dạng phong phú: ia đình, Nhà trường, Quan hệ bạn bè, Thế giới người lớn tuổi, Làng quê, Phố phường à Nội…

Ở đề tài gia đình, Phong Thu xây dựng nên câu chuyện của những cô bé cậu bé gắn với hình ảnh người cha người mẹ, người ông người bà với những câu hỏi, sự tò mò bất tận của tuổi thiếu nhi, là sự ngây thơ, nhưng cũng không kém phần đáng

yêu, nhí nhảnh. Là câu chuyện của hai chú cháu Thắng và Trang trong “Hoa mướp

vàng” kể về cây mướp hương được hai bé trồng ở nơi sơ tán, là những câu hỏi và

cách trả lời đáng yêu của hai chú cháu: “Chú Thắng ơi! Cây mướp cũng có râu!/ Chú Thắng ơi! Hoa mướp màu gì hả chú?...” , là câu chuyện của bé ương với

lời cái cúc qua lời dặn của bà: “Cái cúc xanh nó tài ghê cơ. Bé Thu Hương làm gì

nó cũng biết. Nó bảo cái gì cũng đúng. Đến là yêu…”. ái cúc là người bạn đồng

hành của bé, là thứ được bà gửi gắm những lời nhắc nhở để bé ngoan hơn, chăm

hơn. “Cái cúc ngoan ngoan của bà, cái cúc ngoan ngoan của cháu”. ay đó còn là

câu chuyện “cháu nhớ ông – ông nhớ cháu” của cô bé Trâm. âu chuyện về người

ông vẫn thường đưa đón Trâm đi học, chăm lo, nuôi nấng và dạy bảo em. Ông thì ngày một già đi, các cháu thì ngày càng khôn lớn, sẽ không thể quanh quẩn ở bên ông như lúc còn thơ bé nữa…Trâm thấy thương ông nhiều hơn và luôn tự nhủ sẽ cố gắng học để ông vui lòng. ũng là hình ảnh của người ông, nhưng trong câu chuyện

Con cóc”, người ông lại đóng vai người chỉ dẫn cho đứa cháu. Ông giải thích cho

bé Lê về chú óc chăm chỉ, hiền lành và có ích. Bé Lê từ tò mò, chuyển dần sang thích thú và có lẽ bé cũng học được nhiều điều từ con cóc chăm ngoan qua lời giải thích của ông…

ứng ở ngoài những câu chuyện này, tác giả cảm nhận được rõ những tình cảm gia đình rất đỗi thân thương và chính Phong Thu cũng là người hiểu sâu, khai thác triệt để tâm lý của các em. ác em cần gì, muốn gì hay tò mò về điều gì, nhà văn đều hiểu rõ và ông cũng đóng vai làm người kể biết tuốt để giải thích mọi thắc mắc cho các em. hính điều này mang lại hiệu quả cao cho tác phẩm. ũng viết về tình cảm gia đình, Phạm ổ cũng là một trong số những tác giả xứng đáng được xướng tên. Trẻ em có lẽ từng được đọc rất nhiều câu chuyện cảm động về tình mẫu tử nhưng sẽ khó lòng quên được những chi tiết ấn tượng về trái tim người mẹ trong

Quả tim bằng ngọc hay tiếng lòng ngân nga của người con hát cho mẹ nghe trong Những người con hiếu thảo. ay đó còn là tình anh em đầy ý nghĩa khi Cành

nhường đôi chân của mình cho Búp đi (Cái ô đỏ). Nếu như những câu chuyện về tình cảm gia đình trong truyện của Phạm ổ đã tạo lập nên một thế giới tình cảm giàu đẹp, phong phú và mang giá trị nhân bản tươi sáng, gây xúc động cho bạn đọc thì ở Phong Thu là sự gần gũi, sẻ chia tất cả mọi chuyện với người thân của các em. Dù ở bất cứ câu chuyện nào thì với các em, tình cảm gia đình cũng mãi là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất.

Nếu như ở đề tài nhà trường là câu chuyện của những đứa trẻ với vai trò là học sinh thì đề tài quan hệ bạn bè lại là những câu chuyện thân thương, những kỉ

niệm về tình bạn bè vô tư, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập. ậu bé ùng trong “Đi tìm việc tốt” là một ví dụ rất hay về đề tài nhà trường. ậu bé rất ngoan, nghe lời cô giáo đi làm việc tốt nhưng cũng rất ngây thơ. ùng chơi với bé con nhà hàng xóm, trông giúp bé cho bác đi chợ, rồi tìm nhà giúp một bác khi bác ấy không tìm thấy địa chỉ và cậu bé còn đun nước cho bố đi làm về uống. Nhưng ùng lại không hề biết rằng mình đã làm được rất nhiều việc tốt. hính cô giáo là người đã

giải thích cho ùng để cậu bé hiểu. ay trong câu chuyện “Người học trò lễ phép”,

chú bé Dũng đã rất bất ngờ khi biết bố chính là người học trò cũ của thầy giáo. Dù bố đã là bộ đội, đã ra trường rất lâu rồi nhưng bố vẫn đến thăm hỏi và lễ phép với

thầy giáo. “Đến tận lúc này và mãi mãi về sau, bố vẫn là người học trò của thầy,

người học trò biết vâng lời thầy. Đứng trước thầy, bố không dám đội mũ. Dù bố là…chú bộ đội, nhưng là chú bộ đội lễ phép với thầy giáo cũ, thầy giáo của cả hai

bố con.” hính qua câu chuyện, bé Dũng đã học được một đức tính tốt…

Trong những câu chuyện về đề tài quan hệ bạn bè, bạn đọc sẽ thấy rất hứng thú vì chính ở đây, những tình huống, những mẩu chuyện về tình bạn của những

đứa trẻ xuất hiện. âu chuyện “Chín điểm” sẽ được nhắc đi nhắc lại với hình ảnh

của cậu bé Sinh, vì muốn thuộc bài như bạn Quỳnh mà bắt chước những hành động của bạn ấy. Nhưng bé Sinh của chúng ta chỉ bắt chước những điều tốt thôi nhé, còn tuyệt nhiên, những gì không tốt như khịt mũi hay cáu gắt với bạn bè thì bé không làm theo. Từ khi chưa thuộc đến khi cậu bé học thuộc bài và được thầy cho chín điểm, Sinh đều chia sẻ với ảo, nhờ ảo nhận xét xem mình đọc có giống Quỳnh hay không, bé còn chia nửa chiếc bánh sắn cho bạn. Những sự việc xảy ra đều được tác giả kể lại chi tiết, đủ để thấy với trẻ con, bạn bè quan trọng như thế nào. ay

như ở câu chuyện “Cái hầm trú ẩn”, câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc đối thoại hài

hước giữa hai cậu bé ường và Quy, về con rắn, về củ khoai dưới cái hầm trú ẩn nhưng đó là những chi tiết rất đáng yêu, khiến bọn trẻ thấy vui vẻ và gần gũi nhau hơn…

Như vậy, dù ở bất cứ đề tài nào, Phong Thu cũng đã làm rất tốt nhiệm vụ của một người kể chuyện “biết tuốt”, không hề tham gia vào câu chuyện của bọn trẻ nhưng những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của chúng, tác giả đều hiểu thấu. Sử dụng ngôi kể này, tác giả đứng ngoài kể lại câu chuyện hoàn toàn khách quan, chỉ đơn

thuần là kể lại, những lời khuyên, hay những bài học triết lý cũng được khéo léo gửi trong câu chuyện, để các em tự khám phá, tìm hiểu. Những thắc mắc của con trẻ cũng được tác giả giải đáp hết qua lời giải thích của bà của mẹ, của ông của cha. Những bài học vì thế cũng khiến bọn trẻ dễ hiểu, dễ thấm hơn mà không có cảm giác áp đặt hay khô cứng. Ở ngôi kể này, Phong Thu cũng dễ dàng tiếp cận với tâm sinh lý của trẻ hơn, để từ đó khiến bạn đọc nhỏ tuổi mở lòng hơn, sống gần gũi và tình cảm với gia đình, bn bè,thầy cô và học được những đức tính tốt.

Những câu chuyện trẻ con của Phong Thu cũng được đặt chính trong không gian làng quê hoặc nơi phố phường thủ đô. hính bởi vậy, đây cũng được coi là hai đề tài trong sáng tác của ông. Tuy nhiên, ở không gian làng quê hay phố xá thủ đô thì cũng chỉ là môi trường làm xuất hiện câu chuyện. Vẫn là những đứa trẻ, vẫn là những bài học giáo dục được gửi gắm trong đó. Quan trọng hơn hết vẫn là tình cảm chân thành mà Phong Thu dành cho trẻ em suốt cuộc đời mình.

Ở ngôi thứ ba, tác giả còn đóng vai người kể chuyện giấu mặt. Những câu

chuyện mà tác giả là người kể chuyện giáo dục, hay nói một cách khác, người kể

chuyện là một nhà sư phạm thông thái định hướng cho độc giả thiếu nhi sống theo một hệ thống giá trị đạo đức nhất định. Mỗi truyện kể là một bài học đạo đức cho các em. Những câu chuyện về thế giới loài vật là tiêu biểu, điển hình. Tác giả đã mượn hình ảnh những con vật để kể câu chuyện về con người. Sở dĩ như vậy là bởi vì, trẻ thơ thường rất yêu và gắn bó với loài vật. Qua những câu chuyện về loài vật, các em sẽ có thêm kiến thức về xã hội, để từ đó hình thành nhân cách sống tốt đẹp.

Nếu như câu chuyện “con Vẹt nghèo” dạy các em không nên huênh hoang, tự

cao, tự đắc như chú Vẹt kia chỉ biết bắt chước tiếng của các loài khác mà không có tiếng hót của riêng mình, nhưng lại rất cậy mình có nhiều tiếng hót thì “xe Lu và xe Ca” lại ngầm nhắc nhở các em không nên khinh thường người khác. Xe a đi nhanh, xe Lu đi chậm, nhưng xe Lu đi chậm vì để lăn cho đường mịn, để cho các xe khác không bị sa xuống ổ voi ổ gà. Ở đời, mỗi người đều có mặt mạnh của riêng mình nên đừng đánh giá người khác khi chưa hiểu hết về họ. ác em phải luôn biết nhìn ra những ưu, khuyết điểm của mình và người khác để hoàn thiện bản thân hơn:

Cho đến bây giờ, bất cứ chiếc xe nào dù có chạy nhanh đến đâu cũng không chê xe

Khuyên. him Em vì không nghe lời mẹ, chưa đủ sức tập bay nhưng vẫn cố nhướn người ra khỏi tổ và bị rơi xuống dưới. ác em nhỏ cũng giống như him Em, khi chưa đủ sức để làm việc gì đó thì đừng nên cố sức, thay vào đó, hãy biết nghe lời người lớn. ó như vậy mới trở thành một đứa trẻ ngoan và không khiến người lớn

phải phiền lòng…Ngoài ra, những câu chuyện khác như Cún con, Quả trứng rơi,

Chim Sâu xử án, Đấy là việc tốt…cũng đều có tính năng giáo dục sâu sắc. Tác giả

nhân cách hóa loài vật khiến chúng mang tính cách giống như con người, có đời sống tâm lý giống y như các em. Trong vai người kể chuyện giáo dục nhưng không xuất hiện mà giấu mặt để kể chuyện, Phong Thu đã gửi gắm rất nhiều bài học về nhân cách sống, về đạo đức trong những câu chuyện vui nhộn của loài vật kia. ác em tiếp xúc với thế giới loài vật sẽ thấy gần gũi và sẽ ứng dụng những bài học ấy vào chính cuộc sống của mình. ó cũng chính là giá trị lớn nhất mà những câu chuyện của Phong Thu mang lại cho độc giả thiếu nhi.

Một điều khá đặc biệt, trong những câu chuyện được kể bằng người kể

chuyện giáo dục, có một số truyện kể được xây dựng theo mẫu cổ tích (truyện Bồ

nông có hiếu, Thờn Bơn méo miệng) hoặc truyện ngụ ngôn hiện đại ( Cây cột mốc

và con ngựa). Sở dĩ tác giả xây dựng truyện của mình theo hai mẫu này là bởi vì

đây là hai mẫu truyện rất gần gũi và được thiếu nhi ưa thích. ầu như bất kì một đứa trẻ nào cũng từng say mê với chuyện cổ tích, từng mơ mình là công chúa, hoàng tử, từng thương cho cái tốt bị hãm hại và căm gét cái xấu, từng mong mình có sức mạnh để diệt trừ kẻ ác… hính vì vậy, chuyện cổ tích có tính định hình nhân cách rất tốt cho trẻ. Trong cả tập truyện, hai câu chuyện về chú Bồ Nông có hiếu và

sự tích về Thờn Bơn méo miệng là hai ví dụ đáng chú ý. “Bồ Nông có hiếu” thực

chất là câu chuyện về sự tích cái túi ở miệng loài Bồ Nông. ó là cả một câu chuyện dài về sự hiếu thảo của Bồ Nông con với mẹ. Trong khi cả đàn phải đi di cư tránh nóng thì Bồ Nông mẹ bị nạn, không thể bay theo được. hính vì vậy, Bồ Nông con ở lại cùng chăm sóc mẹ. ó là quãng thời gian vô cùng cực khổ khi chú

Bồ Nông con phải đi kiếm ăn mà chẳng kiếm được mấy mồi về cho mẹ: “Trên đồng

nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.Trong đêm vắng, chú Bồ Nông lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, Bồ Nông đi tới gần sáng vẫn

chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại

gắng gượng mò thêm.”. âu chuyện này được tác giả dẫn vào, triển khai và kết lại

giống như một câu chuyện cổ tích xa xưa: “Từ thưở xa xưa, họ hàng nhà Bồ Nông

không chịu nổi nóng nực.”; “Ngày nay, chú Bồ Nông nào cũng có cái túi ở miệng.

Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái

nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan.” hắc hẳn, khi

đọc câu chuyện này, không ít bạn nhỏ sẽ nghĩ đây là một câu chuyện cổ tích. Nhưng cũng không sai, là câu chuyện cổ tích tác giả dành tặng các em thiếu nhi, là lời nhắn nhủ thầm kín về tình mẫu tử, về đức tính hiếu thảo mà các em phải học tập. Bên cạnh đó, tác giả cũng viết nên câu chuyện về những đức tính xấu để các em phân biệt được cái xấu cái tốt, để các em biết sửa chữa những gì chưa tốt và tránh xa

những điều xấu. “Thờn Bơn méo miệng” là một câu chuyện như thế. Thờn Bơn vốn

là một loài cá xinh đẹp nhưng vì thói quen chê bai, coi thường người khác, cười nhếch miệng nên mới trở nên xấu xí. ến khi nhận ra bản thân đã xấu xí, muốn sửa mà cũng không sửa được nữa. âu chuyện có cốt truyện rất đơn giản và dễ hiểu nhưng ẩn chứa trong đó là cả một bài học đạo đức mà nhà văn muốn gửi tới các em. Không nên chê bai và coi thường người khác bởi khi làm như vậy cũng sẽ khiến chính bản thân mình trở nên xấu xí, không tốt đẹp gì. Từ hình ảnh chú Thờn Bơn, có lẽ các em cũng sẽ tự rút ra bài học cho chính bản thân mình, điều này cũng được

nhà văn khéo léo nhắc lại ở cuối câu chuyện: “Giá Thờn Bơn đừng chế nhạo người

khác ngay từ trước, có phải nó vẫn là con cá xinh xẻo, đẹp đẽ mãi rồi không…”.

ũng có phần mở đầu giống như chuyện cổ tích, câu chuyện dễ dàng thu hút

các em bởi lời dẫn truyện hấp dẫn: “Từ thuở xa xưa, Thờn Bơn cũng từng được xếp

vào loại cá xinh đẹp, chứ không phải khi mới nở trong trứng ra, đã méo miệng như

bây giờ đâu.” Không chỉ dừng lại ở chức năng giải trí, những câu chuyện như thế

này còn định hình tính cách và giáo dục các em hướng tới những điều hay lẽ phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)