ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ
2.2 iểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nh văn
2.2.2 Người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong
Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn của nhân vật để kể là kiểu người kể chuyện nhìn và kể những thông tin tương đương với một nhân vật nào đó trong câu chuyện. iều đó có nghĩa là người kể chuyện dùng điểm nhìn của nhân vật để quan sát và kể lại sự việc. iểm nhìn bên trong gắn với hệ thống nhân vật tự truyện, tự kể, tự bộc lộ, có thể xuất hiện ở cả 2 ngôi kể thứ nhất (xưng tôi) và thứ ba (nhân vật được kể, được miêu tả) . Như vậy, người kể chuyện có thể dựa vào điểm nhìn của một nhân vật nhưng cũng có khi người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhiều nhân vật khác nhau để kể về sự việc. Tuy nhiên dù dựa vào
một nhân vật duy nhất hay nhiều nhân vật khác nhau để kể thì kiểu tổ chức điểm nhìn này vẫn mang tính chất hạn chế trong phạm vi nhận thức của nhân vật.
Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể lại câu chuyện xuất hiện khá phổ biến trong các truyện ngắn của Phong Thu mà người kể chuyện là nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể. âu chuyện được kể lại theo tri giác của
nhân vật. Vì vậy điểm nhìn này mang dấu ấn chủ quan rõ nét: “Sân nhà tôi vui nhất
vào những hôm có trăng. Trăng mùa rét tôi ít gặp nên chỉ nhớ mang máng (như cái lúc buồn ngủ) còn trăng mùa hè thì trong vẻo trong veo, sáng lừng lựng. Bà tôi trải chiếu ngay giữa sân rồi quạt cho tôi ngủ. Ngả trong lòng bà, mắt thao láo nhìn trăng, tôi vòi bà kể chuyện. Bà là kho truyện cổ tích đấy. Bà không kể như cô giáo đâu. Nghe thì hay nhưng khó bắt chước lắm. Cái câu quen thuộc "Ngày xửa ngày xưa..." mở đầu cho tất cả mọi câu chuyện, bao giờ cũng báo hiệu trước những điều thú vị, những con người đáng yêu, đáng thương hoặc đáng tức, đáng ghét... (sẽ xuất hiện). Bà vừa kể, vừa quạt cho tôi. Chiếc quạt mo trong tay bà thật lắm gió mát. Tôi cứ thế nằm trong ánh trăng mà thiếp đi cùng với câu chuyện kể thì thầm của bà tôi.” (Nhớ bà). ó còn là câu chuyện được kể dưới cái nhìn trải nghiệm của chủ
thể: “Thế là cậu ấy đi rồi. Biết đến bao giờ người viết mới gặp lại nhau? Một nỗi
nhớ nhung, một nỗi buồn man mác mà lần đầu tiên trong tuổi thiếu niên tôi được biết, đã tràn ngập lòng tôi: xa bạn.
Giá như đây là một bạn rất thân, từng chia bùi xẻ ngọt, từng trải qua những trận ẩu đả, những lần cãi nhau chí chóe để rồi càng ngày càng thương mến nhau hơn, thì đã đi một lẽ. Đằng này, cậu ấy là địch thủ của tôi. Một địch thủ đáng gờm trên sân bóng. Chính điều ấy, mới thật day dứt, mới thật nôn nao, vương vất trong tôi chưa
biết đến bao giờ nguôi được...” (Đối thủ). Ấy là cảm xúc, là những gì mà các cô bé
cậu bé của chúng ta trải qua. Ở điểm nhìn này, Phong Thu đã đặt mình vào các em để thể hiện những cung bậc cảm xúc một cách chân thật và gần gũi nhất. Tổ chức
điểm nhìn trần thuật dạng này còn xuất hiện trong: Cây bàng không rụng lá, Mẹ tôi,
Vườn ông – vườn xuân, Cháu trai ông đánh giậm, Những hạt bỏng ngô, Nhát đinh
của bác thợ …
Mặt khác, kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật không có nghĩa là người kể chuyện phải là nhân vật trong câu chuyện trần thuật lại các sự kiện. Trong
truyện ngắn của Phong Thu ngay ở cả những truyện ngắn được kể bằng người kể chuyện ngôi thứ ba cũng dựa vào điểm nhìn của nhân vật. Ở dạng này, người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật, cùng nhân vật kể lại câu chuyện hay bộc lộ những suy ngẫm, để từ đó bộc lộ những đặc điểm tính cách theo chiều sâu dòng nội tâm nhân vật. Tuy nhiên, vì đây là những tác phẩm viết cho thiếu nhi nên tác giả không gia công nhiều ở vấn đề này. Dù đứng ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba, thì nhà văn cũng đều thể hiện được những nét tính cách rất đặc trưng của tuổi thiếu nhi, những tình cảm, cảm xúc của các em đều được thể hiện rất rõ trong truyện.