Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, giản dị, thân mật hướng tới đối tượng độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 66 - 68)

ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ

3.1 gôn ngữ kể chuyện

3.1.1 Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, giản dị, thân mật hướng tới đối tượng độc

độc giả thiếu nhi, học sinh tiểu học.

ó thể khẳng định, sức hút của truyện Phong Thu không chỉ nằm ở nội dung mà còn nằm ở ngôn ngữ, giọng điệu trẻ thơ. Trong nhiều tác phẩm, ngôn ngữ truyện

kể là thứ ngôn ngữ của trẻ con, mà “đối với người lớn thì ngôn ngữ trẻ con cũng

giống như một thứ ngoại ngữ”. Phong Thu hiểu và kể chuyện bằng thứ “ngoại

ngữ” dành cho người lớn ấy nên hiển nhiên truyện của Phong Thu là tiếng nói của

thiếu nhi. Theo như khảo sát của người viết thì ngôn ngữ đối thoại chiếm phần lớn trong tập truyện. Viết cho thiếu nhi thì ngôn ngữ đối thoại là một sự lựa chọn đúng đắn, bởi vì các em vẫn đang ở độ tuổi tò mò, thích tìm hiểu nên hay cười, hay hỏi, hay nói, khác với người lớn là thường độc thoại hoặc độc thoại nội tâm. Và cũng chính vì những lý do trên nên một trong những đặc điểm ngôn ngữ truyện Phong Thu là giàu tính khẩu ngữ, giản dị, trong sáng và rất gần gũi với các em.

Tìm hiểu các tác phẩm của Phong Thu, người đọc sẽ nhận thấy ngôn từ mà tác giả sử dụng vốn là những từ bình dị, không hoa mỹ, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của các em nhỏ. ác nhân vật đối thoại với nhau bằng ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Viết cho lứa tuổi thiếu nhi, một lứa tuổi ưa hoạt động, thích khám phá nhưng ít khi tập trung lâu nên nhà văn sử dụng các mẩu đối thoại ngắn để thu hút các em.. Trong những cuộc đối thoại ấy, người đọc bắt gặp những câu nói hết sức đời thường trong giao tiếp hằng ngày của các em và đặc biệt là những trò chơi mang đậm tính con trẻ. húng luôn

hiếu thắng và thích ra oai, thích bắt nạt những đứa trẻ lạ, yếu thế. Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các em vẫn là sự quan tâm, đùm bọc lẫn nhau.

oạn đối thoại xuyên suốt giữa Sinh và ảo trong câu chuyện “Chín điểm

là minh chứng rõ nhất cho tính khẩu ngữ trong ngôn ngữ truyện Phong Thu:

“- Cậu đọc bài í à? […]

- Hớ hớ!...Cậu tài nhỉ! […]

Thầy giáo cho Sinh chin điểm. Sinh sướng quá! Tý nữa thì Sinh nhảy cẫng lên. Có thế chứ!

Đến giờ ra chơi, Sinh kéo tuột Hảo ra một chỗ, hỏi: - Tớ có giống…không cậu?

Hảo lắc đầu, cười hì hì:

- Chả giống. Hí hí…Nom cậu buồn cười lắm.

Sinh đứng đực cả mặt ra. - Sao?Không giống thật à?

- Ừ. Cậu vừa đọc vừa nghiêng bên này, nghiêng bên kia như các chị văn công đang hát ấy. Hí hí! Hay lắm cơ! […]

- Chén đi! Tớ quên. Hì hì…thế là tớ thuộc bài rồi!”

Hay như trong cuộc đối thoại của những đứa bé về câu chuyện “Quà gửi bố”,

đều là những từ ngữ rất ngây ngô và trẻ con, đọc truyện chẳng khác gì chúng ta được chứng kiến bọn trẻ nói chuyện ngoài đời thực cả, khiến chúng ta nhớ lại một thời ấu thơ vụng dại, hiếu thắng và tinh nghịch:

“- Chúng mày khôn. Chúng mày học giỏi thì làm gì chả được mười. Tao cũng

không chơi như thế nữa. - Ừ, hay là thôi nhớ! […] - Cậu phải cố gắng lên chứ lị!

- Thì mày không thấy tao đang cố gắng đấy à? - Cố gắng mà lại “bốn”?

Nhà văn Phong Thu đã dùng những từ ngữ như lời nói của bọn trẻ ở ngoài đời: “í à?”, “nom”, “hí hí, hay lắm cơ!”, “chén đi”, “chúng mày khôn”, “chứ

lị”…và chính điều đó đã làm nên sự hứng thú cho độc giả nhỏ nhỏ tuổi. Những từ

ngữ không hề được gọt dũa nhưng lại vô cùng giản dị, thân quen với các em thiếu nhi, các em nhỏ bậc tiểu học. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ dân dã, tự nhiên, bình dị trong các sáng tác viết cho thiếu nhi, Phong Thu đã đặc biệt chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ sao cho gần gũi, phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em. Ngôn ngữ trong các tác phẩm đặc biệt thể hiện điều đó. Từ việc sử dụng ngôn từ miêu tả nhân vật, khắc hoạ không gian, thời gian, cách tạo ra hình ảnh, lời nói người kể

chuyện… tất cả đều thể hiện sự kỳ công, nghiêm túc và ý thức trách nhiệm nghề

nghiệp của nhà văn. Trong các trang viết ấy, ông đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ sinh động, cụ thể nhưng lại rất mới lạ, phù hợp với tâm sinh lý, lời ăn tiếng nói hàng ngày của các em.

ó thể nói, truyện Phong Thu là những câu chuyện được kể với thứ ngôn ngữ lạ kì, dí dỏm nhưng không hề xa lạ, khó hiểu. Truyện Phong Thu thu hút tất cả

mọi người một phần chính bởi “ngôn ngữ trẻ thơ” tươi tắn đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)