ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ
3.2 iọng điệu kể chuyện
3.2.1 Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh
Phải nói rằng, trên nền văn học thế giới đã có vô số tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhờ người kể chuyện “biết đùa”. iọng hài hước, hóm hỉnh trở thành một giọng chủ, đem lại sắc thái mới mẻ cho văn học nói chung và truyện thiếu nhi đương đại nói riêng.
Truyện viết cho thiếu nhi của Phong Thu rất hồn nhiên, dí dỏm và đáng yêu như chính lứa tuổi của các em. iều này giúp cho người đọc luôn có cảm giác sảng khoái, vui tươi. hất giọng chủ đạo này đã tích cực góp phần tạo nên đặc trưng của phong cách tác giả, là điểm hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi khi tiếp cận tác phẩm của ông.
ác truyện thiếu nhi của Phong Thu đều xoay quanh các cô bé, cậu bé trong độ tuổi mới lớn ở làng quê với chút năng khiếu bẩm sinh cùng với mơ ước cháy bỏng và bao chuyện vui buồn đã xảy ra. ây là lí do quan trọng khiến cho cuộc sống của những nhân vật nhí chất chứa nhiều kỉ niệm đẹp đáng nhớ trong suốt thời thơ ấu của mình.
ơn nữa, nhà văn Phong Thu lựa chọn lối viết truyện hài hước và đầy tinh nghịch giúp cho các em thiếu nhi tiếp thu câu chuyện một cách dễ dàng. Sự hài hước, dí dỏm trong giọng kể gắn liền với cách nhìn ngỡ ngàng, khám phá, phát hiện của trẻ thơ về thế giới bao quanh và thế giới người lớn. Mục lục tên truyện cũng bước đầu thể hiện đặc điểm này.
húng ta có thể dễ dàng bắt gặp giọng hài hước, hóm hỉnh ấy ở cuộc đối thoại của những cô bé, cậu bé với người thân trong gia đình hay chính là với nhau trong những câu chuyện thường nhật của cuộc sống. ó là sự phát hiện bất ngờ của
cậu bé con về cây bàng trước cửa trong “Cây bàng không rụng lá”: “Thế thì tài
thật. Đã có lần, tôi đứng chờ ở dưới gốc khá lâu mà chẳng thấy có cái lá nào rụng xuống cả. Tôi nhớ rằng, cách đây ít lâu, cây bàng trụi thùi lụi, cành đâm dọc đâm ngang, có bói cả ngày cũng không ra một cái lá nào. Vậy thì bấy nhiêu lá đã biến đi
đâu?”. Sự ngây thơ đáng yêu của cậu bé chắc hẳn sẽ khiến bạn đọc phải bật cười.
ay như cậu bé Sinh trong câu chuyện “Chín điểm”, vì muốn thuộc bài như bạn
Quỳnh mà bắt chước y xì những hành động, cử chỉ hay phong cách của bạn ấy, nhưng Sinh chỉ bắt chước những cái hay thôi, còn những điều không đẹp thì cậu bé
Sinh nhất quyết không làm theo: “Quỳnh hay khịt mũi và cáu gắt với bạn bè. Khịt
mũi có gì là hay đâu. Mình không có bệnh thì việc quái gì phải khịt mũi cho nó khổ?
Còn như cáu gắt với bạn bè thì sai quá là sai rồi, có hay ho gì mà bắt chước!”. Một
cậu bé con với suy nghĩ rất đáng yêu và người lớn nhưng cũng vẫn nhí nhảnh đến
buồn cười khi nói chuyện với bạn: “Thầy giáo cho Sinh chin điểm. Sinh sướng quá!
Tý nữa thì Sinh nhảy cẫng lên. Có thế chứ!
Đến giờ ra chơi, Sinh kéo tuột Hảo ra một chỗ, hỏi: - Tớ có giống…không cậu?
- Chả giống. Hí hí…Nom cậu buồn cười lắm. Sinh đứng đực cả mặt ra.
- Sao? Không giống thật à?
- Ừ. Cậu vừa đọc vừa nghiêng bên này, nghiêng bên kia như các chị văn công đang hát ấy. Hí hí! Hay lắm cơ!
Hảo cười, Sinh cũng cười theo.”.
Những đứa trẻ nói chuyện với nhau với giọng điệu vô cùng trong sáng và hồn nhiên. iểu được diều này, Phong Thu đã đưa vào câu chuyện của mình những âm thanh của tiếng cười thơ trẻ “hì hì, hí hí” trong những đoạn hội thoại. hính điều này tạo nên sự gần gũi, quen thuộc với độc giả nhỏ tuổi, những đứa bé thấy mình trong đó mà không hề lạ lẫm.
Không chỉ với bạn bè, trong môi trường học tập mà ngay cả ở gia đình, với bố mẹ, giọng điệu hài hước, di dỏm cũng được tác giả sử dụng triệt để. Nhờ có sự hài hước này mà những bài học, dạy dỗ các em không bị cứng nhắc mà chỉ như một trò chơi đáng yêu trong cuộc sống. Trong câu chuyện “Trò chơi của bố”, bố là người đã dạy cho ường một nết ngoan trong nhân cách con người khi hai bố con ngồi chơi với nhau như đôi bạn cùng tuổi:
“ - Mời bác xơi! – Hường đưa cái chén nhựa to bằng đầu ngón tay giữa của bố, cho bố.
Bố đỡ lấy và đỡ bằng hai tay hẳn hoi, nói như thật: - Xin bác. Mời bác xơi.
-Bác xơi nữa không ạ? – Hường tiếp. - Cảm ơn bác, tôi đủ rồi…- Bố nói.”
Tưởng chừng chỉ là một trò chơi vui của trẻ thơ nhưng thật hay khi bố đã dùng chính trò chơi ấy để dạy cho bé những thói quen tốt trong cuộc sống, chỉnh trang những gì còn chưa được cho bé, không hề giáo điều hay áp đặt, ngược lại, rất
gần gũi, tự nhiên mà đáng yêu vô cùng: “Như hôm nay, hai bố con lại chơi “ăn
cỗ”.
Bố dịu dàng:
- Bác phải hỏi tôi là tôi xơi gì chứ? - Vâng ạ. Bác xơi gì ạ? […]
Hường đưa tay ra cầm lấy cái chén nhựa.
- Ấy bác phải đỡ bằng hai tay. Tôi đưa cho bác bằng hai tay cơ mà…”
Không hề có khoảng cách giữa người lớn và trẻ nhỏ hay sự dạy dỗ cứng nhắc thường thấy, giọng điệu hài hước với cách xưng hô “bác – tôi” giữa hai bố con khi chơi trò chơi càng làm tăng thêm sự gần gũi với độc giả thiếu nhi và những bài học về nhân cách cũng vì thế mà nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm trí.
iọng điệu hài hước, dí dỏm còn được Phong Thu sử dụng trải dài ở cả tập
truyện. Là “Quà gửi bố” với sự ganh đua học tập để đạt điểm mười làm quà gửi bố
nơi phương xa. Vẫn là những câu hội thoại rất tự nhiên, dí dỏm của lũ trẻ: “Cậu
phải cố gắng lên chứ lị.”. Là “Cún con” với sự tò mò về thế giới xung quanh, chưa
có nhận thức vì cún vừa mới được sinh ra đời: “Trên cành nhãn, có chú chim gì nho
nhỏ hót hay quá. Đúng là bạn rồi! Cún thích chí sửa vang. Chú chim nhỏ hốt hoảng bay mất. Cún con thừ mặt. Sao thế nhỉ? Cậu ta lại lon ton về hỏi mẹ.”…. Dù chuyện của con người hay chuyện của loài vật, cây cối thì giọng điệu của tác giả cũng không hề thiếu đi sự hài hước. Phong Thu yêu và hiểu trẻ thơ nên luôn đưa những chi tiết hài hước, dí dỏm vào tác phẩm, đem lại tiếng cười sảng khoái cho các em. ây chính là chất liệu làm nên cái hay của tác phẩm, cũng là yếu tố kết nối với các em nhỏ thiếu nhi với văn thơ. Nhờ sự vui tươi trong mỗi câu chuyện mà các em không cảm thấy những bài học giáo dục trở nên to tát mà hoàn toàn nhẹ nhàng, gần gũi, dễ tiếp thu.
Như vậy, có thể khẳng định, điểm hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện của Phong Thu chính là ở giọng điệu. ó là giọng dí dỏm, hài hước. Ở bất cứ truyện nào, người đọc cũng dễ nhận ra chất humour-trẻ-con mà nếu không hoá thân, không một người lớn nào có thể “nhại giọng”. Thông qua các màn hội thoại, chất hài hước, dí dỏm của truyện Phong Thu cũng được thể hiện rõ nét. Lời thoại trong truyện Phong Thu rất tự nhiên (đến mức hiển nhiên phải thế chứ không thể khác), nhưng lại không thể đoán trước. Tính chất bất ngờ từ tình huống truyện, đến ngôn ngữ,
hành động của nhân vật thường là nguyên nhân khiến độc giả lớn/nhỏ đọc Phong Thu một cách say mê. Ở nhiều đoạn hội thoại tính chất hài hước được bật ra qua sự kết hợp “tung hứng” giữa lời kể, lời bình luận và đối thoại nhân vật. Trong truyện Phong Thu, những liên tưởng, suy diễn, tưởng tượng phong phú của trẻ em thường làm nên tính chất bất ngờ của những đối đáp (giữa bọn trẻ với nhau hay giữa trẻ em và người lớn). Trong nhiều tác phẩm, không hiếm những màn hội thoại “trật khớp” (do sự “vênh lệch” trong ý nghĩ của những người tham gia giao tiếp). ộ chênh giữa tư duy của người lớn và tư duy của trẻ con được Phong Thu thể hiện khéo léo
(Cây bàng không rụng lá, Đi tìm việc tốt, Cái cúc màu xanh, Người bạn mới…).
Làm lạ hoá thế giới hiện thực từ trường nhìn trẻ thơ là điểm thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Phong Thu.