ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ
3.1 gôn ngữ kể chuyện
3.1.3 Ngôn ngữ mang dấu ấn thời đại – mấy thập niên chiến tranh
ia tăng lời thoại, giảm thiểu kể, tả, bình luận (hay lời thoại đã bao hàm luôn chức năng kể, tả, bình luận) là một trong những điểm nổi bật ở đa số tác phẩm của Phong Thu. Ở nhiều truyện, đối thoại chiếm tỉ lệ lớn, lời người kể chuyện chỉ mang tính chất dẫn chuyện. Nhân vật vừa kể chuyện vừa tham gia vào hội thoại (Cây bàng không rụng lá, Quà gửi bố, Những hạt bỏng ngô, Cháu trai ông đánh giậm,
Nhớ bà, Vườn ông – vườn xuân, Nhát đinh của bác thợ…). Ý nghĩa của các đoạn
rõ. Ở nhiều truyện, người kể chuyện chủ yếu đóng vai trò tổ chức truyện kể nhờ vào các mẩu hội thoại – hay nói cách khác là kể bằng lời thoại. Tiêu biểu cho kiểu trần
thuật đối thoại này có thể kể đến những tác phẩm như “Chín điểm”. “Quà gửi bố”,
“Nhớ bà”... Những đoạn đối thoại (trò chuyện, bàn bạc, cãi cọ… ) của các cô cậu
học trò hồn nhiên đã góp phần làm nên sức hấp dẫn, hài hước của truyện Phong Thu . Dí dỏm, cười cợt nhưng truyện Phong Thu không hề suy giảm tính giáo dục, một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị thật sự của truyện thiếu nhi. Bằng những nụ cười, ý nghĩa, “bài học” dành cho trẻ vẫn được thể hiện sáng rõ qua những màn đối đáp của nhân vật, chẳng cần người kể chuyện phải bình luận thêm.
Tuy nhiên, một điều đặc biệt phải kể đến khi đi phân tích ngôn ngữ đối thoại trong truyện viết cho thiếu nhi của Phong Thu đó là ngôn ngữ đối thoại mang đậm dấu ấn thời đại – thời kì chiến tranh những năm 60, 70. Nếu như các tác giả khác như Võ Quảng, Phạm ổ, Bùi Tự Lực, Trần Trung Sáng…đều đưa vào trang văn của mình hình ảnh của cuộc chiến tranh khốc liệt. iện thực của cuộc chiến trong các trang văn của các tác giả khác đi liền với những sự hi sinh, mất mát lớn lao. Nó không chỉ gắn liền với không gian nhà lao chật hẹp, tối tăm mà còn gắn liền với hình ảnh núi rừng kháng chiến. Tại đây, quân và dân ta đã phải trải qua những cuộc chiến đầy gian khổ, ác liệt. Thậm chí, ngay cả thơ – một thể loại trữ tình vốn dĩ chỉ chuyên chở những xúc cảm thi vị, bay bổng cũng trở thành nơi chất chứa những nỗi
buồn của trẻ thơ trước bi kịch gia đình và Tuổi thơ – cánh diều của Trần ồng là
một ví dụ: “Cho em bay với ...diều ơi! Bố em bỏ mẹ em rồi ...còn đâu!/ Lớp chín,
càng chín nỗi đau/ Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ trồng/ Nỗi thương, nỗi nhớ
bồng bềnh...” .Thì Phong Thu của chúng ta lại chọn một cách viết rất riêng và hoàn
toàn khác biệt. Những câu chuyện được viết trong chiến tranh nhưng không hề có bóng dáng của bom rơi đạn nổ, không có sự hi sinh, mất mát, đau khổ mà thay vào đó, chỉ có tiếng cười của trẻ thơ, chỉ có những đoạn đối thoại rất vô tư như thể chiến tranh ở xa chúng ta lắm. Lối viết truyện của Phong Thu gợi cho chúng ta nhớ tới một bài thơ tứ tuyệt về chiến tranh nhưng rất kín đáo thâm trầm của nhà thơ Tố ữu:
“Đạn bom giặc Mỹ phá ngày đêm Trường học rời xa phố vắng thêm
Đường phố lâu rồi im tiếng guốc Xuân về, táo rụng, nhớ đàn em.”
(Táo rụng – Tố ữu)
Không viết về chiến tranh nhưng qua những đoạn đối thoại, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy dấu ấn chiến tranh, những năm 60, 70 vẫn tồn tại trong mỗi câu chuyện của Phong Thu. Những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: Hoa mướp vàng, Chú và cháu, Cái hầm trú ẩn, Chuyến bay của người lái số hai.
ình ảnh cây mướp với sự nuôi nấng, chăm sóc chu đáo của hai chú cháu Thắng và Trang là kỉ niệm trong những ngày sơ tán của bọn trẻ. Ngày mướp đơm hoa kết quả cũng là ngày mà hai đứa trẻ phải tiếp tục chuyển đi nơi khác. hính trong đoạn đối thoại của hai chú cháu về cây mướp, chúng ta thấy xuất hiện dấu ấn
của chiến tranh, là những cuộc di dân, sơ tán của những đứa trẻ: “Và, khi quả mướp
đầu tiên vừa đậu, cũng là lúc chú cháu bé Trang nhận được một tin mới: bố mẹ nhắn về là hai chú cháu phải chuyển chỗ ở, sơ tán đến nơi khác. Thắng và Trang ngẩn cả người. Thế còn cây mướp? Làm sao chuyển cả được cái giàn mướp ấy đi?
Thắng đứng tần ngần dưới gốc cây, Trang ngước nhìn mãi đám hoa vàng. Chợt, đôi mắt Thắng sáng hẳn lên:
- Được rồi, Trang ạ.
Trang mở to cặp mắt long lanh nhìn chú.
- Cứ để cây mướp ở đây. Khi quả đã to, sẽ có người ra hái. - Ai hái hở chú?
- Những bạn đến đây ở nhà này... Cũng như cái cây đu đủ kia kìa, mình có trồng đâu mà cũng được ăn quả.
Trang chưa hiểu ngay, cần phải nghĩ một tí. Cây đu đủ kia, ai trồng, Trang chẳng biết. Nhưng khi đến đây, Trang thấy nó đã có quả rồi. Bây giờ, cây mướp này cũng thế thôi. Chú cháu Trang đi, cây mướp sẽ cho quả người đến đây ở như cây đu đủ kia cho Thắng và Trang quả vậy. Nghĩ xong, Trang nhoẻn miệng cười:
Những câu hỏi ngây thơ của bé Trang và những câu trả lời rất người lớn của chú Thắng về cây mướp, về cuộc sơ tán khiến bạn đọc không hề thấy nặng nề. hiến tranh đấy, không được ở nhà mà phải sơ tán từ nơi này qua nơi khác, là khổ cực, thiếu thốn đấy nhưng cách viết nhẹ nhàng và tinh tế của tác giả đã làm “đơn giản hóa” rất nhiều cuộc chiến khốc liệt ấy. Trong câu chuyện, chỉ có hình ảnh hai chú cháu và cây mướp vàng, rất yên bình và dễ thương. Dường như, khi đọc lại, mọi thứ chỉ còn là kí ức, là dấu ấn một thời mà thôi.
Ở một câu chuyện khác, dấu ấn chiến tranh dường như in hằn trên cơ thể một người chú và trong con mắt ngây thơ của đứa cháu nhỏ. Sự tò mò của đứa bé tên Bình về chú thương binh hàng xóm khi thấy chú “tay chân còn nguyên” đã cho
Bình cơ hội thấy được dấu vết của chiến tranh trên cơ thể chú: “Vừa nói, chú vừa từ
từ vén một bên vạt áo cho Bình xem. Bình giật mình đứng vội lên, bước ra khỏi lòng chú. Trước mắt Bình, chú Chương lúc này không phải là chú Chương lúc nãy nữa. Bình không dám nhìn lâu vào vết thương sâu hoắm ngay phía dưới ngực chú. Bình nhẹ nhàng kéo vạt áo của chú xuống, kẻo chú đau. Thôi chú Chương đúng là chú
thương binh thật rồi. Bình không cần phải xem nữa.”. Nhưng đâu chỉ dừng lại ở đó,
chiến tranh vẫn còn tiếp diễn, những đứa trẻ như Bình vẫn đi học và cố gắng nhiều hơn chỉ mong những chú thương binh như chú hương khỏi đau. ả đoạn đối thoại giữa Bình và chú hương chất chứa trong đó biết bao nỗi niềm. Người cháu thì chỉ mong chú khỏi đau còn người chú thì chỉ mong đuổi hết giặc Mĩ ra khỏi đất nước. ất nước vẫn còn chiến tranh, đó mới chính là nỗi đau lớn nhất trong lòng chú. hính ở đoạn nói chuyện của hai chú cháu, dấu ấn chiến tranh hiện lên rõ hơn bao
giờ hết: “Bình nhìn chú không chớp mắt. Vết thương của chú nặng quá đấy. Làm
thế nào cho chú khỏi thật, khỏi nhanh lên bây giờ? Bình khẽ hỏi thêm: - Thế đến bao giờ chú mới khỏi hẳn?
- Bao giờ đuổi hết bọn giặc Mỹ ra khỏi miền Nam, Mỹ thua không bắn phá miền Bắc được nữa thì chú khỏi hẳn.
Bình khe khẽ thở ra và nắm lấy tay chú, nói liền một mạch:
- Chú để cháu đánh bọn giặc Mỹ cho. Hễ cháu lớn một cái, cháu đi bộ đội ngay! Chú khỏi chứ chú?
Chú Chương nhìn Bình và gật đầu tin tưởng lắm. Bình sung sướng ôm choàng lấy chú Chương...”
ó lẽ, những đứa bé như Bình chưa bao giờ biết được sự khốc liệt đến đáng sợ của chiến tranh nhưng nỗi đau mà giặc Mĩ và chiến tranh để lại trên cơ thể chú hương và trên cả đất nước ta thì hoàn toàn hiểu được. Bình và những đứa trẻ khác sẽ lại lớn lên, lại nhập ngũ, sẽ là cả một thế hệ chiến đấu để chữa lành những hi sinh, mất mát của thế hệ đi trước và giành lại tự do cho dân tộc.
Dấu ấn về chiến tranh vẫn còn được Phong Thu tiếp tục gửi lại trong những câu chuyện khác. Là câu chuyện của hai cậu bé học lớp 2 Quy và ường trong “Cái hầm trú ẩn”. Nhan đề truyện cũng phần nào thể hiện dấu ấn chiến tranh ở
trong đó. Là cái hầm nhưng đồng thời cũng là lớp học. “Để tránh máy bay Mỹ, lớp
học đã chuyển vào đây. Trường cũ xây bằng gạch hẳn hoi, phải bỏ trống. Vườn cây phải làm chỗ đào hầm”. Và đây cũng chính là nơi chất chưa những câu chuyện, những kỉ niệm của biết bao cô bé cậu bé. Phong Thu không miêu tả chiến tranh, càng không viết về sự đau thương mất mát, như ở câu chuyện này, chỉ là hỉnh ảnh hai cậu bé con với những câu chuyện dưới chiếc hầm trú ẩn. Lời đối thoại cũng vô cùng sinh động và tươi vui: “Hai đứa theo nhau xuống hầm. Quy vừa khua lá tre vừa để ý xem ở nóc hầm có củ khoai nào thò xuống không. Chẳng có quái gì hết. Mà, Cường thì đang làm gì ấy, cậu ta ngồi xuống. Quy cũng ngồi theo, Cường đứng lên, Quy cũng đứng lên, nhưng chẳng hiểu cậu ta làm thế để làm gì nữa. Quy cảm thấy có mùi gì hăng hăng như mùi tỏi.
- Cậu giồng tỏi ở dưới này đấy à? Cường bật cười:
- Ai lại giồng thế! Tớ rắc tỏi ra đấy. - Rắc làm gì?
- Để trị rắn và sát trùng cho hầm.
Quy chưa tin lắm. Cái cậu Cường này, lại định giấu người ta chứ gì! Quy lùi lại, thử sò tay lên nóc hầm xem có gì không thì đã thấy Cường ra khỏi hầm rồi. Quy vội vàng chạy theo:
- Cường ơi! Cường!
Có tiếng Cường đáp lại ở phía hầm bên cạnh. - Tớ đây!
Quy tức quá. Cậu ấy "khôn" ghê. Quy lại vào theo Cường... Cứ như thế cho đến lúc Cường chuẩn bị ra về, Quy mới ngẩn ngơ hỏi:
- Này... thế... không có à? Cường cũng ngẩn ngơ theo: - Có gì? Rắn ấy à?
- Không, khoai cơ! Cường càng lạ hơn: - Khoai gì?
Nói xong, Cường mới chợt hiểu ra và cười giòn giã:
- Hớ hớ! Kho..o..oa..oai... khoai à! Làm quái gì có kho..o..oa..oai! Tớ đi xua rắn đấy chứ!
À ra thế. Cái cậu Cường này khôn thật!”
Một câu chuyện không đầu không cuối, cũng không có gì đặc biệt, chỉ là những đoạn đối thoại dưới hầm của hai đứa trẻ nhưng sao mà đáng yêu đến như vậy. Dường như, Phong Thu đã dùng ngòi bút của mình để ngăn cách chiến tranh với cuộc sống của những đứa trẻ, để cho dù phải sống với chiến tranh đấy, sinh hoạt, học tập trong hầm trú ẩn đấy, bọn trẻ vẫn luôn vô tư chơi đùa với nhau, vẫn sống đúng với lứa tuổi thần tiên của chúng. hiến tranh chỉ còn là dấu ấn trên hình ảnh của chiếc hầm trú ẩn, tránh bom Mĩ về.
Không chỉ có vậy, dấu ấn chiến tranh chống Mĩ ấy, những năm 60, 70 ấy còn được vang lên trong “trò chơi” lái máy bay của hai chú cháu, chú Kính và cháu
òa. hú Kính dạy cháu lái máy bay, “rất tiếc là chiếc máy bay này làm bằng…
ghế đẩu” nhưng đứa bé thì vui thích và tưởng tượng như đó là một chiếc máy bay
thực thụ, một chiếc máy bay diệt địch:
Chú Kính đáp: - Không. - Thế…chú vẫn mở mắt? - Mở chứ! - Eo ơi… - Cả không chớp mắt nữa ạ? - Chớp mắt thì có, chỉ không nhắm hẳn thôi.
- Thế thì thử “bay” lại, để xem Hòa có nhắm mắt không nào. - Cháu bay lại, chú ạ.
Chú Kính hô: - Chuẩn bị!
Hòa giật người, hai tay nắm chắc lấy going mía. - Xuất kích![…]
- Bên phải X…độ, khoảng cách Y…có địch! Chú Kính hô vang! […]
- Ngoặt gấp! – Chú Kính lại hô. - Trở về!...Hạ cánh!”
Vừa giống như hai chú cháu đang chơi trò chơi nhưng cũng không khác gì một cuộc tập dượt bay thử cả. ái cách hỏi ngây thơ và đầy tò mò của đứa cháu khiến cho câu chuyện học lái máy bay trở nên sinh động. ứa bé dần học được tính dũng cảm, học được những kĩ năng sơ đẳng không lý thuyết khi lái máy bay bắn địch của người chú. ó lẽ, qua những lần như này, chú Kính đã dần hình thành trong òa một niềm yêu thích với công cuộc “diệt địch” cũng như sự gan dạ khi vấp phải khó khăn. hính trong những câu chuyện đơn giản như thế này, bạn đọc mới thấy được dấu ấn chiến tranh vẫn in sâu ở đó, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ nơi này qua nơi khác:
“- Cháu “bay” được chưa ạ? - Được.
- Khi chú bay, chú cũng thế ạ?
- Cũng thế. Nhìn thẳng và xông tới phía có máy bay giặc! Hòa tiếp lời:
- Và…không nhắm mắt!”
Dù không nhiều, chỉ nằm gọn trong một vài tác phẩm nhưng ấn tượng về ngôn ngữ đối thoại sinh động, mang đậm dấu ấn chiến tranh, những năm 60, 70 của thế kỉ trước vẫn mang đến cho bạn đọc một cái nhìn rất mới về chiến tranh. hiến tranh đâu nhất thiết cứ phải là hình ảnh bom rơi đạn nổ, là hi sinh mất mát. hiến tranh đôi khi chỉ hiện lên trong hình ảnh những đứa trẻ sơ tán từ nơi này qua nới khác, hình ảnh chiếc hầm trú ẩn kiêm lớp học, là hình ảnh chú thương binh với vết thương mãi không lành trong suy nghĩ đứa cháu, là “trò chơi” học lái máy bay trên chiếc ghế đẩu và gióng mía của hai chú cháu mà y như là thật… hính trong những trang văn của Phong Thu, chiến tranh không còn là nỗi sợ của các em nữa, tác giả không mang đến sự buồn thương trong câu chuyện cho các em mà thay vào đó là những câu chuyện tươi vui, những mẩu đối thoại nhí nhảnh, dí dỏm bên người thân, bạn bè, chỉ đủ để các em nhận thức được chiến tranh, nhận thức được những gì chiến tranh gây ra và để lại. ác em vẫn cứ sống hồn nhiên, trong sáng như thế nhưng sẽ là một thế hệ anh hùng của tương lai đất nước.