ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ
3.2 iọng điệu kể chuyện
3.2.2 Giọng điệu trữ tình, thi vị
Không chỉ sử dụng chất giọng hài hước, hóm hỉnh để lôi cuốn các em, Phong Thu còn sử dụng chất giọng thủ thỉ, trữ tình ấm áp để vỗ về, ôm ấp tâm hồn mỗi độc giả. Ông cứ nhẩn nha, bình thản mà kể và tả với nhịp điệu chậm rãi, thong thả.
i vào tác phẩm của Phong Thu, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy nhiều truyện có kết cấu theo mạch cảm xúc trơ trữ tình. ốt truyện được tổ chức theo cấu trúc một bài hát hay một bài thơ nổi tiếng. Không hề gân guốc hay viết những câu chuyện to tát, lớn lao, Phong Thu rất nhẹ nhàng và tinh tế. hính vì lẽ đó, lời văn của ông cũng vậy, thấm đẫm tinh thần nhân văn sâu sắc. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về cuộc sống giản dị, về những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên và trong sáng với những bài học về tình yêu thương bạn bè, gia đình, thầy cô, hay cao hơn là tình yêu quê hương, đất nước.
âu chuyện “Ai giống mẹ?” được tác giả mở đầu bằng một giọng văn vô
cùng ấm áp: “Tất cả các cô bé hiện đang sống trên trái đất này, ai nấy đều có mẹ.
Và, tất cả các bà mẹ đều yêu thương con mình. Con rét thì mẹ lạnh. Con ngã thì mẹ đau. Con đói, ruột gan mẹ cồn cào. Con ngoan, mặt mẹ nở hoa. Con hư, lòng mẹ
rầu rĩ…”. Những câu văn ngắn cứ êm đềm nối tiếp nhau như những câu thơ ngọt
ó khi, câu chuyện lại như một lời tâm tình của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp thuần khiết mà giản dị nơi làng quê. ó là cảm nhận của nhân vật “tôi” trong
“Cháu trai ông đánh giậm” mở đầu cho câu chuyện về người ông quá cố: “Mưa cuối mùa bao giờ cũng rả rích. Cứ tưởng như bắc cầu sang tận cuối thu. Vậy mà không. Nắng hanh vàng đã đẩy bổng mây lên, để lộ hẳn mênh mông khoảng trời xanh thẳm. Đồng quê dạt dào…
“Làng tôi xanh bóng tre…”
Không hiểu tại sao, cứ đến mùa thu thì tôi lại nhớ và thì thầm bài hát có câu hát ấy. Làng…cái tên gọi nghe đã xa xa, xa xưa…khi ai cũng quen nói: xã, xóm. Làng…nhắc nhở đến rặng cây và vòm xanh bao quanh những ngôi nhà thấp lè tè, sập sè trong khóm lá. Và nhẹ vẫy trên thinh không trắng lóa những cánh cò. Chỉ cần nhớ lại tới chừng ấy, đã thấy lòng êm dịu, bâng khuâng”.
Vừa là sự miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi làng quê thanh khiết, yên bình nhưng cũng là những cảm nhận rất tinh tế của tác giả. iọng văn cũng vì thế là trở nên nhẹ nhàng, êm ái, sắc điệu vô cùng gần gũi, thân thương. Và chính trong cái khung cảnh thơ mộng ấy là câu chuyện của một cậu bé có ông làm nghề đánh giậm, câu chuyện về một người ông đã từng khổ cực và vất vả ra sao để nuôi gia đình, nuôi bố cậu bé. Và cuối cùng, có lẽ là nỗi nhớ, một sự hi vọng về cuộc đời tươi sáng hơn của đứa cháu nhỏ dành cho người ông đã khuất.
Không nhiều giọng tả, phần lớn là giọng điệu tâm tình, thủ thỉ khi viết về thế giới trẻ thơ, về kỉ niệm, về những hồi ức với những người thân yêu. ó là cậu bé trong “Vườn ông vườn xuân”. Dù chưa được nhìn thấy ông một lần nhưng khu
vườn mà ông để lại khiến đứa cháu luôn nhớ ông khôn xiết: “Vào vườn, tôi nhớ đến
ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi, vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng nhưng bóng hình ông không thể nhạt nhòa khi cây vườn còn mãi mãi xanh tươi.[…] Đến tận bây giờ tôi không sao quên được. Mảnh vườn ấy là
Vườn ông – Vườn xuân…”. ình ảnh người ông tràn ngập khu vườn khiến nỗi nhớ
trong đứa cháu càng thêm sâu sắc. iọng văn vì thế mà cũng trở nên vô cùng xúc động.
ó lẽ, tác giả đã chủ định dùng giọng điệu trữ tình khi viết về những người thân yêu bởi lẽ những câu chuyện ấy đều chứa đựng rất nhiều tình cảm. hính ở đây, cái tôi kể truyện chuyển hóa thành cái tôi trữ tình, làm câu chuyện xuất hiện
như một tứ thơ, một bài thơ ngắn. âu chuyện “Nhớ bà” cũng không phải ngoại lệ.
ó là kí ức về người bà quạt cho cháu ngủ trên sân những đêm trăng sáng lừng lựng, là những câu chuyện cổ tích đi cả vào trong giấc mơ của đứa trẻ, là cái cách
bà dạy cháu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. hính vì thế “nếu chẳng may,
bạn không còn bà nữa, bà vẫn cứ sống trong trí nhớ của bạn, trong điều ăn nết ở của bạn”.
ay ở một câu chuyện khác, để nói về tình bạn, Phong Thu cũng dùng những
lời lẽ rất thiết tha: “ Đâu là dòng sông, thì đấy có những cánh buồm đi tới…Đã là
bạn, thì dù đi xa mấy, vẫn nhớ nhau…” (Cánh buồm trên sông)
Dường như cả tập truyện của Phong Thu đều mượt mà và chan chứa chất thơ. hất thơ được chắt lọc từ sự hồn nhiên, trong trẻo của tâm hồn trẻ thơ, bằng chính sự rung động của tâm hồn nhà văn. hất thơ tỏa ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trước đời sống và tình yêu mà tác giả dành cho trẻ thơ.
ó thể thấy, dù nội dung và đối tượng có thể khác nhau, nhưng khi sử dụng giọng điệu trữ tình thì đó là lúc tác giả muốn gửi gắm những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất. ó vừa giá trị riêng của tác phẩm vừa là văn phong độc đáo của tác giả Phong Thu.
Một điểm thú vị nữa khi đi phân tích giọng điệu trữ tình trong các tác phẩm của Phong Thu là việc tác giả rất hay đưa những lời thơ, lời hát xen vào lời trần thuật trong sáng tác của mình. hắc hẳn phải là người rất yêu thơ và nhạc thì tác giả mới hiểu rõ được thế mạnh của hai thể loại trên trong việc tạo chất trữ tình cho tác phẩm. Xen vào những dòng trần thuật, những câu thơ, lời hát sẽ có tác dụng tạo ra một cái nền, một không gian đặc biệt để nhân vật bộc lộ tâm trạng và để nhà văn thể hiện cảm xúc của mình.
âu chuyện vui nhộn của Thỏ Trắng cùng các bạn trong rừng hiện lên trên tiếng hát vui:
Chạy nhanh, nghe giỏi lại tài đào hang? Hỏi rằng bạn ấy có ngoan,
Chạy, nghe có giỏi, đào hang có tài?...”
Thỏ Trắng và các bạn Nai con, Nhím, ông, Sóc cũng giống như các bạn
nhỏ của chúng ta vậy. ọc “Đuôi ngắn tai dài”, bạn đọc sẽ được đắm chìm trong
không khí tươi vui, náo nhiệt của khu rừng cũng như suy nghĩ ngộ nghĩnh của Thỏ Trắng khi muốn “tai ngắn đuôi dài”. ác bạn nhỏ cũng đều thích thú và hình thành những tình cảm mới mẻ với những con vật đáng yêu.
ay như với câu chuyện “Nhớ bà”, chắc hẳn không thể thiếu những câu ca
dao, câu hát đi vào lòng người, khắc sâu vào tâm khảm đứa cháu:
“Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nước một mình bống ơi!...” “Cái cò lặn lội bờ sông…”
Những câu hát thân thương đi cùng tuổi thơ của bất kì một bạn đọc nào. Nó khiến chúng ta nhớ lại những năm tháng thơ bé thân thương với kí ức về người bà, người mẹ tảo tần nuôi nấng và chăm sóc chúng ta khôn lớn.
Là quê hương, là cha ông, là miền nhớ, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi
người, là những cảm xúc quen thuộc nhất trong “Cháu trai ông đánh giậm”:
“Làng tôi xanh bóng tre…” “Quê hương là chùm khế ngọt…” “Quê hương…nếu ai không nhớ…”
ọc những dòng nhạc phẩm này, ta sẽ cảm nhận rõ hơn về giọng điệu trữ tình của tác phẩm, và đặc biệt có lẽ là tâm trạng nuối tiếc của tác giả về người ông chưa một lần được thấy mặt, là sự thương xót cho những tháng năm cơ cực, đói khổ, chất chứa sự đau đớn, xót xa khi nghĩ về nỗi khổ của những người dân ở quê hương quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng cuộc sống vẫn cứ bần hàn, cực khổ.
Bên cạnh đó, một điểm bạn đọc rất dễ nhận thấy đó là tên truyện, tiêu đề truyện Phong Thu gợi cảm, như tiêu đề của một bài thơ. hính điều này cũng góp phần nào làm nên chất trữ tình trong tác phẩm. Một tập truyện gồm có 53 truyện
ngắn nhưng tất thảy tiêu đề đều rất ngắn gọn, tóm lược cả câu chuyện vào trong. ó những câu chuyện mà nếu chưa đọc nội dung, mới chỉ nhìn qua tiêu đề thì có lẽ bạn
đọc sẽ nhầm với tiêu đề của một bài thơ nào đó. Tiêu biểu như các truyện: Vườn
ông vườn xuân, Nhớ bà, Đuôi ngắn tai dài, Ếch chia trăng, Dã Tràng nhớ cát, Tim
núi, Cháu nhớ ông – Ông nhớ cháu…
Nhan đề “Vườn ông – vườn xuân” vừa nghe đã thấy một tầng ý nghĩa ẩn sâu
trong những từ ngữ bình thường và giản dị đó. Khu vườn của ông là cả mùa xuân tươi thắm trong mắt đứa cháu nhỏ, là nơi cất chứa biết bao kỉ niệm thân thương. Bạn có bao giờ ra vườn chỉ để hình dung ra hình ảnh của ông đang chăm chút, nâng niu từng gốc cây, chỉ để biết rằng ông đã gửi vào khu vườn đó cả một tình yêu thương cho con cháu. ó cũng chính là điều mà nhà văn muốn nhắn gửi đến tất cả chúng ta…
hỉ một dòng tiêu đề vài từ nhưng Phong Thu đã làm nổi bật lên cả câu chuyện. ơn nữa, đây là truyện viết cho thiếu nhi nên việc tạo hứng thú đọc cho các em rất quan trọng. Tiêu đề phải làm sao vừa ngắn gọn, dễ hiểu nhưng cũng phải gây được sự tò mò, hiếu kì để các em đi đọc hết câu chuyện. Và Phong Thu đã làm được điều đó. hính bởi vậy, truyện của Phong Thu luôn được độc giả cả nước yêu mến và tìm đọc.