Người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 59 - 61)

ƢƠ 2 : ƢỂ VÀ ỂM ÌỦ

2.2 iểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nh văn

2.2.1 Người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài

Theo lý thuyết tự sự học, người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài tương ứng với kiểu người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện được kể. Với điểm nhìn này người kể chuyện chỉ tái hiện câu chuyện một cách khách quan các diễn biến bên ngoài của sự việc mà không đi sâu vào khắc họa tâm lý nhân vật, người kể chuyện sẽ để nhân vật tự bộc lộ tính cách, suy nghĩ của mình. Không có nhận xét hay bình luận, người kể chuyện có chức năng như chiếc máy quay (camera) chỉ ghi lại lời nói, hành động của thế giới nhân vật.

iểm nhìn của người kể chuyện trong truyện ngắn của Phong Thu phần lớn là điểm nhìn từ bên ngoài, là người kể theo kiểu quan sát camera, đứng ngoài cốt truyện, không tham gia vào hành động truyện, gắn với ngôi kể thứ ba “biết tuốt”, gắn với mục tiêu giáo dục, bảo ban, xây dựng nhân cách cho các em. Việc chọn

điểm nhìn này sẽ tạo ra sự chân thực cho câu chuyện, khiến bạn đọc nhỏ tuổi hoàn

toàn tin tưởng. iểm nhìn này phổ biến trong các truyện như: Bồ Nông có hiếu, Chú

và cháu, Hoa mướp vàng, Cái cúc màu xanh, Con cóc, Cô bé tóc bím, Người học

trò lễ phép, Cây cột mốc và con ngựa, Chim Sâu xử án,Quạ là Quạ

Người kể chuyện trong truyện ngắn Phong Thu như máy quay ghi lại tất cả những diễn biến trôi chảy trong cuộc sống của các em nhỏ một cách khách quan, ít đi vào khắc họa tâm lý nhân vật mà chủ yếu để cho nhân vật tự bộc lộ qua lời nói và hành động mà người viết đã có dịp đề cập trong người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Dường như sự xuất hiện của người kể chuyện chỉ là người cung cấp các thông tin chứ không phải là người lựa chọn thông tin để công bố. ó là những câu chuyện về loài vật, mượn hình ảnh loài vật để nói về con người, thế giới của những con vật nhỏ xinh cũng giống như của các em vậy. Là bài học về sự hiếu thảo, không quản vất vả, nhọc nhằn để chăm sóc mẹ bị nạn của chú Bồ Nông con: “Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú bồ nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu.Tới mùa đông, đàn bồ nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú bồ nông nuôi mẹ ốm cũng phải kêu lên. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống hệt cái túi. Lòng hiếu thảo của chú bồ

nông đã làm cho các chú bồ nông khác cảm phục và noi theo. Ngày nay, như chúng

ta đã biết đấy, chú bồ nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá; vừa là kỷ

niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan...”, là bài học về sự lười nhác và tham lam

của him Sẻ: “Trong lúc ấy, vợ chồng Sẻ xấu hổ đã kéo nhau bay đi từ lúc nào

không ai biết…” (Chim Sâu xử án)…Không chỉ xuất hiện trong những câu chuyện

mang màu sắc cổ tích mà ngay cả những câu chuyện đời thường người viết cũng

nhận thấy điểm nhìn này ở người kể chuyện. Trong “Chú và cháu”, tác giả đứng ở

ngoài để quan sát và kể lại câu chuyện của chú hương và bé Bình, về sự tò mò của đứa cháu về chú thương binh: “Chú Chương bên cạnh nhà Bình tên thật là chú Chương. Nhưng Bình thấy mọi người trong xóm đều quen gọi chú là chú thương binh. Bình quý chú lắm. Nhưng vẫn chưa hiểu vì sao chú lại là chú thương binh

được chứ?”; hay như trong “Người học trò lễ phép”, tác giả cũng ẩn mình để kể

chúng ta: “Giờ ra chơi đã hết. Thầy giáo lại bắt tay chú bộ đội. Trước lúc rời lớp học của Dũng, nó thấy bố nhấc mũ ra, cúi chào thầy... Lòng Dũng nôn nao quá. Dũng nhìn theo bố đi ra phía cổng trường rồi nhìn ô cửa sổ lớp học ở bên cạnh. Cái khung cửa sổ nhắc nó nhớ lại câu nói của bố hồi nãy. Hồi nào ở tuổi như Dũng bây giờ, bố đã có lần trèo qua cửa sổ để vào lớp. Thầy chỉ nói như thế thôi, thầy không mắng, thầy không phạt, nhưng bố đã nhớ mãi, tự nhận đó là một hình phạt để không bao giờ lại mắc phải một lỗi nào như thế hay giống như thế nữa. Đến tận lúc này và mãi mãi về sau, bố vẫn là người học trò của thầy, người học trò biết vâng lời thầy. Đứng trước thầy, bố không dám đội mũ. Dù bố là... chú bộ đội, nhưng là chú

bộ đội lễ phép với thầy giáo cũ, thầy giáo của cả hai bố con...”. Qua đây cũng có

thể thấy lựa chọn điểm nhìn bên ngoài, để tô đậm tính khách quan hiện thực. Mặc

dù chọn trần thuật khách quan, nhưng người kể chuyện không hoàn toàn lạnh lùng. Trong tác phẩm bằng cách này hay cách khác, khi trực tiếp lúc gián tiếp, chủ thể trần thuật vẫn khéo léo bộc lộ cảm xúc của mình trước những sự việc mà mình mô tả.

Như vậy, có thể thấy, với điểm nhìn bên ngoài, tác giả đã kể lại những câu chuyện một cách rất khách quan, không hề có sự tham gia của tác giả khiến bạn đọc nhỏ tuổi không có cảm giác e ngại, chính vì thế mà mục tiêu giáo dục, bảo ban, định hình nhân cách cho các em cũng rất thành công. Mỗi câu chuyện lại là một triết lý giáo dục, một bài học. ác em đọc truyện nhưng cũng dần hình thành cho bản thân những nhận thức đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn phong thu (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)