II. Kiến thức đọc hiểu: 1 Thời đại:
3. Thể loại: Tiểu thuyết
2.1 Nhân vật Phăng tin:
-Trong thời gian nằm trên giường bệnh, Phăng-tin vẫn không ngi niềm hi vọng sẽ được nhìn thấy con một lần.
-Niềm tin tưởng của chị đặt cả vào Giăng Van-giăng, chị tin rằng nhất định ông thị trưởng sẽ đem con chị trở về. .
- Nhưng chính tên Gia-ve đã dập tắt mọi niềm tin, niềm hi vọng của chị. Chị đau đớn khôn cùng: “Con tôi! Chị kêu lên. Đi tìm con tơi! Thế ra nó chưa đến
đây!....”. Tột cùng của nỗi đau, chị ngã xuống gối, đầu đập vào thành giường và
chị đã ra đi mãi mãi.
-Chính Gia-ve là người gây ra cái chết đầy thương tâm cho người phụ nữ bất hạnh. -Chị chết đi, đôi tay buông thõng, lời thì thầm của Giăng Van-giăng đã khiến khn mặt chị “nở nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi
mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”. => Đây là hình ảnh lãng
mạn nhất trong toàn bài, khơng ai rõ Giăng Van-giăng đã nói gì với chị Phăng-tin, phải chăng đó là lời hứa nhất định sẽ tìm và ni dưỡng đứa con cho chị. Có lẽ là như vậy thì chị mới nở nụ cười mãn nguyện và ra đi thanh thản đến như vậy.
-> Nhân vật Phăng-tin được xây dựng là chất xúc tác thúc đẩy câu chuyện phát triển. Đồng thời với nhân vật này, đã làm rõ chân dung của hai nhân vật trung tâm là Giăng Van-giăng và Gia-ve.
2.2.Nhân vật Gia-ve:
a. Nghề nghiệp :
- Gia-ve là một thanh tra, là biểu tượng của luật pháp hà khắc
-> Hắn thực thi luật pháp một cách mẫn cán: đến mức "ví thử cha hắn vượt ngục, hắn cũng cứ bắt, mẹ hắn phạm pháp, hắn cũng cứ tố cáo... Hắn là hiện thân của nhiệm vụ cứng rắn, của an ninh khắc nghiệt, là một anh lính canh phịng khơng nể nang, là một thứ lương thiện đáng sợ, là một tên tố giác lạnh lùng, là công lý dưới mặt mũi một hung thần".
b. Bản chất,tính cách: - “Bộ mặt gớm ghiếc”
- Giọng nói (tiếng thét “Mau lên”): “có cái gì ma rợ và điên cuồng. Khơng cịn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”
- Cặp mắt: “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Cái cười: “ghê tởm phô ra tất cả hàm răng”.
=> Biện pháp nghệ thuật so sánh phóng quy chiếu đến một hình ảnh ẩn dụ: Một con ác thú.
- Ngôn ngữ,hành động,thái độ: * Đối với Phăng-tin:
- Hắn gọi Phăng-tin là “con đĩ”, “Đồ khỉ”, “gái điếm” => Quát tháo,lăng mạ. -Vùi dập hi vọng cuối cùng của Phăng-tin về người con gái Cô-dét.
* Đối với Giăng Van-giăng:
-Xưng hô: mày-ta,hắn gọi Giăng Van-giăng là “tên ăn cắp”, “tên kẻ cướp”, “tên lừa đảo”, “tên tù khổ sai”.
-Trước khi Phăng-tin chết:
+ Hắn đứng lỳ một chỗ - sau đó tiến vào giữa phịng – hét lên.
+ Nắm lấy cổ áo Giăng-van-giăng. Lần 1,điều này khiến cho Phăng-tin thấy “cả thế giới tiêu tan”. Lần 2,điều đó đã khiến cho Phăng-tin chết
Hắn giống như một con ác thú đang vồ mồi. -Sau khi Phăng-tin chết:
+Đầu tiên là thản nhiên,phát khùng lên vì chưa đạt được mục đích. +Sau đó,Giăng Van-giăng thực sự nổi giận thì hắn “run sợ” => hèn nhát. Hắn là một kẻ hống hách, độc ác, tàn bạo, vơ nhân tính, lịng lang dạ thú nhưng cũng rất hèn nhát, bạc nhược chỉ biết dựa vào luật pháp để thị uy lộng quyền.
Nhà văn kết hợp so sánh với phóng đại, ẩn dụ và lời bình luận ngoại đề để tơ đậm sự tàn bạo bản tính ác thú của Gia-ve qua đó gián tiếp thể hiện thái độ ghê tởm, căm ghét của mình đối với loại người như hắn.
-Gia-ve đại diện cho cái ác, cái xấu xa đáng lên án trong xã hội. Là cỗ máy thực thi pháp luật khơng chút tình người của xã hội tư sản. Hắn hiện lên là một con ác thú.
Bằng nghệ thuật đối lập giữa hai nhân vật:
Cộc cằn, thô lỗ >< Nhã nhặn, cảm động, yêu thương
nhà văn đã lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lịng nhân ái, đấng cứu thế ln che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gơ.
Chính tình u con người đã chiến thắng và ngự trị thế gian này. Quyền lực lớn nhất là quyền lực của trái tim.