Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 72 - 76)

- Sự quan tâm của lãnh đạo

Trong q trình tin học hố, Ban Giám đốc và lãnh đạo các phịng chun mơn ln phải quan tâm đến từng giai đoạn, kịp thời chỉ đạo thực hiện tin học hoá từ duyệt thuyết minh, đưa ra yêu cầu, giám sát thực hiện và duyệt chương trình thành phẩm.

Lãnh đạo rất cần một cách nhìn tổng thể, biết được khả năng của tin học có thể phục vụ đến đâu cho các hoạt động nghiệp vụ: lĩnh vực nào tin học có thể giải quyết được, lĩnh vực nào không thể giải quyết được.

Tin học hố quản lý và sản xuất chương trình khi triển khai cần có sự phối hợp của nhiều phịng chun mơn. Do tính đặc thù về cơng việc khác nhau giữa các phịng chun mơn, nên việc triển khai thường gặp nhiều khó khăn trong việc thống nhất ý kiến. Nên cần có sự quyết định từ phía lãnh đạo đối với tồn bộ các bên liên quan khơi thông được ách tắc.

- Qui định chặt chẽ về hoạt động nghiệp vụ

Xây dựng qui định rõ chức năng của từng bộ phận trong quy trình tác nghiệp từ khi phóng viên gửi thuyết minh duyệt cho đến Ban Biên tập duyệt chương trình thành phẩm, quy trình này cần có sự thống nhất của lãnh đạo các phịng chun mơn và Ban Biên tập, sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản trị với các phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên.

Cần phải làm rõ trách nhiệm trong quá trình triển khai tin học hố khơng phải là của riêng bộ phận chun trách mà địi hỏi phải có sự tham gia của tất cả cán bộ, phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên. Quá trình triển khai bao gồm tất cả thành phần từ Ban Giám đốc, lãnh đạo các phịng chun mơn cho đến phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên nhằm đảm bảo đủ thông tin khi triển khai.

Xây dựng chế độ khuyến khích phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên tin học hố q trình tác nghiệp, tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức tin học, sử dụng internet để nâng cao chất lượng chương trình.

Để đáp ứng yêu cầu tin học hố quản lý và sản xuất chương trình cần phải có nguồn nhân lực CNTT đảm bảo về số lượng và chất lượng.

- Trên cơ sở phân loại và đánh giá lại nguồn nhân lực CNTT để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. Việc phân loại và đánh giá này nhằm mục đích xác định số lượng nguồn nhân lực CNTT, trình độ đào tạo, chuyên ngành, chuyên sâu,… Dựa trên kết quả đó tiến hành xây dựng kế hoạch bổ sung, đào tạo, đào tạo lại nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu tin học hoá.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học với nhiều hình thức và nhiều đối tượng. Đối với cán bộ lãnh đạo, có thể áp dụng hình thức đào tạo ngắn hạn và khơng tập trung. Chương trình đào tạo phải ngắn gọn, phù hợp nhằm đạt mục tiêu trang bị những kiến thức chung về tin học và sử dụng thành thạo những kiến thức này vào quá trình lãnh đạo, điều hành và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình tin học hoá.

Đối với đội ngũ trong bộ phận chuyên trách tin học hố, đây là đội ngũ có trách nhiệm triển khai tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình, và duy trì cho sự hoạt động bình thường của hệ thống và hướng dẫn người khác khai thác có hiệu quả hệ thống này. Đa số đội ngũ này đã được đào tạo và có trình độ về tin học ở mức độ chuyên sâu nhất định. Vì vậy, chương trình đào tạo áp dụng nhằm hướng tới việc bổ sung và cập nhật kiến thức tin học và những kiến thức về ngành phát thanh, truyền hình.

Đối với đối tượng là phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên là những người trực tiếp khai thác các ứng dụng CNTT, các chương trình đào tạo cần được thiết kế phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực ứng dụng CNTT. Nhằm mục đích là huấn luyện cho đối tượng này các kỹ năng thao tác cần thiết để có thể khai thác các phần mềm một cách thành thạo.

Xây dựng qui định và chế độ khuyến khích phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên tin học hố q trình tác nghiệp, thơng qua chế độ nhuận bút tin, bài. Đồng thời, xây dựng chế độ khuyến khích, hỗ trợ chi phí học tập nâng cao trình độ chun mơn như: tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ đi học,

tham quan nghiên cứu thực tế tin học hố ở các Đài PT-TH lớn trong và ngồi nước; có biện pháp hỗ trợ về tài liệu nghiên cứu, tạo điều kiện cho họ tham gia các hội thảo khoa học, các khố đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ tin học.

3.3.2 Hạ tầng kỹ thuật CNTT

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT và phát triển phần mềm để đáp ứng yêu cầu tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình, thơng qua các giải pháp cụ thể:

- Nâng cấp hệ thống tạo lập hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện đại với khả năng đáp ứng cao cho các ứng dụng tập trung, các khâu xử lý trực tuyến và triển khai tốt các ứng dụng quản lý, khai thác tư liệu truyền hình, sản xuất, trao đổi và duyệt các chương trình truyền hình trên hạ tầng này. Đồng thời, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, đường truyền internet nhằm tăng cường khả năng kết nối, tốc độ trao đổi dữ liệu, trao đổi chương trình giữa các phòng trực thuộc của Đài. Tập trung xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu, xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu tốc độ cao, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi giúp các phịng chun mơn chủ động, linh hoạt hơn trong việc triển khai các ứng dụng chuyên ngành; tăng cường bảo mật hệ thống, đảm bảo an ninh thông tin và khả năng kiểm sốt nội dung thơng tin các tin, bài được trao đổi trên hạ tầng mạng truyền thông.

- Đầu tư nâng cấp phần mềm xây dựng hệ thống quản lý người dùng tập trung, hệ thống thư điện tử và triển khai mở rộng tính năng quản lý và điều hành tác nghiệp thông qua đường truyền internet, đáp ứng yêu cầu quản lý của Đài; Thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin trên cổng thông tin điện tử nội bộ; hồn thiện các cơng cụ phục vụ hoạt động quản lý và điều hành sản xuất tác nghiệp chung của Đài và tác nghiệp riêng của từng phịng chun mơn.

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư cần tránh tình trạng chỉ chú trọng đến trang thiết bị mà không quan tâm đến vấn đề đào tạo và hệ thống phần mềm ứng dụng; tránh tình trạng khi thực hiện tin học hoá làm tăng mức độ phức tạp

trong hoạt động quản lý và sản xuất chương trình; tránh tình trạng khơng người sử dụng khi triển khai, không trở thành bộ phận thiết yếu, gắn với quy trình quản lý và sản xuất chương trình truyền hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)