Quy trình quản lý và sản xuất chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 49 - 53)

Hiện tại Đài bố trí các phịng chun mơn như: Thời sự, Chuyên đề, Văn nghệ - Giải trí, Chương trình tất cả đều có phịng thu, dựng riêng để tự

50

sản xuất chương trình và chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng các thành phẩm trước Ban Biên tập, Ban Giám đốc. Do đó, tại từng phịng chun mơn khi thực hiện sản xuất chương trình đều thực hiện theo sơ đồ khối quy trình cơng nghệ sản xuất chương trình đã trình bày ở chương 1 (trang 30).

Quy trình quản lý và sản xuất một chương trình (xem sơ đồ dưới đây) gồm các bước sau:

- Trưởng, Phó phịng sau khi họp giao ban với Ban Giám đốc, Ban Biên tập để bàn bạc thống nhất phương hướng, nhiệm vụ tuyên truyền trong tuần, tháng. Các phịng chun mơn sẽ định hướng đề tài và phân cơng phóng viên thực hiện.

- Phóng viên nhận đề tài hoặc đồng thời tìm đề tài từ các sự kiện khác mang tính thời sự, sau đó xây dựng đề cương kịch bản trình Trưởng/phó phịng duyệt. Ở khâu này tương đương với nhiệm vụ và chức năng của khối

biên tập, đạo diễn trong quy trình cơng nghệ sản xuất chương trình đã trình

bày ở chương 1 (gọi tắt là quy trình cơng nghệ sản xuất chung) (trang 30). - Trưởng/phó phịng duyệt đề cương kịch bản có phù hợp khơng về mặt nội dung và hình ảnh thì mới cho tiến hành thực hiện. Trong khối quy trình cơng nghệ sản xuất chung (trang 30) thì khâu này tương ứng với nhiệm vụ và chức năng của khối duyệt kịch bản.

- Khi đề cương kịch bản được thơng qua, Trưởng/phó phịng sẽ bố trí từ phương tiện cho đến nhân lực sản xuất đều. Nhiệm vụ này như nhiệm vụ và chức năng của khối điều độ sản xuất trong quy trình cơng nghệ sản xuất

chung (trang 31).

- Sau khi phóng viên có đề cương kịch bản hồn chỉnh sẽ tiến hành đi ghi hình, thu âm và viết thuyết minh. Sản phẩm của khâu này là băng hay tập tin hình gốc để sản xuất hậu kỳ. Đây là khâu thuộc khối sản xuất tiền kỳ của khối quy trình cơng nghệ sản xuất chung (trang 31).

- Thuyết minh được viết xong phóng viên chuyển cho Biên tập viên của phịng chuyên mơn để biên tập bước 1. Sau đó thuyết minh được chuyển đến Trưởng/phó phịng kiểm duyệt (biên tập bước 2), trong khâu này nhiệm vụ và

51

chức năng trở lại khối biên tập, đạo diễn của quy trình công nghệ sản xuất

chung (trang 30).

- Khi thuyết minh được Trưởng/phó phịng kiểm duyệt thông qua, sẽ chuyển đến Ban Biên tập (biên tập bước 3) khâu này tiếp tục trở lại khối duyệt

kịch bản trong quy trình cơng nghệ sản xuất chung (trang 30).

- Khi thuyết minh được Ban Biên tập thơng qua thì sẽ chuyển đến tổ Hậu kỳ của các phịng chun mơn để thực hiện dàn dựng tạo ra thành phẩm, từ các băng đã ghi hay tập tin ở khâu trên được đưa tới phịng dựng, tiến hành dựng hình theo kịch bản của biên tập viên chương trình. Khi đã hồn chỉnh phần hình, phịng tiếng tiếp tục thực hiện các cơng việc sau: Ghép lời thuyết minh, bình luận, lời thoại, nhạc và tiếng động nền được ghi vào tập tin thành phẩm ở mức chuẩn. Nhiệm vụ của khâu này thuộc khối sản xuất hậu kỳ của quy trình công nghệ sản xuất chung (trang 31).

- Thành phẩm này được Trưởng/phó phịng duyệt lần 1 và sau đó chuyển lên trình Ban Biên tập duyệt lần 2 để phát sóng. Khi Ban Biên tập duyệt xong sẽ có phản hồi thơng báo kết quả duyệt. Nếu khơng đạt thì phải chỉnh sửa lại thành phẩm theo nội dung thông báo phản hồi từ Ban Biên tập. Đây là nhiệm và chức năng của khối duyệt, kiểm tra nội dung trong quy trình cơng nghệ sản xuất chung (trang 31).

- Sau khi các chương trình thành phẩm đã được Ban Biên tập duyệt xong tổ Hậu kỳ của các phịng chun mơn chuyển thành phẩm cho phòng Chương trình để kiểm tra thời lượng, cơ cấu, sắp xếp lịch phát sóng. Nhiệm vụ và chức năng của khâu này cũng nằm trong khối duyệt, kiểm tra nội dung trong quy trình cơng nghệ sản xuất chung (trang 31).

- Sau khi kiểm tra và dựa vào lịch phát sóng phịng Chương trình sẽ chuyển các thành phẩm cùng với bản theo dõi phát hình cho phịng Kỹ thuật – Cơng nghệ để phát sóng. Đây là nhiệm vụ của khối phát sóng trong quy trình cơng nghệ sản xuất chung (trang 32).

Như vậy, quy trình sản xuất chương trình truyền hình tại Đài PT-TH Cà Mau có phần chặt chẽ hơn so với quy trình sản xuất chương trình chung như

52

đã trình bày trong chương 1 (trang 30) là thêm công đoạn thực hiện và duyệt đề cương kịch bản. Đây là cơng đoạn quan trọng vì từ đề cương kịch bản sẽ hình thành đường dây hình ảnh để phóng viên quay phim thực hiện đạt hiệu quả cao làm cơ sở để hình thành nên bản thuyết minh của chương trình.

Song song quy trình sản xuất chương trình truyền hình của từng phịng chun mơn cịn có quy trình quản lý chương trình truyền hình khác thơng qua phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp như:

- Quản lý kho tư liệu: Quản lý và khai thác kho tư liệu hiệu quả hơn, các tư liệu được chuyển dần từ băng, đĩa sang dạng tập tin lưu trữ trên kho điện tử. Hiện tại các chương trình thành phẩm sau khi sản xuất và phát sóng, bộ phận sản xuất sẽ thực hiện chức năng lưu kho tư liệu chuyển chương trình thành phẩm này lên hệ thống máy tính của kho và nhân viên kho theo dõi thông tin. Quản lý phân quyền truy cập tìm kiếm tư liệu được phân cấp trên từng tài khoản cá nhân được cấp.

- Quản lý nhân sự: Quản lý đầy đủ thông tin tổ chức, nhân viên; quản lý các quyết định liên quan đến nhân sự; quản lý các thơng tin có liên quan đến q trình cơng tác, tiền lương.

- Quản lý đơn thư bạn xem và nghe đài: Quản lý việc tiếp nhận và xử lý đơn thư. Tiếp nhận đơn thư từ người dân (gửi trực tiếp, qua bưu điện hay qua email), nếu cần chuyển cơ quan chức năng giải quyết thì lập phiếu chuyển cùng với hồ sơ chuyển cho đơn vị tiếp nhận, khi cơ quan chức năng trả lời thì ghi nhận và lựa chọn đưa vào chương trình, trường hợp khơng trả lời thì lập phiếu nhắc nhở các cơ quan chức năng. Hàng tuần, tháng thống kê báo cáo số lượng đơn thư, tình trạng giải quyết.

- Quản lý chương trình: Cơ cấu, sắp xếp chương trình thành phẩm để phát sóng; lập lịch phát sóng tuần, ngày; xếp loại, chấm điểm đề tài và tính nhuận bút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)