Đánh giá chung về tin học hoá ở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 40 - 42)

* Điểm mạnh

Đã triển khai thí điểm đầu tư, phát triển hạ tầng CNTT tại hầu hết các cấp cơ quan nhà nước và trường học, về cơ bản đáp ứng được tin học hoá của tỉnh.

Đã đầu tư xây dựng được cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT và truyền thông bao gồm trang bị máy trạm, máy chủ, các thiết bị ngoại vi, kết nối mạng LAN, WAN cho các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp tỉnh. Bước đầu xây dựng và hình thành hệ thống các cơ sở dữ liệu lớn của Quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước trong tỉnh. Đã triển khai được các phần mềm ứng dụng và tác nghiệp liên thông, cổng thông tin điện tử và hệ thống trang thông tin điện tử thành viên phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành. UBND tỉnh đã xây dựng được quy chế, quy trình khai thác và sử dụng hệ thống phần mềm tác nghiệp nội bộ và liên thông (VIC).

* Điểm yếu và nguyên nhân. - Điểm yếu.

Hạ tầng kỹ thuật CNTT: Chưa được quan tâm đầu tư rộng ở cả khối cơ quan Nhà nước, đời sống xã hội, doanh nghiệp. Khối cơ quan Nhà nước còn thiếu nhiều ở cấp xã, phường, cấp huyện và sở ngành vẫn còn nhiều hệ thống thiết bị lạc hậu chưa được thay thế; đặc biệt là hệ thống máy chủ chưa được trang bị tốt ở hầu hết các đơn vị từ cấp tỉnh phố đến cấp xã, phường, thị trấn.

Hệ thống mạng LAN, WAN và Internet chưa được trang bị ở cấp xã, phường, thị trấn. Trong các lĩnh vực đời sống xã hội như giáo dục, y tế, nông nghiệp cũng chưa xây dựng được đầy đủ hạ tầng kỹ thuật CNTT đặc biệt là các đơn vị giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, các đơn vị y tế xã, phường và tồn thể ngành nơng nghiệp. Các doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư mạnh về kinh phí trang bị hạ tầng CNTT phục vụ tin học hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh chưa cao nên nhìn chung hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp ở Cà Mau yếu.

Ứng dụng CNTT: Yếu ở cả khối cơ quan Nhà nước, đời sống xã hội, doanh nghiệp. Khối cơ quan Nhà nước chưa xây dựng được các hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động chuyên ngành cũng như hoạt động tác nghiệp chung và hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp thông qua các dịch vụ hành chính cơng trên cổng thông tin điện tử. Ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội cịn yếu, có rất ít các hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin được xây dựng phục vụ quản lý và hoạt động chuyên ngành trong các đơn vị giáo dục, y tế hay nông nghiệp; các hệ thống ứng dụng chỉ triển khai ở mức nhỏ lẻ và dừng ở mơ hình điểm. Các doanh nghiệp cũng chưa coi tin học hố là địn bẩy mạnh mang lại lợi thế lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mơi trường cạnh tranh cũng khơng cao vì thế mà tin học hoá chưa được đầu tư nhiều ở khối Doanh nghiệp.

41

Nguồn nhân lực CNTT: Các đơn vị cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp đều thiếu nhân lực để triển khai, sử dụng và khai thác có hiệu quả các hệ thống ứng dụng CNTT. Đặc biệt nhân lực có trình độ cao để nghiên cứu, sản xuất và phát triển CNTT của tỉnh hầu như chưa có. Cụ thể là các cơ quan Nhà nước thiếu các bộ phận chuyên trách CNTT, các đơn vị giáo dục thiếu giáo viên CNTT, các đơn vị y tế thiếu bộ phận chuyên trách và bộ phận y bác sỹ có đủ trình độ để sử dụng, khai thác các hệ thống ứng dụng CNTT.

- Nguyên nhân

Hạn chế về kinh phí và cơ cấu đầu tư cho CNTT chưa hợp lý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế về sự phát triển CNTT Cà Mau. Ngồi ra cịn có các nguyên nhân khác chia theo từng lĩnh vực để thấy được cách khắc phục nhằm phát triển CNTT Cà Mau trong giai đoạn tới.

Hạ tầng kỹ thuật CNTT: Thiếu chủ trương, chính sách và kế hoạch đầu tư dài hạn ở các đơn vị CQNN, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế về hạ tầng kỹ thuật CNTT.

Ứng dụng CNTT:

- Hạn chế trong công tác tham mưu, tổ chức, chỉ đạo, quản lý các chương trình, dự án ứng dụng CNTT dẫn đến thiếu định hướng phát triển Ứng dụng CNTT trên toàn tỉnh Cà Mau.

- Hạn chế trong năng lực xây dựng và phối hợp triển khai các dự án CNTT cũng tác động đến tốc độ phát triển ứng dụng CNTT.

- Thủ tục đầu tư phức tạp làm chậm tiến độ các dự án ứng dụng CNTT trong tỉnh Cà Mau.

- Hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của tin học hoá của các cán bộ lãnh đạo trong một số đơn vị làm cho việc định hướng phát triển CNTT chưa đúng đắn.

- Hạn chế về hạ tầng cơ sở là nguyên nhân gián tiếp của thiếu kinh phí dẫn đến hạn chế về tin học hố.

- Hạn chế về nguồn nhân lực CNTT dẫn đến khó khăn trong khai thác, duy trì và phát triển các hệ thống ứng dụng.

- Hạn chế về môi trường ứng dụng và môi trường cạnh tranh dẫn đến việc người dân và doanh nghiệp thiếu nhu cầu và động lực phát triển ứng dụng CNTT.

Nguồn nhân lực CNTT:

- Thiếu các cơ sở đào tạo CNTT cho các cán bộ và người lao động trên toàn tỉnh.

- Cần thời gian cho việc đào tạo các cán bộ chuyên trách và lãnh đạo CNTT có trình độ cao.

- Yếu tố dân cư và địa lý là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến số lượng và trình độ nguồn nhân lực CNTT: Mật độ dân số của Cà Mau thấp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Cà Mau cách xa trung tâm phát triển của vùng là thành phố Hồ Chí Minh.

42

- Yếu tố con người cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực vì nhận thức và định hướng việc làm của mỗi con người ở các vùng là khác nhau.

* Vị trí CNTT của tỉnh Cà Mau:

Theo Báo cáo đánh giá về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - truyền thông Việt Nam năm 2010, tỉnh Cà Mau đứng vị trí thứ 61/63 tỉnh thành phố cả nước, và đứng thứ 12/12 so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc nhóm những tỉnh/thành phố có chỉ số ở mức yếu.

Về hạ tầng kỹ thuật CNTT và truyền thông Cà Mau đứng thứ 49/63 tỉnh/thành phố với 0,28 điểm. Hạ tầng nguồn nhân lực Cà Mau đứng thứ 63/63 tỉnh/thành phố với 0,23 điểm. Ứng dụng CNTT Cà Mau đứng thứ 56/63 tỉnh/thành phố với 0,36 điểm. Sản xuất kinh doanh CNTT Cà Mau đứng thứ 56/63 tỉnh/thành phố với 0,36 điểm. Môi trường tổ chức – chính sách cho CNTT Cà Mau đứng thứ 60/63 tỉnh/thành phố với 0,39 điểm. Vậy cần tăng cường phát triển mọi mặt về CNTT, đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực và sản xuất kinh doanh CNTT. Bên cạnh đó, vẫn phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp của tỉnh.

Bảng 2.2: Xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT TT Tên Tỉnh/Thành Chỉ số HTKT Chỉ số HTNL Chỉ số ƯD CNTT Chỉ số SXKD Chỉ số MT TCCS ICT Index Xếp hạng 2010 2009 2008 2007 1 Đồng Tháp 0.40 0.71 0.71 0.71 1.00 0.50 12 7 8 48 2 Trà Vinh 0.38 0.57 0.69 0.69 0.94 0.46 19 21 28 49 3 Cần Thơ 0.45 0.54 0.61 0.61 0.89 0.46 20 14 11 8 4 Long An 0.41 0.49 0.64 0.64 0.78 0.43 25 18 17 33 5 Vĩnh Long 0.37 0.48 0.46 0.46 1.00 0.41 29 30 38 31 6 Bến Tre 0.27 0.60 0.64 0.64 0.67 0.40 30 41 51 43 7 Sóc Trăng 0.31 0.56 0.58 0.58 0.56 0.37 43 45 60 54 8 Kiên Giang 0.25 0.39 0.52 0.52 0.94 0.35 46 46 19 24 9 Bạc Liêu 0.36 0.50 0.44 0.44 0.64 0.35 48 49 34 34 10 Tiền Giang 0.21 0.57 0.41 0.41 0.72 0.33 52 43 21 57 11 Hậu Giang 0.20 0.44 0.45 0.45 0.83 0.32 54 37 40 32 12 Cà Mau 0.28 0.23 0.36 0.36 0.39 0.23 61 61 57 60

(Theo Báo cáo xếp hạng của Hội tin học Việt Nam năm 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)