Nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 76 - 79)

Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng hay thất bại của q trình triển khai tin học hố, nguồn kinh phí đầu tư cho tin học hố phải đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu kỹ thuật. Nguồn kinh phí được cung cấp phải đúng lúc, đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ của các dự án, đồng thời nguồn kinh phí phải được phân bổ hợp lý và công bằng. Đầu tư phải đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực.

Để đảm bảo việc đầu tư cho tin học hố có hiệu quả, trước tiên cần xác định lại các mục tiêu phù hợp yêu cầu của thực tiễn, có kế hoạch đầu tư dài hạn và xác định các mục tiêu đầu tư ưu tiên. Có kế hoạch chi nâng cấp hạ tầng CNTT theo hàng quý, hàng năm. Để có kế hoạch đầu tư xác đúng trước khi triển khai các dự án CNTT cần cho tiến hành khảo sát, đánh giá lại hiện trạng một cách tồn diện và chính xác hơn. Cần xác định các dự án trọng điểm cần đầu tư như: đào tạo đội ngũ chuyên gia CNTT; đào tạo nâng cao trình độ tin học; nâng cấp hệ thống máy chủ đầu tư lại trung tâm tích hợp dữ liệu và đầu tư nâng cấp phần mềm điều hành tác nghiệp thông qua hệ thống internet.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ cơng nghệ thơng tin phát triển nhanh chóng như hiện nay hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều quan tâm đến tin học. Trong lĩnh vực truyền hình cơng nghệ thơng tin cũng đóng vai trị cực kỳ quan trọng và trở nên không thể thiếu trong quản lý cũng như trong các quy trình sản xuất chương trình. Xu hướng tất yếu của số hóa và những nhu cầu thưởng thức mới của người xem buộc các Đài Truyền hình phải chuyển động để đáp ứng. Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau đã thực hiện tin học hóa với những mức độ khác nhau ở các cơng đoạn kỹ thuật trong quy trình sản xuất chương trình, q trình tin học hóa đã làm tăng hiệu quả công việc hiện tại, nâng cao được sức cạnh tranh với các Đài bạn và để bắt kịp với sự phát triển của cơng nghệ truyền hình trong khu vực và thế giới nhằm phục vụ khán, thính giả ngày càng tốt hơn. Trong quá trình tin học hố quản lý và sản xuất chương trình truyền hình đã nảy sinh những rào cản, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tin học hố, cơng nghệ thơng tin như khái niệm, vai trị của tin học hố, quy trình chung sản xuất chương trình, ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại Đài Truyền hình Việt Nam và tại tỉnh Cà Mau.

Trên cơ sở nhận thức lý luận, luận văn tiến hành phân tích, đánh giá kết quả thực trạng tin học hố tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau; chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân nảy sinh rào cản khi tiến hành tin học hoá. Từ những kết quả nghiên cứu trong chương 1 và chương 2 luận văn đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau như sau:

Về nhận thức: Ban Giám đốc và lãnh đạo các phịng chun mơn ln

phải quan tâm đến từng giai đoạn, kịp thời chỉ đạo thực hiện tin học hoá từ duyệt thuyết minh, đưa ra yêu cầu, giám sát thực hiện và duyệt chương trình thành phẩm.

Về hạ tầng kỹ thuật CNTT: Đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, rà soát

lại và bổ sung đường truyền cáp quang cho một số bộ phận nhằm hồn chỉnh cơng đoạn duyệt chương trình thành phẩm. Nâng cấp phần mềm quản lý, điều hành tác nghiệp phục vụ cho công tác quản lý và tác nghiệp từ xa của cán bộ, phóng viên, biên tập viên nhằm hồn chỉnh cơng đoạn điều hành và duyệt thuyết minh.

Về tổ chức: Xây dựng qui định rõ chức năng của từng bộ phận trong

quy trình tác nghiệp từ khi phóng viên gửi thuyết minh duyệt cho đến Ban Biên tập duyệt chương trình thành phẩm, quy trình này cần có sự thống nhất của lãnh đạo các phịng chun mơn và Ban Biên tập, sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản trị với các phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên. Thành lập tổ chuyên trách thực hiện tin học hoá và qui định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

Về phát triển nguồn nhân lực CNTT: Đào tạo lại nhân lực CNTT, đội

ngũ này có trách nhiệm triển khai tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình, và duy trì cho sự hoạt động bình thường của hệ thống và là người hướng dẫn người khác khai thác có hiệu quả hệ thống đó. Tổ chức các lớp tập

huấn cho phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các kỹ năng thao tác cần thiết để có thể khai thác các phần mềm một cách thành thạo. Xây dựng qui định và chế độ khuyến khích phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên ứng dụng CNTT trong quá trình tác nghiệp, thông qua chế độ nhuận bút tin, bài.

Các giải pháp trên được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận về lý thuyết đổi mới, lý thuyết quản lý, xu hướng tin học hóa các q trình quản lý và sản xuất và mối quan hệ giữa các hoạt động này. Đồng thời, được căn cứ trên các cơ sở thực tiễn: thực trạng tin học hóa, các rào cản và các nguyên nhân chủ yếu; ý kiến đề xuất các giải pháp được đúc rút từ thực tế đổi mới, quản lý và sản xuất chương trình của một số Đài Truyền hình, cơ quan quản lý Nhà nước; mục tiêu, quan điểm phát triển CNTT của tỉnh. Do vậy, các giải pháp đề xuất phù hợp với đặc thù ở địa phương và sẽ có tính khả thi thực hiện. Qua đó Luận văn khẳng định được giả thuyết nghiên cứu về giải pháp tháo gỡ những rào cản trong tin học hóa quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau là có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)