Quy trình chung quản lý và sản xuất chương trình truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 26 - 28)

Do đặc điểm của sản phẩm truyền hình là các chương trình phong phú, đa dạng và có tính chất đặc thù (về văn hóa, kinh tế nghệ thuật, giáo dục, tuyên truyền, thông tin…) nên công nghệ sản xuất cũng không nhất thiết phải theo khn mẫu cố định mà nó cho phép sử dụng khả năng sáng tạo. Công nghệ bao gồm một lĩnh vực hoạt động sản xuất có điều tiết theo chương trình, gia cơng và phát sóng tất cả các thể loại chương trình với sự tham gia của các phương tiện kỹ thuật.

A. Sơ đồ khối quy trình cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình:

B. Nhiệm vụ và chức năng của các khối sản xuất chương trình truyền hình: * Biên tập, đạo diễn:

Biên tập, đạo diễn là những người xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình.

Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản là: kịch bản quay và kịch bản dựng.

- Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.

- Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh.

27

* Duyệt kịch bản:

Khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay khơng thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.

* Điều độ sản xuất:

Sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất thì từ việc bố trí các phương tiện sản xuất cho đến nhân lực sản xuất đều do khối này quy định. Ngồi ra, cịn bố trí địa điểm thực hiện chương trình, thời gian thực hiện (tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng).

* Sản xuất tiền kỳ:

Sau khi phóng viên biên tập có kịch bản hồn chỉnh, chương trình được tiến hành quay, ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tại phịng thu truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo.

Kỹ thuật của chương trình (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng…) do các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm.

Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua đường truyền vệ tinh, cáp quang...

Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hay tập tin hình gốc để sản xuất hậu kỳ. Trong trường hợp các chương trình truyền hình trực tiếp, tín hiệu được truyền tới phịng tổng khống chế để phát sóng.

* Sản xuất hậu kỳ:

Từ các băng đã ghi hay tập tin ở khâu tiền kỳ được đưa tới phòng dựng, tiến hành dựng hình theo kịch bản của biên tập viên chương trình. Khi đã hồn chỉnh phần hình, phịng tiếng tiếp tục thực hiện các cơng việc sau: Ghép lời thuyết minh, bình luận, lời thoại, nhạc và tiếng động nền được ghi vào tập tin thành phẩm ở mức chuẩn.

* Duyệt, kiểm tra nội dung:

Trước khi đưa vào phát sóng, chương trình phải được duyệt nội dung. Ban Biên tập của Đài sẽ duyệt và cho phép phát sóng hay khơng phát sóng. Nếu cần phải sửa chữa, khâu hậu kỳ sửa chữa lại theo yêu cầu của Ban Biên tập. Sau đó kiểm tra chất lượng âm thanh, hình ảnh và chuyển đến phịng phát sóng.

* Phát sóng:

Thực hiện phát sóng chương trình đã đầy đủ thủ tục quyết định và thực hiện phát sóng trực tiếp các chương trình từ các địa điểm tiếp theo thông qua các đường truyền vệ tinh, cáp quang…

Ngồi quy trình sản xuất chương trình truyền hình cịn có quy trình quản lý chương trình khác thơng qua phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp. Quy trình quản lý chương trình gồm có những chức năng như sau:

28

- Quản lý kho tư liệu: Quản lý và khai thác kho tư liệu hiệu quả hơn, bao gồm các tính năng như: Quản lý thơng tin kho tư liệu đầy đủ, chi tiết từng chương trình đã và chưa phát sóng; cho phép truy cập, tìm kiếm thơng qua mạng (kể cả qua internet). Tích hợp chặt chẽ với quy trình sản xuất chương trình.

- Quản lý đơn thư bạn xem và nghe đài: Quản lý việc tiếp nhận và xử lý đơn thư. Giúp lưu trữ và tìm kiến thơng tin hiệu quả, cho phép chia sẻ thông tin cho lãnh đạo qua mạng.

- Quản lý chương trình: Cơ cấu, sắp xếp chương trình thành phẩm để phát sóng; lập lịch phát sóng, tính nhuận bút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)