Giới thiệu sơ lược về Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 30 - 31)

Tỉnh Cà Mau được tái lập vào ngày 1/1/1997 theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 6/11/1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long, phía Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu, phía Đơng và phía Nam giáp với biển Đơng, phía Tây giáp với vùng vịnh Thái Lan; diện tích 5.331,64 km2; dân số năm 2010 là 1.212.089 người; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và 101 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 82 xã, 9 thị trấn và 10 phường).

Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với 254 km bờ biển, có ngư trường rộng trên 100.000 km2, có nhiều nguồn lợi thủy sản lớn và có tiềm năng, trữ lượng lớn về dầu khí; tồn tỉnh có 290.000 ha nuôi trồng thủy sản (là vùng trọng điểm của cả nước về nuôi trồng thủy hải sản).

Cà Mau có trên 100.000 ha rừng, bao gồm rừng ngập hệ sinh thái mặn và rừng hệ sinh thái ngọt; có Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh Hạ, đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng khi mới chia tách, Cà Mau là một tỉnh nghèo, thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa hình thấp trũng, sơng rạch chằng chịt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém: kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng 16,96%, dịch vụ 19,64%; kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém (chỉ có 2/6 huyện và 20/56 xã có đường ơ tơ đến được trung tâm); thu nhập bình quân đầu người 296 USD; chỉ có 3.000 phịng học tạm bợ cho 274.454 học sinh các cấp và 8.032 giáo viên, bình quân có đến 91 học sinh/1phịng học và 34 học sinh/1 giáo viên; bình qn có 14,3 giường bệnh và 3,1 bác sĩ trên 10.000 dân, có 8,3% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; đời sống người dân cịn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân. Phương tiện nghe nhìn năm 2005 bình qn có 0,82 ti-vi/hộ, 0,40 radio-cassette/hộ đến năm 2009 đạt bình quân 0,85 ti- vi/hộ, 0,19 radio-cassette/hộ.

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và những thành tựu to lớn của Đảng bộ, quân và dân Minh Hải anh hùng, từ ngày tái lập tỉnh đến nay, được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau đã tiếp tục đồn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, đưa tỉnh nhà liên tục phát triển.

31

Trải qua 4 nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ tỉnh đề ra nhiều chủ trương, giải pháp tồn diện, trong đó có những chủ trương mang tính đột phá, đã mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đưa Cà Mau từ một tỉnh nghèo, thuần nơng, trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất, hiệu quả thấp, trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình và là 1 trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long.

* Thành tựu đạt được sau 15 năm tái lập (1997-2011):

Những thành tựu cơ bản: Tăng trưởng kinh tế liên tục giữ mức cao, bình quân cả thời kỳ là 11,55%, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 16,44%, dịch vụ tăng 14,39%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7%.

Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,78 lần, năm 2011 đạt 1.220 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2011 cơ cấu nơng nghiệp chỉ cịn 38,18%, công nghiệp tăng lên 37,22%, dịch vụ 24,61%, dự kiến sau năm 2012 cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau sẽ là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Tiềm lực kinh tế tăng nhanh: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh sau 15 năm tăng 4,62 lần, trong đó khu vực nông nghiệp tăng 1,52 lần, khu vực công nghiệp tăng 8,42 lần, khu vực dịch vụ tăng 6,52 lần; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 14,89 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 6,58 lần. Tiềm lực kinh tế tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2011.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh, huyện và xã có đường ơ tô đến trung tâm tăng 3,5 lần, hộ dân sử dụng điện tăng 5,91 lần, số phòng học các cấp tăng 2,07 lần, giáo viên tăng 1,84 lần, bình quân 38,7 học sinh trên 1 phòng học; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tổng số giường bệnh tăng 2,35 lần, số giường bệnh trên 1 vạn dân tăng 2,02 lần; bác sĩ, dược sĩ đại học/1 vạn dân đạt 6,9.

Thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo, vùng có nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo 10,14%, giảm 0,36 lần; lao động qua đào tạo tăng 2,17 lần, hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa tăng 2,25 lần, khóm ấp đạt chuẩn văn hóa tăng 4,05 lần.

Hoạt động đối ngoại - hợp tác được mở rộng; quốc phòng, an ninh được giữ vững; cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm được tăng cường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)