Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường đã quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường và các cơ sở giáo dục công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quy chế dân chủ trong nhà trường thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau :
Những việc mà Hiệu trưởng nhà trường phải thông báo công khai cho CBGV-CNV biết, và phải trưng cầu ý kiến của CBGV-CNV trước khi quyết định :
- Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ công chức.
- Những chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ công chức.
- Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của nhà trường. - Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn,
nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức.
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
- Nội quy, quy chế của nhà trường.
- Thông báo công khai một số vấn đề về tài chính : sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết tốn theo quy định hiện hành, cơng khai dự
tốn thu-chi ngân sách Nhà nước, cơng khai quyết tốn thu-chi ngân sách Nhà nước theo năm học ; công khai dự toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm học ; công khai các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân trong năm học…
- Công khai vấn đề tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
Những việc nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến,
giám sát kiểm tra thơng qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thơng qua các tổ chức, đồn thể trong nhà trường:
- Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.
- Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. - Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật
khiếu nại, tố cáo.
- Các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp
hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
- Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học.
- Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
- Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học. - Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm
Những việc người học được biết và được tham gia ý kiến:
- Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của Ngành và những
quy định của nhà trường đối với người học.
- Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm. - Những thơng tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.
- Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường .
Người học phải được tham gia ý kiến những nội dung sau đây: - Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.
- Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến người học.
- Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có liên quan đến
quyền lợi học tập của học sinh.
Mục đích của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường được ghi rõ ngay
ở Điều 1 của Quy chế là:
Một là, thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm ''dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' trong các hoạt động của nhà trường
thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho
công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến
tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Hai là, thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ
cán bộ công chức trong nhà trường theo luật định góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện
tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Cũng như các quy chế dân chủ ở các cơ sở khác, quy chế thực hiện dân
chủ trong hoạt động của nhà trường là loại văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành, có hiệu lực bắt buộc ở cơ sở các nhà trường, là công cụ chỉ dẫn, đồng thời là cơ sở pháp lý để giám sát, kiểm tra đối với những
người thuộc quyền. Thực hiện dân chủ chính là sự tập hợp trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, người học để thông nhất trong hoạt động, nâng cao chất
lượng giáo dục.