Cần có sự phối kết hợp tốt hơn nữa giữa các tổ chức, đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động xã hội của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở chương mỹ) (Trang 118 - 121)

trong việc thực hiện dân chủ

Công tác thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường đòi hỏi

sự nỗ lực của mọi đơn vị, tổ chức, thành viên trong nhà trường, nhưng

trước hết và có tính quyết định nhất là tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt

Nam - lực lượng đóng vai trị chính trong việc lãnh đạo tồn bộ các hoạt động của quy trình thực hiện dân chủ ở nhà trường. Trong đó một vấn đề đặt ra là đảm bảo quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên và học sinh là yêu

cầu không thể thiếu để gắn chặt mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng,

phát huy tính tích cực và sáng tạo của quần chúng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo có chất lượng tốt những con người lao động mới theo mục tiêu

giáo dục phổ thông và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai

đoạn mới.

Quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, công chức và học sinh phải được thể hiện rõ trên các mặt công tác đào tạo của nhà trường, như : hoạt động dạy và học, hoạt động lao động hướng nghiệp, các công tác xã hội, việc tổ chức đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và học sinh, việc xây

máy nhà trường... Trong việc lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, thực hiện tốt những nội dung dân chủ trong nội bộ nhà trường, tổ chức cơ sở Đảng ở

trường trung học phổ thông cần tập trung lãnh đạo làm tốt các việc sau : - Lãnh đạo nhà trường bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, các chủ trương, chính

sách, kế hoạch của nhà nước.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, Đảng viên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch cơng tác, nội quy, quy chế dân chủ trong nhà trường, nâng cao chất lượng các cuộc sinh hoạt dân chủ trong nhà trường.

- Tất cả đảm bảo quyền làm chủ của quần chúng, chăm lo củng cố và

phát huy vai trị của chính quyền và các đồn thể, xây dựng mối quan hệ đúng

đắn giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong nhà trường.

- Ban giám hiệu cần thực hiện dân chủ ngay trong nội bộ của mình. Hiệu trưởng phân cơng trách nhiệm cho các phó hiệu trưởng điều hành một số hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng. Quyền hạn

và trách nhiệm của các phó hiệu trưởng phải được quy định bằng văn bản rõ

ràng. Hàng tuần trước khi họp giao ban, Ban giám hiệu cần họp để bàn bạc việc trước khi quyết định bất cứ cơng việc gì liên quan đến nhà trường. Trong các cuộc họp của nhà trường nên đưa ra bàn bạc mọi việc một cách dân chủ, cán bộ, giáo viên, cơng chức được nói tiếng nói của mình, được biết, được

bàn, được đề xuất ý kiến cá nhân để trong quá trình thực hiện sẽ thoải mái và làm có trách nhiệm và đạt hiệu quả.

- Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho hiệu trưởng trong việc tổ

chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, là tổ chức có tính truyền thống của nhà trường phát huy quyền làm chủ của tập thể sư phạm trong khâu bàn bạc, quyết định các vấn đề về giáo dục giảng dạy và học tập.

Mọi quyết định của hội đồng tư vấn dù chỉ là tư vấn song thường là hiệu

trưởng căn cứ vào đó để ra các quyết định thực hiện, đó chính là sức mạnh

của tập thể, là trí tuệ của cả tập thể sư phạm nhà trường, người hiệu trưởng linh hoạt nên tận dụng, phát huy hết vai trò của hội đồng giáo dục.

- Các tổ chuyên môn là tổ chức tự quản của cán bộ, giáo viên, công chức. Mỗi thành viên cần phát huy quyền làm chủ trường học của mình trong sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ, hàng tháng.

- Cơng đồn nhà trường là tổ chức chính trị nhằm tập hợp các cán bộ, giáo viên, công chức trong trường học dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam. Cơng đồn nhà trường vừa là người đại diện và bảo vệ lợi ích

chính đáng, hợp pháp của người lao động đồng thời vừa là người đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý lao

động giáo dục của cán bộ, giáo viên, chăm lo ổn định và cải thiện đời sống vật

chất, tinh thần của mọi thành viên trong nhà trường.

- Ban thanh tra nhân dân là tổ chức của người lao động, do Hội nghị

cán bộ - công chức bầu bằng phiếu kín nhiệm kỳ 2 năm. Ban chấp hành cơng

đồn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động của ban thanh tra nhân dân. Chức năng

của ban thanh tra nhân dân là giám sát, phát hiện, kiến nghị và phối hợp kiểm tra với thanh tra nhà nước, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như với

thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo khi được u cầu. Cơng đồn Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo "Hướng dẫn về tổ

chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân tại các đơn vị trường học, các tổ chức và cơ sở thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo", quy định về nhiệm vụ và

quyền hạn của ban thanh tra nhân dân tại các đơn vị trường học, như sau: - Giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà

tư, tiền vốn (vốn tự có, quỹ phúc lợi và các khoản trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nếu có)

- Giám sát việc thực hiện Nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, nội quy của đơn vị, trường học và giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng đơn vị, trường học mình.

- Ban thanh tra nhân dân được tiến hành kiểm tra khi:

+ Thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp yêu cầu (thanh tra huyện, thanh tra Sở, thanh tra Bộ).

+ Hội nghị cán bộ- công chức đơn vị, trường học quyết định.

+ Khi có dấu hiệu vi phạm liên quan trực tiếp đến quy định sử dụng quĩ phúc lợi, vốn tự có, tiền lương, tiền thưởng, chính sách xã hội...

Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan công

khai, dân chủ kịp thời, lấy giám sát ngăn ngừa là chủ yếu. Ban thanh tra nhân dân cần hoạt động có hiệu quả, chất lượng thực sự. Cơng đồn chỉ đạo sát sao hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cũng là điều kiện tốt để thực hiện quy

chế dân chủ trong nhà trường phổ thông. Cách thực hiện :

- Họp liên tịch đúng kế hoạch để những người đứng đầu các tổ chức, đồn thể nắm bắt thơng tin được kịp thời, có kế hoạch triển khai tới các thành viên.

- Khích lệ, động viên mỗi thành viên trong nhà trường khi hành động

phải nhằm phát huy ý thức và tinh thần dân chủ cao nhất.

- Tổ chức nghiên cứu học tập và toạ đàm về các văn bản, văn bản dưới luật, nghị quyết, tài liệu khoa học liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách

nhiệm của tổ chức, đoàn thể cho các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động xã hội của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở chương mỹ) (Trang 118 - 121)