đúng đắn và nỗ lực chung của các chủ thể trong nhà trường
Đây là một yêu cầu khi xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà
trường. Muốn vậy, Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cần có cơng tác đánh giá thực trạng, nắm bắt chính xác, kịp thời những bức xúc để tập trung giải quyết. Từ đó xây dựng được các quy chế, quy định phù
hợp với nhà trường. Nội dung, tính chất, phạm vi điều chỉnh của các quy định, quy ước, quy chế cần được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao dần tùy theo sự
phát triển của kinh tế, xã hội, điều kiện, hoàn cảnh v.v… của từng trường. Nhiệm vụ của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ thể hiện trên nhiều mặt: Cải cách lề lối làm việc trong quản lý và giảng dạy, đặc biệt dổi mới cách quản lý hồ sơ, sổ sách; đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng dạy và học; nâng cao đời sống của CBGV-CNV, chất lượng của
các hội nghị, hội thảo; chất lượng của công tác thanh tra, giám sát, xây dựng
được mơi trường văn hóa lành mạnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong
giáo dục và các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường v.v…
Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, giữa Ban giám hiệu với CBGV-CNV, với học sinh mà mở rộng ra tồn xã hội, cần tới ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh, của các đoàn thể, chính quyền, nhân dân địa phương trên địa bàn có
trường học. Bên cạnh đó, các chế độ chính sách của nhà nước đối với nhà
giáo và cán bộ quản lý, đầu tư cho giáo dục, xây dựng các văn bản hướng dẫn về chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục, về chế độ lương, phụ cấp
giáo dục…cũng rất quan trọng. Đó chính là cơ sở kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ.