Phát huy tinh thần trách nhiệm và cụ thể hoá các trách nhiệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động xã hội của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở chương mỹ) (Trang 113 - 115)

đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức ở nhà trường trong việc thực hiện

dân chủ

Đây là vấn đề quan trọng, khó khăn song sẽ là khâu quyết định đến

việc thực hiện dân chủ trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên, cán bộ, công

chức là những người được đào tạo bài bản trong các trường chuyên nghiệp, nhiệm vụ chính của họ là thực hiện đúng với chuyên môn riêng và sâu. Như thế, mọi vấn đề khác đối với họ là kiêm nhiệm, chính vì chưa thay đổi được

nếp nghĩ này mà khi làm việc thường hay qua loa đại khái, khơng cố gắng thực sự. Nhìn chung giáo viên, cán bộ, cơng chức đều ln tỏ ra là có trách nhiệm trong các công việc được giao, sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn là có lợi cho tập thể song tồn tại một thực tiễn là họ làm vì trách nhiệm với nhà trường mà dường như khơng có tâm hồn trong cơng việc đó. Chỉ khi nào

giáo viên, cán bộ, công chức "tâm phục khẩu phục" lãnh đạo thì cơng việc

mới có chất lượng, hiệu quả thật sự. Như thế, trách nhiệm của nhà quản lý là phải kích thích sự nỗ lực tìm tịi và sáng tạo, năng động trong công việc.

Thực tiễn cho thấy công chức hiện nay khi được nhận vào làm việc là xem như được đảm bảo việc làm suốt đời. Trừ khi bị truy cứu trách nhiệm hình

sự, cơng chức khơng thể bị sa thải, cho dù có chậm trễ, thiếu óc sáng tạo, hay thiếu trách nhiệm trong cơng việc. Có nhiều cơng chức muốn thể hiện tài năng của mình nhưng khơng có cơ hội, có người làm sai thì bị kỷ luật, song làm tốt chưa chắc đã được thưởng, có khi cịn bị nghi ngờ động cơ làm việc. Chính vì thế giáo viên, cán bộ, cơng chức ít có động lực làm việc, gọi là làm việc "vô cảm", theo lời thủ tướng Phan Văn Khải đã từng nói cũng

khơng phải là quá. Dĩ nhiên, còn rất nhiều giáo viên, cán bộ, công chức không vô cảm nhưng nếu chỉ kêu gọi lương tâm và trách nhiệm thì chưa đủ

để tạo động lực cho họ khi làm việc, phát triển tư duy phù hợp với đòi hỏi

của xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân cơng đúng người, đúng việc, đúng lúc thì mới hy vọng thu được kết quả như mong muốn. Chỉ khi nào

người lãnh đạo của nhà trường thấu hiểu hoàn cảnh của anh chị em trong cơ quan, biết rõ tâm tính của mọi người, thế mạnh cũng như nhược điểm của

từng người thì giao việc mới có thể yên tâm được. Khi đã giao việc rồi thì

phải hồn tồn tin tưởng vào người mình đã tín nhiệm. Đã có những người lãnh đạo tài ba, chỉ vì quá lo lắng cho công việc, sợ họ không thể đảm nhận

được cơng việc đó nên hằng ngày hỏi thăm xem tiến độ đến đâu và kết quả đã đi ngược lại mong muốn của anh ta chỉ bởi người dưới quyền cảm thấy

mình đang bị theo dõi quá sát sao, không thể sáng tạo khi làm việc mà bị

người khác giám sát. Trong nhà trường, giáo viên, cán bộ, công chức hầu hết là trí thức nên việc phân cơng, phân nhiệm cũng phải mang tính dân chủ rất cao. Cụ thể hố được các cơng việc trong nhà trường cho giáo viên, cán bộ, công chức là tốt nhất. Bởi mỗi người, mỗi việc, mỗi trách nhiệm trong các trường hợp cụ thể sẽ phát huy tối đa sức sáng tạo của họ.

Cách thực hiện :

- Công khai về quyền lợi cho các thành viên trong nhà trường để mọi

người biết.

- Biểu dương khen thưởng và phê bình, kỷ luật kịp thời, kích thích sự tìm tịi sáng tạo trong cơng việc đối với các thành viên.

- Giao việc đúng người, đúng việc, đúng lúc và có kiểm tra, đánh giá

chất lượng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động xã hội của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở chương mỹ) (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)