Những hạn chế trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động xã hội của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở chương mỹ) (Trang 95 - 98)

các trường trung học phổ thông ở Chương Mỹ và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng việc thực hiện quy

chế dân chủ trong các trường THPT ở huyện Chương Mỹ vẫn có những tồn tại, hạn chế:

Nhìn chung, giữa các trường việc thực hiện Quy chế dân chủ không đồng

đều. Mức độ thực hiện và các kết quả đạt được do đó cũng khác nhau. Có

những trường việc thực hiện diễn ra chậm hơn so với yêu cầu kế hoạch đặt ra, hoặc là có những nội dung thực hiện chưa đúng với yêu cầu, hướng dẫn của

Thành phố.

Vẫn còn tình trạng cán bộ, cơng chức ngại khơng tham gia đóng góp ý

kiến với lãnh đạo cơ quan, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình chưa

cao… làm cho Quy chế dân chủ chưa thực sự phát huy hết tác dụng tốt đẹp. Việc thực hiện kỷ cương, nề nếp, quy chế chuyên môn ở một số trường

còn lỏng lẻo. Vẫn còn hiện tượng cắt xén, dạy dồn ép chương trình. Một số lãnh đạo và giáo viên chưa thực hiện tốt kỷ luật lao động, buông lỏng quản lý. Việc xây dựng kế hoạch năm học ở một số nhà trường cịn chưa khoa

học, khơng xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Việc cụ thể hóa và thực hiện Quy chế dân chủ chưa tốt, hoạt động tự kiểm tra của Hiệu trưởng chưa được thường xuyên, việc bình xét thi đua chưa được thực hiện chặt chẽ, công

tác tuyển sinh, thực hiện rèn luyện giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế.

Những tồn tại trên có xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, quan điểm của

Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế

dân chủ cơ sở của các nhà trường chưa thường xuyên, liên tục, chưa đảm bảo

để quán triệt sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên; một bộ phận cán bộ giáo

viên, công nhân viên chưa ý thức được thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan là quyền và nghĩa vụ của mình, mà cho rằng đây là trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ quan.

Cấp ủy, Hiệu trưởng một số nhà trường chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ, có biểu hiện phó mặc cho bộ phận thường trực, giúp việc. Chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, cho rằng dân chủ trong

hoạt động của nhà trường đã từng diễn ra phù hợp với Quy chế, không cần

thiết phải đặt ra việc triển khai thực hiện Quy chế nhiệm vụ mới của cơ quan. Việc tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ chưa thường xuyên, nhiều nơi chưa đưa vào chương trình làm việc của cấp ủy, chính quyền; thiếu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và chưa trực tiếp giúp cơ sở yếu kém, thậm chí có nơi cịn bng lỏng trong thời gian dài. Việc sơ kết, tổng kết, đúc kết, đúc rút kinh nghiệm, nhận diện theo các chuyên đề về thực hiện Quy chế dân

chủ trong nhà trường vẫn chưa thực hiện được.

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ nhưng Chi bộ Đảng và đảng viên trong các trường THPT vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nhiều đảng viên chưa có ý thức trách nhiệm cao, sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong điều kiện mới chưa thực sự trở thành nhu cầu nội tại cấp bách…

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUN G HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động xã hội của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở chương mỹ) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)