1 .Thế giới nghệ thuật
1.3. Hình tƣợng cái tôi trữ tình
1.3.3.1. Cái tôi cá nhân
Nhƣ chúng ta biết cái tôi là một khái niệm có nội hàm rộng đến nỗi khó xác định đƣợc toàn bộ ý nghĩa của nó. Theo từ điển triết học cái tôi có nghĩa là cái cá nhân, cá thể, cái riêng lẻ của một ngƣời. Cái tôi đó làm nên sự đa dạng, phong phú, phức tạp cho mỗi con ngƣời. Thơ văn phản ánh hiện thực tâm hồn của con ngƣời, do đó cũng thể hiện cái tôi đó dƣới muôn màu, muôn vẻ khác nhau.
Thơ là sự hội tụ và nở hoa của cái tôi trữ tình rất đa dạng, phong phú giàu màu sắc thẩm mĩ. Khi tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ, điều đáng lƣu ý không chỉ là tính chất độc đáo của tiếng nói thi ca mà còn là mối quan hệ giữa cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình. Nếu cái tôi nhà thơ là toàn bộ con ngƣời nhà thơ trong cuộc sống thực tế thì cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ đƣợc nghệ thuật hóa, là sự biểu hiện cụ thể của những phẩm chất tâm hồn của nhà thơ trong tác phẩm thi ca “rõ ràng hai cái tôi ấy không phải là một, không hề có một sự đồng nhất, nhưng luôn có mối quan hệ thống nhất”. Cái tôi trữ tình gắn bó mật thiết với tính cách và cuộc đời nhà thơ. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là hình tƣợng tác giả với những hình thức bộc lộ
khác nhau. Cái tôi là hình ảnh rất quen thuộc trong văn học - đó là cái tôi khao khát sống của Xuân Diệu trong “phong tràoThơ mới”:
Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hƣơng đừng bay đi
(Vội Vàng)
Rồi “cái tôi” của rất nhiều điều muốn của nhà thơ Tố Hữu trong thơ cách mạng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vƣờn hoa lá ... Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ
(Từ Ấy)
Và cái tôi trữ tình đƣợc Bằng Việt thể hiện một tấm lòng đôn hậu: Ta bắt đầu bằng đôi mắt yêu thƣơng
Yêu thƣơng lớn đến không gì phá nổi
Ở đây trong cái tâm hồn “đa đoan” Nguyễn Trọng Tạo đã cho thấy một “cái tôi” rất khác lạ:
tôi trở lại cơ quan gặp nụ cƣời ẩm mốc chuột quá nhiều chuột chẳng chịu giảm biên Tôi trở lại dòng sông bờ Cỏ Thi xanh mƣớt (Tái diễn)
Cái tôi nghệ thuật có nhu cầu tự biểu hiện với thế giới xung quanh, nó đòi hỏi biểu hiện những phƣơng diện khác nhau của tâm hồn. Nguyễn Trọng Tạo thể hiện cái tôi của mình rất rõ không có sự né tránh:
tôi về khép lại căn phòng
thấy trong lòng ngực nhƣ không có gì
(Gửi)
“Thấy” là “không có gì” nhƣng cái tôi đó dƣờng nhƣ đang trải qua đầy những cảm xúc. Không có nhƣng lại có tất cả cảm xúc trong lòng đang bị kìm kẹp, dồn nén trong tầm hồn để rồi cuối cùng bộc lộ ra:
“trái tim đã bỏ đi rồi
ai mà nhặt đƣợc gửi về giùm tôi”
(Gửi)
Cái tôi trữ tình trong thơ ca là một sự tập hợp của nhiều mối quan hệ với chính nó, là sự thể hiện của thế giới chủ quan, là sự tự nhận thức, tự biểu hiện của chính tác giả. Cái tôi của Nguyễn Trọng Tạo đôi lúc khiến ngƣời đọc lạc mất phƣơng định:
sẽ dở hơi nếu là tôi đứng khóc nhƣng cƣời vui thì tôi sẽ còn gì còn Rock Rap hay còn đêm cổ điển điên cuồng ơi mơ mộng bỏ tôi rồi
(Đêm cổ điển)
“khóc”, “cười” thì cái tôi đó đều không có gì nữa vì “em đã yêu. Em đã bỏ tôi đi”.
Rồi…
khi bên chồng em lại nhớ về tôi
Thực tại không nhƣ mong muốn, tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình thật da diết :
mọi sự giản đơn đều bất lực
ta thèm bài thơ tấm ảnh bức tranh không hiểu hết (Sonnê không định trước)
Trong tình cảm bạn bè ta bắt gặp một cái tôi tha thiết với tiếng nói tâm tình, xúc động :
bạn bè tôi, nếu mà không các bạn những lúc lang thang ta về đâu (...)
trái tim bạn giữ cho ta đây niềm vui bạn giữ cho ta đây nƣớc mắt bạn giữ cho ta đây (Cõi nhớ)
Rồi cái tôi đó bất ngờ „„lục vấn‟‟ lại để chiêm nghiệm trong cái tôi: Rồi có lúc ta buồn ra lục vấn chính ta
Rồi có lúc câu thơ thay đổi chủ nhà
(Điều bình thường lạ lẫm)
Lục vấn lại rồi sau đó đi với tâm hồn mộng du của đêm dài: Ta đi qua đêm dài đèn mờ vẫn đỏ
những tòa nhà thiên nhiên vẫn còn bày đó (Phố đỏ)
Rồi thể hiện một cái tôi nhỏ bé nhẹ nhàng: Dẫu nhỏ nhoi tôi có một cái tên trong li ti lá thẫm
khi ngập nƣớc và khi thì ngập nắng
hoa li vàng mùa hạ - chính là tôi
Đó là sự thu nhỏ nhẹ nhàng của cái tôi nhỏ nhoi, về cái tôi trƣớc không gian rộng lớn. Có thể nói cái tôi trữ tình Nguyễn Trọng Tạo rất đa dạng và phong phú, nó giống nhƣ một hồn thơ đa tài với nhiều lĩnh vực. Cái tôi trong thơ biểu hiện nguyên tắc, khám phá lí giải, đánh giá tiếp cận các vấn đề đời sống thông qua ý thức của con ngƣời. Nó chính là sự thể hiện chủ quan của mỗi tác phẩm thơ trữ tình. Cái tôi bộc lộ trong giá trị bản thân trƣớc thời gian và cảm thấy ngại ngùng với chính nó:
Tôi giờ ngại cả bóng tôi
Ý thơ chƣa cạn, ngó lời đã khô
(Ngại xuân)
Ở thơ cổ, con ngƣời đƣợc quan niệm là một phần của vũ trụ. Con ngƣời không có cái tôi cá nhân mà thƣờng muốn chìm lẫn vào trong vũ trụ. Đó đây ta bắt gặp một nữ khách thấp thoáng bên đƣờng, một ai đó “đăng sơn”, một ai đó đang “tựa gối ôm cần” nơi ao thu lạnh lẽo… Bao nhiêu nỗi vui buồn của con ngƣời tan vào vũ trụ. Con ngƣời tƣơng thân với vạn vật, đôi khi ƣớc ao trở thành vạn vật:
Kiếp sau xin chớ làm ngƣời
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Nguyễn Công Trứ)
Cũng nhƣ mọi sự tồn tại trong cuộc sống này, cái tôi cá nhân luôn luôn có sự vận động. Sự thể hiện cái tôi trong thơ Nguyễn Trọng Tạo rất đa dạng nhƣng dù ở bình diện nào, vui buồn, cô đơn, thất vọng, yêu ghét thì cái tôi đó chính là phƣơng thức biểu hiện của ngƣời nghệ sĩ thông qua sáng tác.