1 .Thế giới nghệ thuật
1.3. Hình tƣợng cái tôi trữ tình
1.3.3.3. Cái tôi trong tình yêu nồng nàn, tha thiế t khát khao sống
Nguyễn Trọng Tạo quan niệm rằng: “con người không có thơ thì chỉ là cái máy bằng xương thịt. Thế giới không có thơ ca thì chỉ là cái nhà hoang”
[41]. Thơ xuất phát từ tâm hồn và trái tim của ngƣời nghệ sĩ, thi sĩ tự mình đi tìm con đƣờng riêng, cá tính riêng cho thơ. Thơ ca ngày càng gắn bó gần gũi thân mật hơn với chính con ngƣời thông qua sự tìm tòi, sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Nguyễn Trọng Tạo là một trong những ngƣời nghệ sĩ ấy, ông đi vào phản ánh mọi chiều kích và bản thể của con ngƣời trong đa chiều của cuộc sống. Ông là một thi sĩ tài hoa, đa tình, một hồn thơ thân mật gần gũi với cuộc sống. Tâm hồn nghệ sĩ ấy đã và đang mang cho thi ca một nhịp đập trái tim giàu men say cuộc đời với những thi phẩm tình yêu chứa đựng sắc màu cảm xúc qua cái tôi trữ tình.
Nhân vật trữ tình không phải là cái tôi mang tính đại diện, mà là cái tôi cá nhân của nhà thơ. Những cảm xúc, suy tƣ cũng vì thế mà đời thƣờng hơn,
Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời. Điều có thể hóa thành không thể
biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mƣơi
(Không đề).
Với Nguyễn Trọng Tạo, thơ tình yêu của ông đã nâng lên thành một triết lí, thành một quan niệm rõ ràng giữa cái thật- giả, hợp- tan. Ở ông, một tâm hồn thi sĩ không lúc nào vơi cạn tình yêu dù là niềm vui hay nỗi buồn hạnh phúc hay khổ đau, sáng hay tối. Qua những bài thơ tình của ông chứa chất tâm trạng cô đơn buồn cay đắng, hờn giận nhƣng ở đó chính là cái tôi yêu nồng nàn, tha thiết. Qua những bài thơ ngƣời đọc nhận thấy chân dung một nhà thơ đa tình, lãng mạn, tài hoa, một tâm hồn yêu mãnh liệt không kể thời gian, năm tháng và cả… chết - sống
Ta không sống khi yêu Ta chết khi yêu
(Tội đồ của thời gian)
Đó là một sự hiến dâng trọn vẹn tất cả cuộc đời cho tình yêu, tình yêu không kể chi bến bờ, tuổi tác, sống chết nữa. Cũng có lúc Nguyễn Trọng Tạo trầm ngâm suy tƣ, chiêm nghiệm về tình yêu:
đi nhiều chân mỏi ngồi nhiều lung xiên
ghét nhiều cỗi mặt
yêu nhiều đau tim
Đó là những phút giây tƣơng ứng khi nghĩ về tình yêu. Rồi cũng có lúc là những buồn vui nhớ mong, bâng khuâng xao xuyến khi xa cách hay gần gũi:
Thì ra tháng giêng nhớ em quá thể Anh nhớ em về giữa miền mộng mị Và cái khung tranh chính là khung cửa (Bức tranh giêng)
Thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo thể hiện đa sắc màu, muôn hình muôn vẻ, ở đâu cũng hiện lên vẻ đẹp mộc mạc của cuộc sống và sự nồng nàn đằm thắm của tình yêu thể hiện qua nhân vật trữ tình:
Anh đứng anh ngồi anh thƣơng anh nhớ anh ra anh vào nao nao mắt mở
(Người đang yêu)
Tình yêu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo nhƣ một tình yêu không lời, lặng thầm, buồn, lặng thầm mong nhớ trong sự cô đơn. Vì thế, tình yêu có thể hy sinh tất cả, có nhiều khi sự cô đơn đến nao lòng:
đêm lạnh lẽo và lòng tôi trống trải lá thƣ em gửi đến nỗi buồn đau
(Cổ tích thơ tình)
Hoàng Cầm khi “đọc lại Đồng giao cho người lớn” đã gọi Nguyễn Trọng Tạo là “người bạn quên tuổi”. Ngƣời đọc nhớ đến Nguyễn Trọng Tạo không chỉ là những dòng thơ thấm đẫm chất triết lí, suy tƣ… của cuộc đời mà còn luôn nhớ tới ông một tâm hồn rất mực trẻ trung đa tình, tài hoa và lãng mạn. Có thể nói chất men của cuộc sống đã khơi dậy trong tâm hồn nghệ sĩ Nguyễn Trọng Tạo những rung động ngọt ngào sâu sắc. Trƣớc những yêu thƣơng của cuộc đời, thi sĩ xúc động yêu thƣơng không kìm lại đƣợc:
những bài thơ chất thêm lên vai em gánh nặng
những chân trời càng đến lại càng xa
(Em)
Một trái tim chân thành, tình yêu đến với nhau là không kể chi tuổi tác mà chỉ là một tình yêu tràn đầy mãnh liệt và khao khát yêu thƣơng - đó là một tâm hồn tƣơi trẻ luôn “không tuổi” trƣớc tình yêu:
em dần mão thân mùi hay tuất hợi
tử vi em không tuổi giữa hồn anh
(Không tuổi)
Cái tôi mãnh liệt khi yêu ấy đã có lần thốt lên: “ngày không mùa, người không tuổi, tình không tên” - đó là một tâm hồn không vơi cạn tình yêu. Dù tuổi đời có đếm theo năm tháng con ngƣời sẽ thuận theo lẽ tự nhiên già đi theo đó nhƣng với tâm hồn ngƣời thi sĩ khi yêu thì trẻ mãi nhƣ… ngƣời không tuổi.
Cuộc đời mỗi con ngƣời nói chung và ngƣời nghệ sĩ nói riêng đều trải qua những khoảnh khắc thời gian gắn với buồn vui, đƣợc mất… cái giá trị của cuộc sống giúp cho nhà thơ rút ra cho mình những giá trị bình thƣờng với một tình yêu, hạnh phúc giản đơn. Nhƣng đó lại là nỗi khát khao kì diệu, là mơ ƣớc là sự ám ảnh, là nỗi cô đơn khôn nguôi. Có thể nói ngọn gió mát của tình yêu cũng đã thổi qua thơ của Nguyễn Trọng Tạo để rồi cái tôi đƣợc nếm trải vị ngọt của những xúc cảm đắm say, đó là sự khát khao sống với tình yêu cháy bỏng. Khát khao sống là muốn sống hết mình cho cuộc sống, cho những mơ ƣớc… “sống toàn thân và thức nhọn giác quan” (Xuân Diệu). Tình yêu là một cung bậc đòi hỏi sự “vô biên tuyệt đích”. Đòi hỏi sự dâng hiến và thấu hiểu của mỗi ngƣời ở mức độ cao nhất với muôn vàn những ƣớc mơ ở tƣơng lai. Con ngƣời khát khao sống trọn vẹn cũng là con ngƣời biết yêu thƣơng sâu sắc, chân thành, thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã biểu hiện tình yêu:
em đốt mình lên cho anh ánh sáng
cho anh hơi ấm
cho anh…
lệ giọt trắng rơi
ôm em thân tròn
ngắn dần cột sống
(Nến trắng)
Chất men cuộc sống đã khơi dậy trong tâm hồn ngƣời nghệ sĩ tài hoa ấy một khả năng rung động sâu sắc với những gì đang diễn ra xung quanh ông. Một trong những điều khiến thơ tình ông chiếm lĩnh tình cảm của bạn đọc nhiều thế hệ bởi lẽ, ẩn chứa trong mỗi dòng cảm xúc là nội lực sống, một khát khao sống đẹp và có ý nghĩa. Trái tim ngƣời thi sĩ ấy không ào ạt, sôi nổi nhƣ Xuân Diệu mà cũng không hừng hực, táo bạo nhƣ Vi Thùy Linh mà thể hiện sự đằm thắm, nhẹ nhàng với lời tỏ tình luôn dịu dàng ý nhị. Nguyễn Trọng Tạo đã thể hiện tình cảm dịu dàng, đằm thắm với những khúc hát thiết tha kiểu “người ơi người ở đừng về”; với “khúc hát sông quê”…
Cho tôi xây những nhịp cầu
để em chẳng phải sang sông lụy đò tôi xây phố rộng nhà to
để em đến ở chẳng chờ đợi lâu tôi về đồng cạn đồng sâu
may ra tát nƣớc chung gầu cùng em…
(Thơ gửi người không quen)
Nguyễn Trọng Tạo yêu nhiều, chơi nhiều và rất đỗi đa tình. Dƣờng nhƣ những nguồn âm nhạc tuôn chảy cùng với các đƣờng nét và màu sắc hội họa
luôn long lanh trong tâm hồn thơ ông, từ những phút giây xao động đầu đời, rồi qua mối tình nồng nàn yêu thƣơng:
Đêm kì diệu, đêm của Anh và Em bàn tay bao giờ ngủ yên trong suối tóc mằn mặn môi em… nƣớc mắt?
(Đêm kì diệu)
Đó là một tình yêu say đắm với cung bậc đang trào dâng mãnh liệt để rồi đến với hình ảnh anh và em trong một thế giới cổ tích đẹp lung linh sáng trong: “Anh làm vua không ngai em vẫn là hoàng hậu/ Chàng hoàng tử khóc nhè nàng công chúa hờn dai” (Cổ tích tình thơ)
Tình yêu làm cho con ngƣời tự giác nâng cao bổn phận và tinh thần trách nhiệm, luôn khát khao tồn tại để đƣợc dâng hiến bền lâu. Ngƣời nghệ sĩ
“đa mang” đã dành trọn cuộc đời cho thơ, đăc biệt là mảng thơ tình. Cho dù ở góc độ nào, bình diện nào, dù vui hay buồn, dù yêu đời hay yêu ngƣời thì cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng chính là sự phản chiếu rõ nhất hình tƣợng của tác giả, đồng cảm chia sẻ với con ngƣời, với cuộc đời. Thơ tình của ông là sự nhẹ nhàng đằm thắm nhƣng không kém phần sâu sắc và mãnh liệt. Với biển tình của Xuân Quỳnh là “ngàn năm còn vỗ” còn Trọng Tạo là bốc lửa, đê mê… say đắm với những ngón tay thon, với làn tóc rối… và với biển tình:
rơi vào miệng núi lửa bao giờ mà anh không hay toàn thân ngập chìm hun hút
(...)
anh nín thở đến tiệt cùng máu ứa cột lửa phun nham thạch phì nhiêu rồi chết lịm trong vỗ về mơn trớn mƣời ngón dài thon của gió chiều…
Nhƣ suốt đời tôi chỉ một mình em em của hôm qua mà bây giờ tôi gặp
em của mai sau mà tôi đang hình dung
(...)
em ở đó mà làm sao đến đƣợc
chỉ dáng hình em nhƣ lá cờ không mầu trong suốt
lá cờ tôi phất những chiêm bao…
(Chỉ một mình em)
Thực là sự cao trào đê mê đắm đuối một tình cảm yêu thƣơng của con tim nồng cháy với khát vọng hƣởng thụ… tình ái mà vẫn ý nhị…Nguyễn Trọng Tạo tâm sự: “dù là viết về sex nhưng đọc có thể đọc lên giữa đám đông mà không ngại”. Nó khác với sự táo bạo, mạnh mẽ của một số nhà thơ trẻ khi viết về cùng chủ đề sex:
Khỏa thân trong chăn
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần anh gối lên đùi Mình ôm lấy anh ôm mình
Biết sự bình yên của mặt đất
(Chân dung – Vi Thùy Linh)
Đó là mảng đề tài đƣợc nhiều cây bút thử sức và thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận…tình yêu đối với ngƣời khác là sự đam mê “những nụ hôn say ngất, những vòng ôm ghì siết chặt, những cái nhìn đắm đuối” (Chu Văn Sơn). Còn với Nguyễn Trọng Tạo xuyên xuốt dọc hành trình các bài thơ về mảng thơ tình ta nhận thấy là những tâm trạng buồn, cô đơn, cay đắng nhƣng Nguyễn Trọng Tạo vẫn dành cho đời mình cho tình yêu khá nhiều. Tình yêu chính là sắc màu của cuộc sống, yêu đời, yêu ngƣời, yêu vật… tình yêu là sự
giao hòa thắm thiết giữa vạn vật trong đời. Nồng nàn, say đắm khát khao yêu thƣơng khi yêu ai cũng mang một tâm hồn nghệ sĩ - sẵn sàng với tình yêu dâng hiến, mãnh liệt, táo bạo nhƣng cũng rất vị tha. Tâm hồn thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo không bao giờ vơi cạn tình yêu. Nhận xét về thơ tình của Nguyễn Trọng Tạo tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã khẳng định: “cảm hứng về tình yêu cũng là một nhịp mạch trong thơ Nguyễn Trọng Tạo”. Ngƣời thi sĩ ấy với sự đằm thắm trong cung bậc tình yêu đã khám phá sự bí ẩn diệu kì của tình yêu - thứ tình cảm ngàn đời vẫn bí ẩn này:
ta cầu nguyện cho những gì còn mất
trên con đƣờng vô định của tình yêu
(Tình yêu qua)
Tình yêu với Nguyễn Trọng Tạo chính là sự hiến dâng trọn vẹn cho ngƣời mình yêu, hiến dâng tất cả những gì mình có, thậm chí là cả cuộc đời mình “ta không sống khi yêu- ta chết khi yêu”. Tình yêu với ông không chỉ là cõi trần mà còn ở cõi tâm linh mờ ảo:
Tận đáy đêm khuya hồn gặp em về Ôm nàn hơi ấm xiết ghì đê mê
(Người đang yêu)
Nguyễn Trọng Tạo cho thấy sự cô đơn khát vọng hòa nhập luôn đan cài vào nhau. Ngƣời nghệ sĩ ấy đã thổi hồn vào không gian linh hồn của một kẻ đang yêu.
Con đƣờng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trọng Tạo không có sự đồng nhất và không có sự xác định rõ ràng, đọc thơ ông ngƣời đọc thấy sự mới lạ rồi quen thuộc; thấy gần gũi rồi lại xa xăm. Nhà thờ Vũ Cao đã đƣa ra nhận xét: “nếu người đọc muốn tìm thấy ở thơ Nguyễn Trọng Tạo câu trả lời “chức năng của thơ là gì” thì thật khó có một lời đáp cụ thể… thật khó để xếp
Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào. Ngòi bút của anh thoải mái nói những điều không phải dễ nói ra…”.Phải chăng khi tình yêu cộng với những rung cảm mãnh liệt sẽ giúp ngƣời nghệ sĩ sáng tạo lên những thi phẩm tuyệt bút, và phải chăng cung bậc tình yêu tạo lên từ nguồn cảm xúc của chính cuộc đời mình. Cuộc đời riêng của Nguyễn Trọng Tạo có những nốt trầm, đặc biệt là trong tình yêu, có lẽ cũng vì lẽ đó mà nỗi buồn, cô đơn “rất đậm” trong những trang viết của ông. Trong trang thơ Nguyễn Trọng Tạo ngƣời đọc cảm nhận thấy tình yêu không lời lặng thầm, mong nhớ, lặng thầm gặm nhấm nỗi cô đơn. Phía sau những trang thơ, những câu từ ấy lại chứa đựng sóng biển tình luôn mạnh mẽ, sôi nổi mà khắc khoải khôn nguôi. Nhịp đập của tình yêu trong trái tim ngƣời thi sĩ ấy cũng chính là nhịp đập đến từ cuộc sống, ta đã biết đến nhịp đập tình yêu nhƣ những lớp sóng dào dạt vỗ vào bờ liên tiếp và mãi mãi trong thơ Xuân Quỳnh:
Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nỗi mình Sóng tìm ra tận bể
(Sóng)
Bởi tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên
(Thuyền và biển)
Đó là trái tim yêu của Xuân Quỳnh đã biến thành những con sóng thấm ƣớt những câu thơ, dập dềnh cảm xúc và đầy tâm trạng: lúc ồn ào dữ dội, khi lặng lẽ dịu êm. Nhịp đập tình yêu đó sẽ còn đều đặn đập mãi mãi không lúc nào ngừng nghỉ. Đó là một tình yêu bất diệt- dù rằng thi sĩ Xuân Quỳnh đã đi xa chúng ta bao nhiêu năm nhƣng nhịp đập tình yêu trong thơ của chị thì đã - đang- sẽ mãi thả nhịp vào cuộc sống quanh ta.
Tình yêu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo không ồn ào, dữ dội nhƣng cũng luôn hết mình:
ta là gió
thổi đến ngày kiệt sức
(Thiên an)
Còn với Lâm Thị Mĩ Dạ thì dƣờng nhƣ tình yêu chƣa đủ nồng nàn, mãnh liệt để tạo nên niềm tin tuyệt đối, trong những trang thơ Lâm Thị Mĩ Dạ đặt ra nhiều dấu hỏi, nhiều sự nghi hoặc trƣớc cuộc đời và số phận mình:
Trời ơi
Làm sao có một cuộc đời
Để cho tôi ném cuộc đời mình vào đó Mà không hề cân nhắc đắn đo
Rằng: cuộc đời ấy còn chƣa đủ
(Không đề - Bài thơ không năm tháng)
Với một số ngƣời cho rằng tình yêu là đơn giản, nhƣng thực sự không là đơn giản mà âm vang biết bao nhiêu khát vọng ở một đời ngƣời. Tình yêu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo không có cái vẻ yêu vội vàng, vồ vập, dịu dàng nhƣ Xuân Diệu, cũng không có cái kiểu chân quê, nhẹ nhàng tình tứ nhƣng lỡ làng cô đơn nhƣ Nguyễn Bính, cũng không yêu dào dạt sôi nổi nhƣ Xuân Quỳnh, hay nhƣ kiểu Đồng Đức Bốn nhớ nhung hoài nghi về một tình yêu bế tắc không thành… mà tình yêu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo luôn là sự trẻ trung, say mê, đằm thắm nhƣng đƣợm chút buồn:
Đêm thật rồi sao trắng một đêm đƣờng dây điện thoại
Ta khƣớt say nhau giọng nói đau buồn say đùa vui hờn giận Say men tình chƣng cất một trời yêu
Tình yêu của Nguyễn Trọng Tạo là không tuổi và giờ là không kể thời gian, không kể không gian. Lƣu luyến nhớ thƣơng không gặp mặt thì đƣợc nghe lời nói.
Với ngƣời nghệ sĩ làm thơ hay viết văn, tình yêu, nghệ thuật, tâm hồn, thân xác với cuộc đời là một định mệnh không bao giờ trọn vẹn. Tình yêu có những giây phút hạnh phúc dâng trào, tràn đầy tình cảm nhƣng cũng giống nhƣ mọi thứ trên cõi đời, không thể viên mãn đƣợc nhƣ ý nguyện của bản ngã:
xin gọi tên Em là Buồn
Buồn ơi buồn hỡi ngọn Buồn đâu Buồn mồ côi đã từ lâu
đời ta rồi cũng bạc đầu vì thƣơng là khi tỉnh giấc trong đêm
một mình ta thấy ngồi bên: Nỗi Buồn
(Sonnê buồn)
Nguyễn Thanh Sơn khi đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo đã thốt lên: “hình như, với Nguyễn Trọng Tạo, tình yêu là cặp song sinh với nỗi buồn” [88]. Vậy là yêu và buồn luôn đồng hành trong thơ ông - đồng hành trong chính