Không gian tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 63 - 69)

1 .Thế giới nghệ thuật

2.1. Không gian nghệ thuật

2.1.2.2. Không gian tâm linh

“Trong bản chất mỗi con người là một vũ trụ thu nhỏ, trong đó phản ánh và tồn tại tồn bộ thế giới hiện thức và tất cả những thời đại lịch sử lớn. Trong chiều sâu của chính mình con người mới tìm thấy chiều sâu của các thời đại, các tầng bí ẩn thầm kín ngay trong con người - chúng thường được đẩy xuống bình diện thứ hai, thứ ba do ý thức” [44, tr. 167] - đó là khơng gian

tâm linh. Trong không gian ấy, thế giới nhiều khi chỉ đo đƣợc bằng “chu vi của một trái tim” ( Đồn Thị Đặng Hƣơng)

Trong Dịng văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 hầu nhƣ không chú ý tới chiều không gian tâm linh thể hiện một cõi nhớ rất sâu, rất xa xôi và rất bí ẩn trong đời sống tinh thần con ngƣời “thơ kháng chiến dường như thiếu mất chiều thứ tư của khơng gian đó là chiều hư vơ siêu hình, tấm lịng … nên đã trở thành trói buộc” [15]. Đến với thơ sau 1975 là sự trở về với con

ngƣời nội tâm đã mở đƣờng cho khả năng đi sâu vào thế giới bên trong con ngƣời với những biểu hiện rất đa dạng. Tác giả Nguyễn Thụy Kha đã khẳng định: “thơ sau 1975 bước đầu khai thác về phía vơ thức của xoay sở, phía

tâm linh của cõi người, đã dè dặt đặt những viên gạch đầu tiên cho nấc thang mới của thi ca Việt Nam” [40].

Đi vào hình tƣợng khơng gian tâm linh thơ Nguyễn Trọng Tạo ta cảm nhận thấy một cõi cơ đơn vơ tận chứa đầy trong đó. Khơng gian tâm linh là sự cảm nhận chiều sâu tâm tƣởng của con ngƣời, hành trình thơ đến với cõi tâm linh ấy là hình trình của một cõi nhớ cô đơn trong con ngƣời nghệ sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Đến với cõi tâm linh, con ngƣời thƣờng có nhu cầu đối thoại với các lực lƣợng siêu hình nhƣ: Thần Phật, Chúa, Tiên… và có khi là cả ma quỷ. Những yếu tố đó góp phần tạo nên một khơng gian linh thiêng cao cả với tinh thần muốn vƣơn tới cõi vĩnh hằng, chạm tới giá trị vĩnh cửu để nghiền ngẫm, để khắc khoải về con ngƣời. Hoàng Cầm đƣa ta lạc vào cõi mê cung với đền Bà Sấm, bến Cô mƣa… Phùng Khắc Bắc dựng lên một không gian siêu thực với những Đức Bà, Thánh Giêsu, Chúa tể cõi âm, đêm Giáng Sinh, quỷ sa- tăng, cõi Chúa… và ở đây Nguyễn Trọng Tạo cũng đƣa vào thơ ơng hình ảnh của địa ngục, thiên đàng (Ăng - Kô) rồi không gian sống, không gian chết (khơng gian Lê Bá Đảng), linh hồn (có khi, ngƣời đang yêu), xứ đầu tiên (Xứ đầu tiên)… đi về cõi ấy là tâm trạng của một con ngƣời cô đơn lƣu lạc:

Dáng tôi đi trong ruột đá không cùng tôi đi từ địa ngục tới thiên đàng

từ xác đá tới linh hồn của đá

ôi Ăng - Kô! Thăng trầm bao thế kỉ đỉnh máu xƣơng hóa đá dựng lâu đài

(Ăng - Kô)

Không gian tâm linh đƣợc ngƣời nghệ sĩ tạo thành từ một cõi riêng bí ẩn, xa rời gắn với sự phiêu diêu mộng du huyễn hoặc. Trong cái cõi đó ta bắt gặp hình bóng thi sĩ đang bồng bềnh tâm trạng xuôi ngƣợc từ thực tại về quá khứ:

Tung tăng thanh xuân trôi ngƣợc xuôi phút chốc mộng du lên phiêu diêu

mặt trời trăng ngôi sao mắt ƣớt

ngƣợc núi phồng căng dịng sơng duỗi chân vào bao la

một bài ca xa tận miền quê ấu thơ

ta đấy ƣ? Em của ta đấy ƣ?...

(Sê nê không định trước)

Trong khoong gian bao la nhà thơ gợi ra bao cảm xúc, đồng vọng về một “miền quê ấu thơ”. Ở không gian hiện thực Nguyễn Trọng Tạo đƣa

chúng ta đến những nơi rõ ràng cụ thể cịn ở đây tất cả là sự mênh mơng, bao la khơng điểm mặc định rõ ràng - nó cứ bồng bềnh, bồng bềnh trong cõi mộng du để tìm đến Trời, Ngọc Hoàng, Chúa, Phật:

Trong giấc ngủ ta thấy lang thang mây trời Ngọc Hoàng ngủ gật

Chúa một bên và Phật một bên

những nhà thơ chìm đắm biển thơ tình

những nhà báo xơ vào ga đĩa bay những con có cổ dài kêu khản tiếng

(Mộng du)

Nguyễn Trọng Tạo đã hóa thân vào không gian bao la để tìm về với bản ngã thật của mình ở giữa trốn trần đời. Càng tìm lại càng thấy cô đơn, buồn đau của một phận ngƣời, nỗi buồn và sự cơ đơn đó lại thê thảm hơn khi cô độc giữa “ba chiều” không rõ phƣơng định nào:

nỗi buồn than đá trong veo

dịng sơng sánh lại mái chèo làm ngơ

thấy hai con mắt dại khờ tuổi yêu thấy con đƣờng nhựa ba chiều

thấy mình sững giữa cơ liêu khơng ngƣời

(Bức tranh đen)

Cũng là không gian nhƣng trong không gian hiện thực hình ảnh con ngƣời ln gần gũi hịa hợp với thiên nhiên, cịn ở đây giữa khơng gian tâm linh con ngƣời trở nên nhỏ bé và cô độc. Nguyễn Trọng Tạo đã mang hồn thơ của mình gửi vào cõi tâm linh đó nhƣ một cách để chiêm nghiệm tình cảnh:

mƣa trắng đƣờng mƣa nắng ngất ngƣ

ai đem lụa trải tận xa mờ

có khi ngƣời chết nghìn năm trƣớc

hồn vẫn bồng bềnh những giấc mơ

(Có khi)

Con ngƣời “chết từ ngàn năm trước” mà hồn “vẫn bồng bềnh” - đó lại là một sự cơ đơn lạnh lẽo đến rợn ngƣời. Quả thực đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo ngƣời đọc khơng khó để nhận thấy sự cơ đơn, cơ đơn và buồn dƣờng nhƣ trở thành căn nguyên của thơ ông. Sự cô đơn trong cõi tâm linh lại đem đến một cảm giác buồn trôi bồng bềnh không xác định. Nguyễn Trọng Tạo đứng ở góc độ con ngƣời cơ đơn để nhìn vào khơng gian, thổi vào không gian linh hồn. Tuy nhiên ngƣời nghệ sĩ ấy không phải muốn tất cả sẽ tan biến đi vào hƣ khơng mà trong đó có một ý muốn lƣu giữ lại tất cả để luôn tồn tại giữa cuộc đời: “sự có mặt của họ trên đời làm gì nếu khơng để phát hiện cái đẹp, để thấu hiểu nó và tìm cách vĩnh cửu hóa, bất tử nó bằng sáng tạo nghệ thuật”

[57, tr. 27-28]. Quả thực đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ nhƣng cũng là niềm tự hào cao cả của ngƣời nghệ sĩ, Nguyễn Trọng Tạo đã làm đƣợc việc đó.

Ngồi những cái chới với, mông lung, khơng gian tâm linh cịn là sự cộng cảm của một con ngƣời trong một khơng gian linh thiêng nơi giao hịa của âm, dƣơng. Đó là cõi ma (cõi ngƣời chết), và cõi hiện thực (ngƣời sống), ở đó là hai thế giới âm dƣơng nhƣng mọi sự việc diễn ra dƣờng nhƣ khơng có một ranh giới nào cả: “múa hát”, “ăn”, “ngủ” với… ma một cách bình thƣờng:

Đêm cộng cảm sáo đàn cồng chiêng trống cái lục lạc rung dây chuỗi tiếng hú dài

rồi những con quỷ đen vui nhộn sẽ ngủ vùi

những ghè rƣợu cần sẽ nhạt

rồi sừng trâu sẽ treo trƣớc cây lêu rồi mặt trời sẽ mọc đừng trách gì nhau đừng nhớ gì nhau

múa hát với ma đêm nay ăn uống với ma đêm nay ngủ với ma đêm nay

ngày mai vĩnh viễn chia tay!

(Đêm cộng cảm)

Sau khi chia tay “cõi ma” đó thì lại phiêu diêu, mộng du trong những giấc

mơ, giấc chiêm bao. Trong cõi mộng đó nhà thơ đi lạc vào một thế giới khác:

trên mặt hồ tĩnh lặng

trên thành quách rêu phong

ngƣời từ trời cao xuống

ngƣời từ nƣớc hiện lên…

trên con đƣờng nắng xá

trên đèo dốc mù xƣơng

Đó là trong cái ảo mộng của tình yêu nhƣ cảnh của “Ngưu Lang - Chức Nữ”, với “người từ trời cao xuống” và “người từ mặt nước hiện lên”.

Trong không gian tâm linh với nhiều biến ảo, Nguyễn Trọng Tạo đã cho ngƣời đọc đến đƣợc những cảm giác gần mà xa, lạ mà quen, giả mà thật. Con ngƣời hiện lên nhƣ là ngƣời từ cõi khác lạnh lẽo đến rùng rợn:

tận đáy đêm khuya hồn gặp em về

ơm làn hơi ấm xiết ghì đê mê

(Người đang yêu)

Nhà thơ Hoàng Cầm sau khi đọc thơ Đồng giao cho người lớn đã nhận xét: “rõ ràng thơ Nguyễn Trọng Tạo đi thẳng ngay vào cái thực đang có để rồi phiêu diêu tản mạn trong hư vô để lại cho tơi cái cảm giác gió lạnh đầu mùa mơn man vào da thịt, hòa vào nỗi tiếc nhớ, xót xa ảo diệu về một cái gì q đẹp đã trôi qua, đã đi xa và xa mãi mãi, khơng tài nào cầm lại được mà có lẽ hay nó vẫn cứ đơi khi hiện rõ trước mặt mình”[30]. Có lẽ đó là một cách

riêng của nhà thơ tạo dựng cho thơ của mình một khơng gian riêng. Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống nhƣng khi phản ánh sẽ có những cách khác nhau tùy thuộc vào sự cảm nhận riêng của mỗi ngƣời nghệ sĩ. Với Nguyễn Trọng Tạo ông đã vẽ, đã dựng lên khơng gian riêng của mình bằng sự cảm nhận và tài năng sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân. Ơng ln tâm niệm mọi thứ rồi sẽ tan biến đi nhƣ là cát bụi, do vậy: “sự đi về giữa hai

cõi tâm linh và hiện thực là điểm xuất phát của một linh hồn thơ”.

Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trị quan trọng trong việc thể hiện tƣ tƣởng chủ đề tác phẩm của ngƣời nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là phƣơng tiện chiếm lĩnh đời sống, là mơ hình nghệ thuật về cuộc sống. Khơng gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)