Giọng điệu trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 94 - 96)

1 .Thế giới nghệ thuật

3.1.1 .Ngôn ngữ thơ trong tác phẩm văn học

3.2. Giọng điệu

3.2.1. Giọng điệu trong tác phẩm văn học

Bên cạnh những yếu tố nghệ thuật khác, giọng điệu có thể xem là một trong những hình thức bộc lộ rõ nhất cái tơi trữ tình của nhà thơ, thể hiện đậm nét tính chất chủ quan trong thơ. Giọng điệu đƣợc coi là một phạm trù quan

trọng của thi pháp văn học, một yếu tố thuộc phong cách nghệ thuật biểu hiện tài năng và nét đặc sắc riêng của từng nhà văn: “giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trị rất lớn, tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc”

[32, tr. 134]. Khi nghiên cứu sáng tác của nhà thơ, các nhà phê bình rất chú trọng đến giọng điệu với vai trò quan trọng là tạo dựng lên phong cách tác giả và có tác dụng truyền cảm đến ngƣời đọc. Do đó giọng điệu thơ cũng là một dấu hiệu riêng của sự sáng tạo ở mỗi cá nhân ngƣời nghệ sĩ. Có thể giọng điệu là âm hƣởng chung, là cái hiện hữu, xuyên suốt trong các tác phẩm thơ tạo nên sức ngân vang đặc biệt. Giọng điệu cũng là một biểu hiện của phong cách nhà thơ. Nếu nhƣ giọng điệu là âm hƣởng chung trong cách cảm, cách nhìn là thái độ tình cảm, lập trƣờng đạo đức của ngƣời nghệ sĩ thì thể hiện trong lời văn, lời thơ tạo nên giọng nói riêng mang phong cách riêng, độc đáo của ngƣời nghệ sĩ đó. Trong lí luận văn học cổ phƣơng Đông, chúng ta thƣờng gặp những khái niệm gần gũi với giọng điệu bằng “hỏi văn”, “điệu văn”, “khí văn”… Qua đó ngƣời bình văn sẽ nhận ra tâm hồn và tính cách của tác

giả: “văn thâm hậu thì con người của nó trầm mà tĩnh, văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hịa, văn cao khiết thì con người của nó cường mà thanh, văn un sâu thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn”. Nhƣng đây

mới là những quan niệm và cách lí giải, đánh giá có tính chất cảm tính mà chƣa đƣợc nghiên cứu bài bản cụ thể. Theo quan niệm hiện đại, giọng điệu trong văn chƣơng đƣợc giới nghiên cứu quan tâm và xác định đó là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách nhà văn. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm mặc dù đã có đủ tài năng và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Trên thực tế không phải tác giả nào cũng có đƣợc giọng điệu riêng, có nhiều ngƣời tham gia sáng tác nhƣng gƣơng mặt vẫn mờ nhạt, không để lại chút ấn tƣợng trong lòng độc giả bởi tập hợp văn bản ngôn từ mà họ sử dụng không đủ sức mạnh, sức hấp dẫn để hình thành một giọng điệu riêng.

Khrapchenko đã khẳng đinh: “đề tài tư tưởng hình tượng trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó, hiệu suất cảm xúc, của lối kể chuyện, hành động, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn tập trung của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [39, tr. 167-

168]. Có thể khẳng định giọng điệu là một sản phẩm cá biệt độc đáo, kết tinh sự thăng hoa sáng tạo của nhà văn. Giọng điệu biểu hiện thái độ, cảm xúc, tƣ thế của chủ thể phát ngơn về đối tƣợng đƣợc nói đến và đối tƣợng đƣợc lời văn ấy hƣớng vào. Do đó giọng điệu là thuộc tính có vẻ bề ngồi, nhƣng thực chất gợi lên tầng sâu trong tác giả. Giọng điệu đóng vai trị quan trọng trong tác phẩm để khẳng định tên tuổi tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả vì thế khi nghiên cứu một tác giả ta không thể bỏ qua yếu tố giọng điệu. Tuy nhiên không nên lẫn lộn giữa giọng điệu và ngữ điệu là phƣơng tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh nhịp điệu, chỗ ngừng… giọng điệu đòi hỏi ngƣời trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng và có điệu. Giọng thơ trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả nhƣng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tƣợng thể hiện. “Giọng điệu tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ không đơn điệu” [32, tr. 112-113].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)