Ngôn ngữ giầu tính nhạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 90 - 94)

1 .Thế giới nghệ thuật

3.1.1 .Ngôn ngữ thơ trong tác phẩm văn học

3.1.2.2. Ngôn ngữ giầu tính nhạc

Sinle khi sáng tác thơ đƣa ra kinh nghiệm của mình “Trước hết, tâm hồn tràn ngập bởi một ý tưởng âm nhạc nào đấy và tư tưởng thơ ca tìm đến tiếp theo. Khi tôi ngồi làm một bài thơ, cái mà tôi thường thấy xuất hiện trước mắt tôi là yếu tố âm nhạc của bài thơ chứ không phải là một quan niệm rõ rệt về chủ đề”. Thơ và nhạc là hai loại hình gần gũi, gắn bó qua lại lẫn nhau đƣợc biểu hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ.

Trong văn học, tính nhạc có lẽ là đặc trƣng nổi bật của ngôn ngữ, thơ ca so với văn xuôi “ngôn ngữ thơ ca giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm với văn xuôi” [68, tr. 101]. “Âm hai nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết” [48, tr. 367]. Tác giả công trình bàn về ngôn ngữ thơ R.Jacobson cho rằng: “các thuộc tính âm thanh được lưu giữ truyền đạt trong khi tổ chức quá trình thi ca, làm nên tiết tấu thơ. Còn các đơn vị âm thanh thì được lưu giữ, truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình loại thể làm nên vần thơ” [7, tr. 119]. Có thể khẳng định vì sao cũng là ngôn ngữ tự nhiên xong chỉ có thơ mới có nhạc. “Câu thơ với vần có một cái riêng mà thậm chí khi lời ý dở nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối”.

Trong thơ- hành trình và tiếp nhận, Mã Giang Lân cho rằng: “thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố: ý- hình- tình- nhạc” [47, tr.14]. Cái làm nên thần sắc âm nhạc cho thi ca chính là cảm quan âm nhạc

thổi vào thơ những giai điệu dập dìu khoan thai để những tác phẩm thơ sâu lắng chứa chất tính nhạc làm say đắm lòng ngƣời. Một bài thơ làm rung động xao xuyến lòng ngƣời khác bởi khúc nhạc trầm bổng vang lên từ nhịp, tiết tấu… điều đó đồng nghĩa với sự thành công của tác giả trong việc truyền đi tƣ tƣởng, cảm xúc của mình tới ngƣời đọc tạo nên sự đồng cảm: “…nhạc điệu trong thơ chính là cái người ta hay gọi là hồn thơ. Không có nó bài thơ chỉ còn là đống xác chữ” (Hoàng Cầm). Trong Thơ của các thi sĩ nhƣ Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chƣơng, Hoàng Cầm… đều là những thế giới thơ đầy âm nhạc. Nguyễn Trọng Tạo đã đƣa cái tính nhạc đó vào thơ nhƣ là một thủ pháp làm say lòng ngƣời. Nhạc điệu trong thơ chính là hồn thơ, Nguyễn Trọng Tạo đã nắm bắt điều này để phát huy trong thơ của mình:

Anh đừng nhắc nữa mùa thu

Vàng phai màu áo tƣơng tƣ một thời Cầm tình chót để tình rơi

Mò kim đáy bể ngƣời ơi xin đừng Bây giờ nƣớc mắt ngƣời dƣng

Bây giờ sấu ruộm trong rừng hết chua (Tình rơi)

Sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Trọng Tạo không chỉ có thơ mà những nhạc phẩm nhƣ: Làng quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang… đã ghi nhận sự thành công cho một nhạc sĩ “nghiệp dư” nhƣ ông. Với bốn lần gửi tác phẩm đi dự thi là bốn lần ông nhận đƣợc giải thƣởng âm nhạc. Có lẽ từ lời ca, chất nhạc đã lan tỏa trong sáng tác thơ ông và làm cho chất thơ thêm sâu sắc.

Nhƣ vậy "Âm thanh, nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết" [3, tr. 367]. Nhạc tính trong thơ

đƣợc chi phối bởi các yếu tố của thuộc tính âm thanh và đơn vị âm thanh. Thơ và âm nhạc là hai loại hình nghệ thuật gần gũi gắn bó, có tác động qua lại lẫn nhau “ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ âm nhạc đều có sự hòa âm, có quãng cách giữa các nhịp, có sự phân bố dài ngắn giữa các âm” [35, tr. 68] "ngôn ngữ của thơ ca giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm so với văn xuôi"

[5, tr. 201] Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng xác tín nghệ thuật của mình:

“Thơ ca là ngôn từ rung lên bằng âm nhạc” từ đó, cốt lõi bên trong thơ ông nhƣ có một dòng âm nhạc đang cuộn chảy.

Nguyễn Trọng Tạo đã thực sự khiến ngƣời đọc đắm mình trong một ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc của riêng ông, một bản nhạc thơ mang những cung bậc giàu cảm xúc, tiếng lòng và ngữ điệu tâm hồn ông:

Ôi nhịp điệu

thân xác không mang nổi

ta thoát khỏi ta

nhƣ đứa trẻ thoát quần áo quá chật

(Nhịp điệu Tây Nguyên)

“Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo” Hoàng Cầm nhận định: “riêng Nguyễn Trọng Tạo anh chỉ đi theo nhịp bước ngàn năm của dân tộc, nhịp song hành là chính, 2- 4 và 6- 8, cả 9- 10, rất nhiều câu thơ dẫu số chữ lẻ vẫn tuân theo nhịp chẵn như vợ chồng, như âm dương, như đôi chim liền cánh; hễ nghe từ phía trong hay phía ngoài của ngôn từ, nhất là những dấu nặng và khoảng cách hai câu, tôi vẫn thẫy cái ung dung thư thái của nhịp chẵn, nhịp 6 - 8. Tôi nghĩ rằng anh cố tránh sự trúc trắc, sai nhịp trong cùng một câu cái gồ ghề và cái gấp gáp của cuộc sống túi bụi thị trường mà tôi thường gặp ở một số tác giả mới cứ tự cho mình là “hiện đại” lắm, bất chấp một nguyên tắc lớn của thơ phương Đông là nhạc điệu trong thơ. Nhạc điệu trong thơ là cái

người ta thường gọi là hồn thơ, không có nó bài thơ chỉ là một đống xác chữ”. Tính nhạc không chỉ thể hiện ở việc để bài thơ tự trôi chảy theo mạch cảm xúc tự nhiên và để cho mạch cảm xúc tự nhiên ấy tự chọn cho mình nhịp điệu thích hợp, không gò bó của thơ tự do. Trong thơ Nguyễn Trọng Tạo vần, nhịp, thanh điệu và điệp ngữ là những yếu tố thích hợp nhất tạo nên cấu trúc thơ giàu tính nhạc:

Chia cho em một đời say một cây si

với

một cây đề

tôi còn đâu nữa đam mê

trời chang chang nắng tôi về héo khô Chia cho em một đời thơ

một cay đắng một dại khờ một tôi

(Chia)

Những câu thơ ngân lên nhƣ một bản tình ca buồn da diết trầm bổng, câu thơ nhƣ kéo dài thêm ra đƣợc điệp đi điệp lại làm câu thơ ngân dài trong sự cô đơn, buồn. Nguyễn Trọng Tạo không yêu cầu quá cao trong hình thức về mặt âm vận để tạo nên tính nhạc nhƣng chính tâm hồn đa mang, sầu cảm của ông đã đem lại nhạc tính cho ngôn từ. Thơ ông du dƣơng, vang động đầy tính nhạc, đầy ảo thuật huyền bí và những rung động tinh vi:

Trong thơ qua mấy mùa mƣa phập phồng chiến trƣờng Tây chiến trƣờng Đông

Gặp dòng sông nhớ dòng sông nhớ mình

(Thơ tình người đứng tuổi)

Nhƣng tính nhạc trong thơ không chỉ thể hiện ở việc nhà thơ tự trôi chảy thuận theo mạch cảm xúc tự nhiên, mà tự chọn cho mình nhịp điệu thích hợp không gò bó của thơ tự do. Ở đây còn cần phải nói tới một sự kết cấu cụ thể nhằm thực hiện hóa ý đồ của nhà thơ muốn đặt trọng tâm vào việc khai thác mặt ngữ âm của con chữ. Bởi theo IU.Lotman: “tính nhạc đặc biệt, độ ngân vang của văn bản thơ là sự phát sinh là từ sự phức tạp của kết cấu, tức độ hàm súc ý nghĩa đặc biệt hoàn toàn xa lạ với một văn bản không được tổ chức về mặt cấu trúc” [100, tr. 225]. Nhƣ vậy tìm hiểu mọi khía cạnh trong đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo, ta có thể khẳng định rằng do sự chi phối bởi phong cách sáng tác mà trƣớc hết là quan niệm nghệ thuật, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ mới lạ và ngôn ngữ giàu tính nhạc. Đặc điểm của ngôn ngữ thống nhất đã đem lại cho hình tƣợng thơ khả năng biểu đạt cao. Mặt khác qua lớp ngôn từ đƣợc sử dụng ta nhận ra trong thơ ông một tƣ duy nghệ thuật hiện đại, một quan niệm văn chƣơng vững vàng. Do đó thơ ông là thứ thơ truyền thống mà vẫn có dáng vẻ hiện đại, hiện đại mà không rơi vào “chân không” về văn hóa dân tộc. Với sự hòa quyện này, không ít bài thơ của ông có sức sống vƣợt thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)