Không gian hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 57 - 63)

1 .Thế giới nghệ thuật

2.1.2.1.Không gian hiện thực

2.1. Không gian nghệ thuật

2.1.2.1.Không gian hiện thực

Không gian hiện thực là không gian khách quan đƣợc cảm nhận qua cái nhìn chủ quan của ngƣời viết. Hai yếu tố khách quan và chủ quan tuy cùng tồn tại trong không gian nhƣng nhân tố khách quan so với chủ quan vẫn chiếm phần hơn. “ngồi khơng gian vật thể cịn có khơng gian tâm tưởng, ngồi khơng gian địa lí cịn có khơng gian tâm lí”. Khi tìm hiểu khơng gian

nghệ thuật ta không những phải chỉ ra tầng lớp không gian mà còn phải thấy cách tổ chức, kết cấu cũng nhƣ quan niệm về thế giới của tác giả. Không gian nghệ thuật của Nguyễn Trọng Tạo đƣợc xây dựng từ nhiều bình diện, nhiều góc độ địa lí, xã hội tạo lên một bức tranh rộng lớn của cuộc sống: đó là hình ảnh “đường phố”, “rừng già”, “phố phường sường sạo chợ lấn bờ” cùng với

đó là những cái tên khắc dấu ấn với những kỉ niệm với những ấn tƣợng không thể nào quên, trở thành nỗi nhớ trong tâm hồn nhà thơ.

Yếu tố không gian góp phần thể hiện quan niệm tƣ tƣởng, tình cảm, thế giới quan của ngƣời nghệ sĩ. Nguyễn Trọng Tạo nhắc tới khơng gian đó với cái nhìn thâm trầm nhiều cảm xúc:

ngƣời về Hà Tĩnh xa Vinh

nửa thân trong nớ nửa mình trong ny

cầm lịng sao cứ vân vi

mây thì nặng trĩu núi thì nhẹ tênh

(Cầm lịng)

Khơng gian trong thơ Nguyễn Trọng Tạo hiện diện nhƣ cuộc sống lâu dài đứng ở nơi này đứng ở nơi kia với tình cảm sâu lắng. Cũng là nơi đã đến rồi đi, trong sáng tác của mình Chế Lan Viên đã không gian hóa cái “nơi”

thành “tâm hồn”…

Khi ta đến chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Nga Linh Nga nhận xét về không gian của Nguyễn Trọng Tạo đó là:

“một không gian nghệ thuật đa chiều lấn át chất đời thường (điều hiếm thấy trong thơ lúc bấy giờ) bắt đầu xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Trọng Tạo. Từng mảnh nhỏ hiện thực xù xì và tương phản như ẩn chứa một thái độ đòi phản biện” [61]. Cùng với sự trải rộng về không gian là sự phân thân của con

ngƣời “nửa thân trong nớ nửa mình trong ny” là sự nối dài nỗi nhớ của khung cảnh một con đƣờng và một ngƣời nào đó. Cách nói hốn dụ thay đổi đặc điểm sự vật “mây thì nặng trĩu núi thì nhẹ tênh” diễn tả tinh tế, sâu sắc sự lƣu luyến nhớ nhung của nhân vật trữ tình. Cảnh ở đây đã nhuốm màu tâm trạng buồn, nhớ, đúng nhƣ tâm trạng của Nguyễn Du: “Người buồn cảnh có

vui đâu bao giờ”. Cũng nói về khơng gian hiện thực của trần thế nhƣng trong

thơ của Trần Hồng Phố là khơng gian “cõi biến động lịch sử, cõi bể dâu phận người”, là “tiếc thương cõi tình và những cánh chim hạc tuổi trẻ” cịn

khơng gian hiện thực ở đây đƣợc Nguyễn Trọng Tạo xây dựng với những riêng - chung khác nhau nhƣng ở đó cảnh và ngƣời tạo nên một không gian ấm áp, chia sẻ :

đồi núi. Thông xanh. Villa. Biệt thự ao ấm. Dù hoa. Má đỏ. Tóc mềm.

những con đƣờng. Những con đƣờng. Cao. Thấp

ngày bốn mùa. Đà Lạt. Chập trùng. Em

(Mùa áo ấm)

Những hình ảnh đồi núi thông xanh, villa, áo ấm, má đỏ, những con đƣờng đƣợc tác giả dựng nên một bức tranh đa sắc màu - đó là bức tranh gợi bao kỉ niệm với những cảm giác thân thuộc của một Đà Lạt đầy mộng mơ tƣơi đẹp. Tiếp đó là những kỉ niệm vui buồn, gợi nhớ, của thi sĩ về một bãi biển Quy Nhơn trong kí ức đã qua:

hoa li vàng cọ chân anh nhƣ nhắc

một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn

(Không đề)

Không gian nghệ thuật mang đặc trƣng riêng ở mỗi tác giả và ở mỗi thời kì văn học. Nếu nhƣ trong thơ cổ khơng gian vũ trụ lấn át không gian xã hội: “cõi người ta, miền nhân gian” thì khơng gian trong thơ hiện đại khơng

gian nghệ thuật đƣợc hình thành từ cách nhìn, trƣờng nhìn của ngƣời nghệ sĩ. Mỗi miền khơng gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo đều góp phần tạo nên sự hoàn hảo trong thế giới nghệ thuật thơ, tất cả đƣợc thể hiện thông qua sự cảm nhận của thi sĩ. Tạo dựng không gian hiện thực trong thơ là cách

mà Nguyễn Trọng Tạo muốn bứt mình thốt khỏi không gian quy phạm truyền thống.

Nguyễn Trọng Tạo dạo bƣớc cùng thời gian và đặt chân đến nhiều vùng đất, mỗi nơi là một cảm xúc với những hình tƣợng về khơng gian khác nhau, nhƣng có lẽ Huế là nơi có sức níu giữ tâm hồn thi nhân mạnh mẽ nhất. Xứ Huế mộng mơ là nguồn cảm xúc dồi dào cho sáng tác thơ ca của biết bao thi sĩ, một trong số đó là thi sĩ Nam Trân:

Anh đã đến Huế rồi Anh đã biết Huế chƣa? Ví đã biết Huế rồi Thì đã hiểu Huế chƣa?

(Núi ngự, sông Hương)

Nhƣ vậy để hiểu đƣợc Huế cần phải có tấm lịng tri âm tri kỉ. Quả thực, xứ Huế mộng mơ xƣa đã làm say lòng biết bao tao nhân mặc khách bởi cảnh vật cũng nhƣ con ngƣời nơi đây. Nguyễn Trọng Tạo đã từng sống và làm việc ở Huế thời gian khá dài (9 năm). Nơi đây đã để lại cho ông biết bao kỉ niệm, cảnh tình thơ mộng, con ngƣời chân tình đằm thắm để rồi ông từng ao ƣớc Huế là quê hƣơng thứ hai của mình „„sao cứ ước một người yêu ở đó/ để suốt

đời quê ngoại cũng quê hương‟‟. Không gian Huế đƣợc Nguyễn Trọng Tạo

xây dựng đa chiều, cảnh vật nơi đây, con ngƣời nơi đây không phải lúc nào cũng đẹp lên thơ nhẹ nhàng và đằm thắm. Ở một góc nhỏ khác Nguyễn Trọng Tạo đối diện với một cõi hiện thực trần thế xơ bồ có nhiều đổi thay:

sơng Hƣơng se lạnh chừng co lạnh phố phƣờng xộn xạo chợ lấn bờ

rƣợu ngon quán Mệ ngƣời thƣa uống bia nổ nhà hàng nhạt tiếng thơ

xích lơ đói khách đạp lƣợn vịng

(Huế 2)

Không gian hiện thực của “sông Hƣơng se lạnh” là một cách diễn tả tinh tế vừa giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc sự đổi thay. Ẩn đằng sau những câu thơ ấy là một tấm lòng yêu Huế, nhớ Huế luôn liên tƣởng về Huế với dòng sơng Hƣơng thơ mộng, say đắm tình:

sơng Hƣơng hóa rƣợu ta đến uống

ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say

(Huế 1)

Không gian hiện thực là biểu hiện cái nhìn nhạy cảm với cuộc đời và những khả năng tiên cảm chính xác về con ngƣời và nghệ thuật. Khơng gian đó đƣợc đặc tả bởi “người ham chơi” đi nhiều, trải nghiệm từng ngõ nghách- đó là khơng gian của những “cơng trường”, “khu nhà”, “các phố”. Nguyễn Trọng Tạo đã dùng đến nhiều vật dụng để phản ánh nhiều góc cạnh của đời sống. Ông đã tiến từ xa tới gần để trông rõ hơn cái cõi nhân gian đa âm đa cảnh để giúp cho ngƣời đọc hình dung rõ ràng nhất về cái hiện thực đã qua, đó là khơng gian ngột ngạt khó khăn của một thời gian khổ:

xe đến công trƣờng bay mịt mù cát

màu hoa thƣờng lấn bụi suốt mùa khô

lúa ngậm đồng lụt bão đến xô bồ

nhà đang dựng thiếu xi măng thiếu gạch

bao đám cƣới chƣa có phịng hạnh phúc

mây ngổn ngang lam lũ những dáng ngƣời

Chắc chắn sẽ có nhiều ngƣời cùng thời với nhà thơ hiểu và chia sẻ sự sâu sắc trong những dòng thơ vẽ lại khung cảnh thiếu thốn của một thời đã qua, tất cả mọi thứ hiện ra trên trang viết của thơ ơng đều thiếu thốn khó khăn khổ cực: “lúa ngập đồng bão lụt”, “nhà đang xây thiếu xi măng, thiếu gạch‟… đó là những nghịch lí nhƣng nó đã tồn tại:

Có cả đất trời mà khơng nhà cửa Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

(Đồng giao cho người lớn)

Không gian hiện thực trong thơ Nguyễn Trọng Tạo giăng mắc một nỗi buồn, thi sĩ đã đƣa ngƣời đọc đến với không gian của “lang thang chợ vắng sân ga không tàu” hay “giông giữa ngày xuân bão giữa ngày hè - cao nguyên ngả nghiêng sụt nở”. Từ những điểm nhìn khác nhau Nguyễn Trọng Tạo đã

đem đến cho ngƣời đọc những không gian khác lạ: khơng gian trắng tinh khơi lót tã

mơi chúm chím đào son đầu xòe mũ ngai vàng

(Xứ đầu tiên)

Đó là khơng gian làm cho ngƣời đọc khó diễn tả đƣợc thành lời, muốn hiểu đƣợc cần phải có trí tƣởng tƣợng. Rồi có khi là một khơng gian thiên nhiên ẩn hiện trong đó nụ cƣời của thiếu nữ:

giêng vừa động cửa cỏ mở chân trời

lay phay mƣa bụi hiện nét em cƣời

anh đóng khung tranh mạ vàng treo chơi

tranh treo mồng tƣ ngất ngƣ mồng bẩy đôi môi em cƣời thành hoa mồng cháy

Trong “cõi nhớ” không gian hiện thực ta thấy trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là một điệp khúc buồn, ở cõi nhân gian đó niềm vui nhƣ thiếu vắng, gợi trong nỗi buồn là những giọt nƣớc mắt của thi nhân. Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng cái khơng gian đó từ nửa phía, từ đa chiều quan sát ở đó con ngƣời và cảnh vật hịa vào nhau, duy trì nhau, tƣơng tác nhau. Cũng chính nơi đây ta bắt gặp gƣơng mặt hiền mà phong trần với một tình yêu say đắm giữa cuộc đời. Càng đi sâu vào không gian hiện thực của Nguyễn Trọng Tạo thì “người

đọc càng khám phá thêm những miền tâm trạng mới, làm phong phú thêm chất lượng tâm hồn người. Cái mà nhà thơ tưởng mất đi lại phù sa bồi đắp cho tâm tưởng ta thêm phì nhiêu và đó chính là cái mà ta được”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ nguyễn trọng tạo (Trang 57 - 63)