Quan niệm về đời ngƣời, ý nghĩa của cuộc đời con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 39 - 44)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1.Quan niệm về đời ngƣời, ý nghĩa của cuộc đời con ngƣời

Từ xưa đến nay vấn đề về đời người đặc biệt là về nguồn gốc của con người, của vạn vật, của sự sống và cái chết là những vấn đề lớn luôn được đặt ra, nhất là khi con người bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt với muôn loài, có ý thức về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Có thể nói, khi quan tâm đến các hiện tượng của tự nhiên, của quá trình hình thành vũ trụ đồng thời là quá trình con người tìm mọi cách để giải thích xem nhờ đâu, hay nguyên nhân nào đã làm xuất hiện các giống loài trên trái đất, và đồng thời cũng chính là quá trình giải thích về nguồn gốc của con người và sự sống chết của con người. Sự hình dung về nguồn gốc con người và đời sống của con người trong tư duy của người Việt xưa rất đa dạng và phong phú khi con người đã tìm cách lý giải nguồn gốc của chính mình, nhận thức về những thói quen, luật tục cùng với những sinh hoạt xã hội cụ thể.

Khi lý giải về nguồn gốc con người, trong quan niệm của người Việt xưa vừa mang tính chất duy tâm hữu thần vừa chứa đựng những tư tưởng duy vật chất phác. Họ cho rằng, bản thân con người cũng như vũ trụ và muôn loài là do đấng thần linh toàn năng, có quyền phép vô biên sáng tạo ra: “Trời đất

sinh ra ta” [38, tr. 99]. Quan điểm này thoạt nhìn về mặt hình thức thì có vẻ

duy tâm, nhưng xét về mặt nội dung lại mang dáng dấp duy vật chất phác, đã nói đến nguồn gốc của sự vật, hiện tượng. Trong quan điểm của người Việt xưa, con người chính là sản phẩm của giới tự nhiên, do trời đất sinh ra, nhưng là sản phẩm cao quý nhất, tinh túy nhất và hoàn mỹ nhất của tự nhiên: “Người

ta là hoa đất” [38, tr. 99]. Câu tục ngữ có năm chữ nhưng mang nhiều ý

tạo hóa ban tặng. Tương tự thế, hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Con người chính là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ, con người có hình thể, bản năng và trí tuệ, đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học tạo nên những bước ngoặt thành đạt đáng khâm phục. Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một xã hội, một tinh cầu văn minh, câu tục ngữ trên đã khẳng định được điều đó.

Tuy rằng, những câu tục ngữ trên không trực tiếp nói đến nguồn gốc của con người, nhưng dường như người Việt xưa đã nói đến quá trình tiến hóa của thế giới vật chất, trong đó con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của thế giới tự nhiên. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ. Người Việt xưa đã hiểu rằng con người dù ở đâu, ở thời đại nào cũng là chủ nhân của những giá trị vật chất và tinh thần, là chủ thể của lịch sử, cho nên, họ rất quý trọng giá trị của bản thân mình và ý thức được rằng sự tồn tại của chính bản thân con người là vô giá, không gì có thể so sánh được, như những gì mà ông cha ta nhắc đến trong tục ngữ: “Người sống

hơn đống vàng”; “Một mặt người hơn mười mặt của” [39, tr. 199].

Trên thế gian này, con người là thứ quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ, con người nắm giữ, sử dụng thời gian làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động của con người là vô hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là phương tiện tồn tại cùng với thời gian. Dân gian ví con người còn quý hơn cả vàng bạc, của cải làm tôn giá trị của con người tới mức đỉnh cao, bên cạnh đó người xưa còn muốn nhắn nhủ rằng có con người thì sẽ có của cải vật chất, bởi người xưa đã từng nói: “Bàn tay ta

xưa, nhân dân ta không có những phương tiện máy móc như hiện nay, mọi người chỉ biết dựa vào sức người, bàn tay và khối óc. Đó chính là những công cụ sống được truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn được xem là bậc nhất, luôn luôn được quan tâm hàng đầu. Từ khi trái đất còn sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Những câu tục ngữ trên thực sự đã khẳng định được tầm quan trọng và đề cao năng lực, giá trị của con người. Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, là bài học dành cho thế hệ con cháu mai sau.

Trong cuộc sống, điều mà con người quan tâm đó là số phận của mình sẽ như thế nào. Qua thực tiễn cuộc sống, bằng kinh nghiệm của mình, họ hiểu được rằng con người cũng nằm trong vòng sinh tử, có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi, đó là một quy luật của tự nhiên: “Tre già, măng mọc” [39, tr. 198]. Tuy nhiên khi nói đến số phận con người, người xưa lại có những quan điểm đối lập nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng con người có số phận. Số phận đó do trời ban, mọi sự giàu nghèo, sang hèn, phú quý kể cả sống chết của con người cũng do trời quyết định, sắp đặt từ trước, con người không thể làm thay đổi số phận của mình. Trời tuy ở trên cao nhưng lại thông tỏ hết tất cả mọi việc diễn ra trong cuộc sống của con người. Như vậy, do trình độ nhận thức còn hạn chế, cuộc sống lại phụ thuộc quá nhiều vào hiện tượng tự nhiên nên từ trong suy nghĩ, họ đã thần thánh hóa sức mạnh của trời: “Trăm đường tránh chẳng khỏi số” [39, tr. 250] . Chính quan điểm đó đã mang lại cho con

người những tư tưởng bi quan, làm thui chột ý chí đấu tranh vươn lên của con người. Đây chính là mảnh đất để tư tưởng duy tâm phát triển, đồng thời giai cấp thống trị trong xã hội lợi dụng làm vũ khí để củng cố và bảo vệ địa vị thống trị của mình. Bên cạnh đó, lại có quan điểm cho rằng, sự sống và cái

chết là việc của con người, do con người quyết định, không liên quan gì đến trời. Họ cho rằng con người sống bằng sự cố gắng của mình, có thể đấu tranh chống lại số trời để bảo vệ cuộc sống của mình, cho nên cần có thái độ lạc quan, tin tưởng vào bản thân và tương lai tươi sáng của mình. Sự nỗ lực hôm nay của bản thân là nguyên nhân thắng lợi của ngày mai: “Có công mài sắt/

Có ngày nên kim” [39, tr. 217].

Quan niệm về số mệnh của con người Việt xưa một mặt chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội lạc hậu lúc bấy giờ, do trình độ nhận thức của người dân hết sức hạn chế và thấp kém. Nhưng mặt khác nó cũng chứng tỏ rằng trong lao động và bằng lao động của mình, người Việt xưa cũng biết tự mình vươn lên khắc phục số phận, khẳng định vai trò và vị trí của mình trong thế giới tự nhiên, để làm chủ bản thân mình, không khuất phục trước sức mạnh của tự nhiên, của trời. Cũng chính nhờ đó, họ hiểu được rằng, con người tốt hay xấu, giàu hay nghèo, sang hay hèn không phải do trời quyết định mà là do hoàn cảnh sống, do chính quá trình lao động của con người quyết định: “Ở bầu thì tròn/ Ở ống thì dài” [38, tr. 103]; “Gần mực thì đen/

Gần đèn thì rạng” [39, tr. 217].

Ca dao, tục ngữ của người Việt xưa cũng đã đề cập đến cái chết của con người. Có thể nói, quan niệm về cái chết là một trong những tư tưởng tiến bộ, mang tính nhân văn sâu sắc trong quan niệm về đời người. Họ cho rằng mọi sự vật và hiện tượng kể cả con người đều có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi, vì thế đời người ai rồi cũng phải chết, thế nhưng chết lúc nào và chết như thế nào mới có ý nghĩa và mới đáng tự hào. Họ hiểu rằng: “Người đời khác nữa là hoa/ Sớm còn tối mất, nở ra lại tàn”[38, tr. 95]. Vì vậy, người ta

cứ sống như không bao giờ chết, nhưng chỉ khi nào thần chết đến gõ cửa thì người ta mới cuống cuồng lên lo sợ, buồn phiền, hối tiếc: “Nhưng mà tôi sẽ

chết than ôi/ Tôi run như lá, tái như đông/ Trán chảy mồi hôi, mắt lệ phồng/ Năm tháng dồn tôi đã đến/ Trước bờ lạnh lẽo cõi hư không” (Xuân Diệu).

Chính bởi giữa sự sống và cái chết quá đỗi mong manh nên cha ông khuyên con cháu nên sống sao cho có ích, để khi chết đi không phải hổ thẹn với chính mình: “Chết trong còn hơn sống đục” [38, tr. 101]. Đây là một bài học quý mang tính triết lý sâu sắc về lẽ sống, về quan niệm sống đã được người xưa đúc kết lại và đã được nhân dân lao động đề cao, trở thành cội nguồn cho tinh thần yêu nước, cho những phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

Bên cạnh cái chết, cha ông ta còn quan tâm đến vấn đề con người sau khi chết đi sẽ như thế nào. Ca dao, tục ngữ đã phản ánh rõ nét hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng chết là hết. Đây là quan điểm tiến bộ, mang tính chất duy vật vì nó khẳng định rằng chỉ có một thế giới duy nhất đó là thế giới trần tục mà con người đang sống, đang tồn tại hiện thực, cho nên con người phải sống có ý nghĩa. Họ không thừa nhận sự tồn tại của thế giới bên kia. Ngược lại, có quan điểm cho rằng, con người sống chỉ là tạm bợ: “Sống gửi, thác về”. Họ tin tưởng vào sự tồn tại của thế giới bên kia, cho nên con người khi chết, thể xác mất đi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Trong tiềm thức của người còn sống vẫn in đậm bóng hình của người đã khuất, vì thế, giữa người sống với người khuất như có một sợi dây vô hình gắn chặt họ với nhau. Cha ông ta quan niệm chết không phải là hết, họ tin rằng có thế giới bên kia, và sau khi chết, con người sẽ được đầu thai và tiếp tục một cuộc sống mới, đó mới là thế giới vĩnh hằng của con người. Điều này lý giải vì sao mà người dân Việt sống nặng về tâm linh, thờ cúng tổ tiên, ông bà và những người thân đã mất. Quan niệm này, xét về mặt đạo đức nó mang một ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con cháu, thể hiện vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi chúng ta đối với gia đình, dòng họ.

Chính điều đó đã làm nên nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mang đậm tính nhân văn sâu sắc của dân tộc ta.

Tóm lại, quan niệm về đời người và ý nghĩa của cuộc đời con người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam là hiện hữu, nó có giá trị nhân văn cao thể hiện ở niềm tin và tình tình thương yêu mãnh liệt của con người. Tư tưởng triết lý ấy đã chi phối sự ứng xử của con người Việt Nam trong mọi mối quan hệ, mọi lĩnh vực của đời sống, giúp con người hiểu được rằng, trong mọi thời đại, con người là vốn quý nhất mà tạo hóa đã ban tặng và là nguồn gốc tạo ra mọi của cải cho xã hội, cho nên phải yêu quý và trân trọng chính bản thân con người. Điều đó đã làm nên sức mạnh giúp dân tộc ra vượt lên mọi khó khăn, thử thách trong trường kỳ lịch sử để tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 39 - 44)