Pháp luật cần đề cao tính độc lập tự chủ, tự do thoả thuận quyết

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay ngân hàng (Trang 83 - 84)

định và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mỗi chủ thể ( khi tham gia giao kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản).

Nhằm tạo điều kiện để các bên: khách hàng vay cũng như ngân hàng thương mại có thể hoàn toàn chủ động trong các quyết định của mình như:

+ Ngân hàng thương mại có quyền lựa chọn khách hàng vay tài sản thế chấp, phương án kinh doanh, phương án trả nợ, xử lý tài sản thế chấp nếu trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ vay...).

+ Khách hàng vay (bên thế chấp) lựa chọn việc dùng tài sản nào để thế chấp bảo đảm cho khoản vay? Số tiền vay? thời hạn trả nợ vay... giữa các bên có sự tự nguyện thoả thuận, bình đẳng tham gia giao kết hợp đồng thế chấp tài sản.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong vấn đề các quy định pháp luật liên quan đến việc thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng tại các ngân hàng thương mại, mặc dù đã ghi nhận quyền của bên nhận thế chấp. Nhưng trong một số trường hợp quyền chủ động này bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chi phối khác như: trường hợp ngân hàng thương mại và khách hàng vay không thoả thuận được giá xử lý tài sản thế chấp thì phải thuê các công ty tư vấn, hoặc các trung tâm có chuyên môn để định giá, hoặc phải tham khảo giá của các tổ chức trên đã công bố và kết hợp với giá trị thực tế tại địa phương... Như vậy quyền chủ động của các ngân hàng thương mại không được tôn trọng.

Hoặc đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, để được bán đấu giá, các ngân hàng thương mại phải lập hồ sơ gửi đề nghị cơ quan có thẩm quyền (UBND các cấp) cho phép bán đấu giá ... đó chỉ là mặt thủ tục, chưa kể đến thời gian để hoàn tất việc xử lý tài sản kéo dài...

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay ngân hàng (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w