Chấm dứt thế chấp.

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay ngân hàng (Trang 75 - 76)

Việc thế chấp tài sản có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận thế chấp đồng ý (nếu pháp luật không có quy định khác).

Thông thường, việc chấm dứt thế chấp tài sản xảy ra khi các nghĩa vụ bảo đảm đã được hoàn thành. Ví dụ: các khoản nợ vay bao gồm cả gốc, lãi, phạt chậm trả và các chi phí khác (nếu có) đã được khách hàng trả cho ngân hàng. Lúc này ngân hàng (bên nhận thế chấp) có nghĩa vụ làm các thủ tục chấm dứt thế chấp tài sản (giải chấp). Ngân hàng cùng với khách hàng tiến hành việc xóa đăng ký thế chấp đối với tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp tại các cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, và trả lại cho khaác hàng các loại giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó, việc thế chấp tài sản được chấm dứt trong các trường hợp như:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

+ Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ, hoặc được thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác.

(Ngân hàng có thể xem xét việc áp dụng hoặc không cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng thế chấp tài sản. Cũng như việc cho phép khách hàng vay được thay thế, rút bớt, bổ sung tài sản bảo đảm khác... tuỳ vào tình hình thực tế).

+ Tài sản thế chấp đã được xử lý.

Khi tài sản thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật thì việc chấm dứt thế chấp tài sản là đương nhiên (như đã trình bày chi tiết tại 2.2.5 của chương này).

+ Theo thoả thuận của các bên.

Các bên có thể thoả thuận về việc chấm dứt thế chấp tài sản tùy vào tình hình thực tế, các điều kiện ràng buộc, hoặc thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác (nếu pháp luật không cấm).

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay ngân hàng (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w