Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thế chấp tài sản ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay ngân hàng (Trang 30 - 37)

thế chấp tài sản ở Việt Nam.

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà nước phong kiến Việt Nam (tính đến đầu thế kỷ XIX chưa có sự xuất hiện của nghề ngân hàng, cho dù đã có dấu hiệu của các hoạt động in, đúc tiền bởi các công xưởng của một số triều đại phong kiến. Các khảo sát, nghiên cứu về tiền cổ Việt Nam cho thấy rằng: Đồng "Thái Bình Hưng Bảo", ấn hành năm 968 đời nhà Đinh là đồng tiền cổ xưa nhất còn lưu lại đến ngày nay. Tờ tiền giấy, thời nhà Hồ, cách đây 600 năm, là tờ tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được phát hiện. Đến thời Mạc Đăng Dung, cách đây hơn 460 năm đúc tiền "Đại chính thông bảo" bằng sắt. Như vậy, tiền cổ của Việt Nam có nhiều loại dù không để mua bán, song được lưu hành rộng rãi, mục đích chính của việc in, đúc để khẳng định sự thống trị của mình.

Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 2/1/1875 Ngân hàng Đông dương được thành lập, 1885 đồng bạc đông dương được phát hành và đưa vào lưu thông… cách mạng Tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/11/1946 QHK1 - kỳ họp 2, quyết định giao cho Bộ Tài Chính phát hành giấy bạc Việt Nam trong phạm vi cả nước, ngày 6/5/1951 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Ngày 12/5/1951; Chính phủ ra sắc lệnh số 19/SL cho phép Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành giấy bạc.

Với mục đích xây dựng nền kinh tế thị trường - định hướng XHCN thì yêu cầu đặt ra là phải xây dựng hệ thống các quy định pháp luật nhằm điều

chỉnh các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ kinh tế, các yêu cầu này được cụ thể hoá bởi các quy định của pháp luật như:

+Quyết định số 156 - QĐ/NĐ ngày 18/11/1989 của Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

+ Pháp luật hợp đồng kinh tế năm 1989. + Pháp luật hợp đồng dân sự năm 1991.

Theo pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đặt cọc ... cũng giống như quy định của pháp luật hợp đồng dân sự, pháp luật về hợp đồng kinh tế năm 1989 đã liệt kê các biện pháp bảo đảm nêu trên.

+ Nghị định 17 - HĐBT - 16/1/1990 – HĐBT.

+Quyết định 04 - QĐ/NH ngày 8/1/1991 - về thể lệ tín dụng ngắn hạn. + Quyết định 23 - QĐ/NH ngày 6/3/1991- về thể lệ tín dụng trung và dài hạn đối với các Tổ chức kinh tế vay vốn ngân hàng.

Khái niệm về thế chấp tài sản được quy định rõ: "Tài sản thế chấp vay nợ tổ chức tín dụng bao gồm: vàng, bạc, kim khí, đá quý, các chứng chỉ tiền gửi, thẻ tiết kiệm do các ngân hàng ngoài quốc doanh phát hành và các bất động sản" - Đ24 - Quyết định 04/NH.

Đối với kinh tế hộ gia đình, quy định số 18/QĐ/NH 5 ngày 16/02/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quy trình vay vốn và cho vay tín dụng.

Tiếp sau đó, QĐ 198/QĐ/NH1 ngày 16/09/1994 (thay thế quyết định 04 - QĐ/NH).

QĐ 367 - QĐ/NH1 ngày 24/12/1995 (thay thế quyết định 23- QĐ/NH) đều quy định các biện pháp bảo đảm này là điều kiện bắt buộc để các Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng thời cũng quy đỉnh rõ hạn mức cấp tín dụng theo giá trị tài sản thế chấp:

- 80% giá trị tài sản thế chấp - QĐ/NH5. - 70% theo quyết định 367 - QĐ/NH.

Tại thời điểm hiện nay, tuỳ từng trường hợp cụ thể, ngân hàng tự tính toán và quyết định mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm, trên tinh thần chung phòng ngừa rủi ro xảy ra (có thể) ngân hàng thu được nợ gốc, lãi và các chi phí khác từ việc xử lý tài sản bảo đảm.

Bộ luật Dân sự 1995 ra đời, thay thế pháp luật hợp động dân sự năm 1991, đã ghi nhận đầy đủ các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, làm nền tảng cơ bản cho các ngành luật chuyên ngành điều chỉnh.

Tại điều 324 - BLDS 1995 (Đ318 -BLDS 2005 sửa đổi) đã quy định rõ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gồm có:

- Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, ký cược; ký quỹ, bảo lãnh ,phạt vi phạm (tín chấp BLDS 2005), điểm mới BLDS 2005 không quy định phạt vi phạm là một trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nó được các bên thoả thuận xem là một trong số các nội dung của hợp đồng ( khoản 7 -Đ402 BLDS).

Như vậy, việc quy định rõ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của BLDS 1995 (Đ324 -374) ( đã được sửa đổi bằng (Đ318 -373)- BLDS 2005) là cơ sở , nền tảng cho

các văn bản của các Bộ, ngành; Chính phủ… được ban hành sau đó nhằm tập trung hướng dẫn việc thực hiện các quy định của BLDS như:

- NĐ 165/1999 NĐ - CP của CP ngày 19/11/1999 quy định về giao dịch bảo đảm.

- TT 06/2002/TT - BTP ngày 28/02/2000 của BTP hướng dẫn NĐ 165/1999/NĐ - CP.

-NĐ 08/2000/NĐ - CP ngày 10/03/2000 của CP về giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng được điều chỉnh theo NĐ 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ (cùng với đó là TT 06/2000/TT - NHNN ngày 04/04/2000 của Ngân hàng nhà nước để hướng dẫn thi hành nghị định này).

Tiếp đó, NĐ 85/2002/NĐ - CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ được ban hành, cùng với thông tư 07/2003/TT - NHNN ngày 19/05/2003 để hướng dẫn các quy định về bảo đảm tiền vay theo Nghị định số 178/1999/NĐ - CP và NĐ số 85/2002/NĐ - CP.

Liên quan đến vấn đề xử lý tài sản nhằm thu hồi vốn vay của các Ngân hàng thương mại có: thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN - BTP- BCA - TCTD (Ngân hàng Nhà nước...) ngày 23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cho các NHTM. Về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm : trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì xử lý tài sản đó do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc thoả thuận không thành thì tài sản sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật "23"

Đối với việc thế chấp tài sản mà tài sản được thế chấp ở đây là "quyền sử dụng đất" được điều chỉnh bởi luật đất đai (có thể nói đây là đạo luật rất quan trọng và nó cũng là một trong số các đạo luật được ban hành và sửa đổi bổ sung nhiều lần nhất trong hệ thống pháp luật nước ta "24"

(Luật đất đai năm 1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2001 và 2003).

Cùng với hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành với các nội dung được quy định như: Trình tự, thủ tục, điều kiện, chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất. Có thể thấy các quy định này ở các văn bản sau đây:

- NĐ số 04/2000/NĐ - CP ngày 11/02/2000. - NĐ số 66/2001/NĐ - CP ngày 28/9/2001. - NĐ số 17/1999/NĐ - CP ngày 29/03/1999 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- NĐ số 79/2001/NĐ - CP ngày 1/11/2001 (sửa đổi, bổ sung NĐ 17/1999/NĐ - CP, NĐ 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Nghị định số 17/2006/NĐ - CP ngày 27/01/2006 (sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ tài nguyên -môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 181/2004/NĐ - CP.

Theo số liệu thống kê cho thấy : có 68% số người được hỏi cho rằng trong 5 quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thế chấp là quan trọng nhất, số liệu này đã cho thấy rằng quyền thế chấp quyền sử dụng đất có tầm quan trọng như thế nào đối với người dân "25".

Bắt đầu từ Luật đất đai 1993,sau đó đến Bộ luật dân sự 1995 (sửa đổi 2005) Luật đã quy định cụ thể hóa quyền năng này, đưa chúng vào tham gia các giao dịch dân sự. Ví dụ: Các quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được ghi nhận tại Điều 727- đến 737 - chương V - phần V – BLDS 2005. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho người sử dụng đất thực hiện quyền năng của mình trong quá trình sử dụng đất. Mặt khác, tạo cơ sở cho ngành ngân hàng thực hiện việc "giải ngân" góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thì vấn đề đặt ra đó là việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Có thể thấy được một số các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này như: Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT - BTP - BTNMT ngày 04.07/2003 của Liên Bộ tư pháp - Bộ tài nguyên -môi trường phối hợp ban hành nhằm hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT - BTP - BTNMT ngày 16/06/2005 thay thế TTLT số 03/2003/TTLT - BTP - BTNMT hướng dẫn việc điều chỉnh thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Thông tư liên tịch số 03/2006 ngày 13/6/2006 của BTP - BTNMT đã sửa đổi, bổ sung TTLT số 05/2005/TTLT - BTP- BTNMT.

- Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT - BTP- BTNMT ngày 13/6/2006 của 2 bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Như vậy, có thể thấy rằng, tính từ trước khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006), hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh và thế chấp tài sản bảo đảm vốn vay tại các Ngân hàng thương mại đã phát huy được những hiệu quả ban đầu, tạo điều kiện cho việc lưu thông đồng vốn, phát triển kinh tế. Nhưng việc phân tán, tản mạn, thiếu tập trung của các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề trên đã dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng thương mạikhi cùng một lúc phải tham khảo nhiều văn bản và của nhiều cơ quan liên quan khác nhau mới có đủ thông tin về tình trạng pháp lý của các tài sản đảm bảo. VD: BLDS 2005 đã loại bỏ hẳn khá nâng bảo lãnh bằng quyền sử dụng. Bởi việc dùng quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự cho mình hoặc cho người khác đều được gọi chung là thế chấp. Như vậy khả năng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trong Luật đất đai 2003 và nghị định số 18/2004/NĐ - CP được chuyển thành việc thế chấp quyền sử dụng đất.

Sự ra đời của BLDS 2005 đã loại bỏ hiệu lực của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, do đó, kể từ 1/1/2006, về mặt pháp lý, các giao dịch dân sự nói chung và giao dịch dân sự bảo đảm nói riêng được xác lập giữa các doanh nghiệp với nhau để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc các giao dịch giữa các cá nhân với nhau vì mục đích sinh hoạt , tiêu dùng đều được điều chỉnh dựa trên những chế định nghĩa vụ dân sự và hoạt động dân sự trong BLDS 2005 "26"...Pháp luật chuyên ngành phải đảm bảo tính thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự. Với việc thống nhất pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hoạt động dân sự, trong đó có các giao dịch bảo đảm và bãi bỏ pháp lệnh hợp đồng kinh tế dẫn đến trong trường hợp các văn bản pháp luật chuyên ngành ví dụ về đất đai, thương mại…nếu không có quy định thì áp dụng các quy định tương ứng trong BLDS 2005.

Cụ thể hoá quy định của BLDS 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ - CP, ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, đồng thời bãi bỏ NĐ 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm

tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ - CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung nghị định số 178/1999/NĐ - CP... và việc tiến tới việc xây dựng luật đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm (trừ tài sản bảo đảm là bất động sản được đề cập trong luật đăng ký bất động sản mà không được đề cập trong luật này, các cơ quan đăng ký giao dịch sẽ có trách nhiệm cập nhật thông tin về giao dịch bảo đảm vào hệ thống dữ liệu quốc gia.

Việc xây dựng thống nhất, đồng bộ các văn bản pháp luật điều chỉnh các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, đặc biệt liên quan đến vấn đề thế chấp tài sản bảo đảm vốn vay của các Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung phát triển, bảo đảm hài hoà quyền và lợi ích hợp pháp của các bên (ngân hàng và khách hàng vay vốn) tham gia hoạt động.

- NĐ 163/2006/NĐ - CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: quy định chi tiết thi hành một số điều của BLDS về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm (nghị định này đã thay thế NĐ 165/1999/NĐCP ngày 19 tháng 11/1999 về giao dịch bảo đảm, đồng thời bãi bỏ các Nghị định số 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định số 85/2002/NĐ - CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung NĐ số 178/1999/NĐ - CP).

Việc ra đời của NĐ 163/2006/NĐ - CP về giao dịch bảo đảm và bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đã tạo ra được sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, ngoài ra đã xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức, cá nhân trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo K1 - Đ318 của BLDS 2005. Với "sân chơi" bình đẳng, việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và giao dịch dân sự của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thoả thuận về biện pháp bảo đảm đều áp dụng chung các quy định tại Nghị định này "23".

Khái niệm về thế chấp tài sản được ghi nhận tại Đ346 BLDS 1995, (342 - BLDS 2005 sửa đổi) và quyết định 217 -QĐ/NH1 - ngày 17.08.1996 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.

Theo Đ342 - BLDS 2005 thì: " thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp". Trong trường hợp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay ngân hàng (Trang 30 - 37)