Ngân hàng thương mại.
Về cơ bản việc thế chấp tài sản là một trong số các biện pháp bảo đảm tiền vay của các Ngân hàng thương mại, nó chỉ được áp dụng đối với các khách hàng vay không đủ uy tín, không đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, nơi có lịch sử hoạt động ngành ngân hàng phát triển lâu đời thì việc áp dụng biện pháp thế chấp này đã không chỉ tạo ra những hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng nói chung và cả cho sự phát triển của nền kinh tế, mà nó còn tạo ra rất nhiều cơ hội để mở rộng các khả năng tíêp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức… chủ thể có nhu cầu cần vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, nó là cơ sở để các Ngân hàng thương mại ra quyết định cấp tín dụng...
Ngoài ra biện pháp này còn mang tính chất phòng ngừa rủi ro. Đặc điểm này cũng được xem như là mục đích của việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, bảo đảm cho ngân hàng có khả năng thu hồi được số tiền đã cho khách hàng của mình vay. Trong trường hợp khách hàng vay (doanh nghiệp, cá nhân )… lâm vào tình trạng phá sản, hay gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp sẽ xác lập quyền ưu tiên là chủ nợ có bảo đảm của Ngân hàng thương mại trong việc thu hồi nợ...
Như vậy, có thể thấy rằng giữa thế chấp tài sản và hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại có mối liên hệ chặt chẽ, vừa tạo tiền đề cơ sở cho việc mở rộng, cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn. Mặt khác, là cơ sở để bảo đảm, dự phòng rủi ro cho các ngân hàng thương mại khi khách hàng vay không còn khả năng trả nợ…