Cơng tác xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 25 - 28)

Có rất nhiều khái niệm Công tác xã hội, ở mỗi quốc gia lại có khái

niệm khác nhau về vấn đề này như khái niệm về CTXH của Hiệp hội Quốc

Gia nhân viên CTXH (NASW), khái niệm CTXH của Liên đoàn chuyên

nghiệp xã hội Quốc tế (IFSW),… Để hiểu rõ hơn về vai trị CTXH trong đề

tài này tơi nêu ra hai khái niệm CTXH của Việt Nam dưới đây:

Thứ nhất, theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ thì CTXH góp phần

giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Thứ hai, theo cố Th.s Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội là một hoạt

động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, đuợc thực hiện theo những nguyên tắc

và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm nguời trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con nguời và tiến bộ xã hội. CTXH là hoạt động thực tiễn bởi

họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm nguời cụ thể và mang tính tổng hợp cao chính bởi nguời làm CTXH phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề nghèo đói, vấn đề gia đình,… CTXH khơng

giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con nguời. Đó là an sinh xã hội hay

phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể

của họ, nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho con nguời và phát triển cho

cộng đồng, xã hội.

Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chọn hai khái niệm trên vì nó thể hiện

rõ nét và đầy đủ nhất vai trị nhân viên CTXH, mục đích của CTXH để làm

khái niệm đi suốt trong quá trình nghiên cứ. Trong cơng tác xóa đói giảm

nghèo nhân viên CTXH bằng việc sử dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng

đặc thù của ngành để giải quyết, giúp đỡ các gia đình, nhóm và cộng đồng

yếu thế tự lực vươn lên thoát đói giảm nghèo.

Cơng tác xã hội thể hiện ở 3 lĩnh vực hoạt động chính là CTXH cá nhân, CTXH nhóm và phát triển cộng đồng.

Cơng tác xã hội cá nhân

Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một - một (nhân viên CTXH – thân chủ). CTXH cá nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy.

Các vai trò xã hội chủ yếu là các vai trò kết hợp nhau như : vợ - chồng, cha - mẹ, và người kiếm tiền ni gia đình. Liên hệ với những vai trị này là nhiều vai trò khác, như vai trò con cái, anh em trai, chị em gái. Ngoại trừ các vai trị này bắt nguồn từ gia đình cịn có các vai trò xã hội khác liên kết tư

cách của một người trong các nhóm xã hội lớn hơn - vai trò người láng giềng, vai trò người dân của một thành phố hay một xã, ấp và vai trị cơng dân của một đất nước. Mỗi một con người mang nhiều vai trò khác nhau, và trong

chừng mực nào đó, cuộc sống chỉ là mạng lưới các vai trò năng động và các mối quan hệ giữa các vai trị. Có nhiều người vì lý do này hay lý do khác không thể hành xử một hoặc nhiều chức năng xã hội của họ một cách đầy đủ, và để giúp đỡ những người này, nghề công tác xã hội đã ra đời. Phương pháp sớm nhất và xưa nhất của CTXH là CTXH cá nhân.

Công tác xã hội nhóm

CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thơng qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là : ứng dụng những kiến thức, kỹ

năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm) để giúp đỡ những

nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề; các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thơng qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và

thỏa mãn nhu cầu.

Phát triển cộng đồng

Theo Th.s Nguyễn Thị Oanh, 1995: Phát triển cộng đồng là một tiến

trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực

thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp,

bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới sự tự lực, phát.

Trong việc trợ giúp người dân thực hiện CT 135 tại huyện Kim Bơi mỗi vai trị nhân viên CTXH thể hiện dưới các tổ chức, các hội, đồn thể thơng

qua phương pháp làm việc cá nhân, nhóm và cả cộng đồng. Mỗi vai trò của mỗi tổ chức thể hiện dưới hình thức trợ giúp khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)