Nhóm nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 48 - 50)

Thứ nhất, do trình độ học vấn, nghề nghiệp

Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đủ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, do vậy khơng có điều kiện để nâng cao trình

đến các quyết định có liên quan đến sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dưỡng con cái,

tiếp cận các khoa học kỹ thuật tiên tiến trong áp dụng vào lao động sản xuất

hàng ngày kém…

Số liệu thống kê về trình độ học vấn của người nghèo cho thấy khỏang

90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thơng cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều

tra mức sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; trung học cơ sở chiếm 73%. Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thóat nghèo. trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khi vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn. (Theo số liệu thống kê Sở văn hóa thơng tin tỉnh Hịa Bình năm 2008)

Đơi khi thiếu trình độ học vấn lại do chính bản thân người dân, khơng chịu đầu tư cho con em đi học hành đầy đủ, bản thân những người nghèo lại lười lao động, lười học tập, không chịu trau dồi kiến thức, không chịu học hỏi bà con

hàng xóm phương thức làm ăn, không chịu tham gia các lớp tập huấn, mơ hình làm ăn mà xã, thơn bản tổ chức định kỳ hàng năm.

Thứ hai, áp lực về nhân khẩu và lao động

Đây là một hạn chế lớn ở hầu hết các vùng nông thôn, trong khi đó tốc độ

tăng tự nhiên của dân số vẫn cịn ở mức cao làm cho nguồn lực bình qn đầu

người ngày càng giảm.

Sức ép về tăng dân số làm gia tăng việc di dân tự do từ những nơi đất đai cạn kiệt tới những nơi còn màu mỡ, còn khả năng canh tác dẫn tới phá rừng, huỷ hoại mơi trường, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc. Cũng cần lưu ý rằng,

diện tích gieo trồng 1 ha vùng núi chỉ bằng 1/2 ha vùng đồng bằng, năng suất chỉ bằng 1/3 vì đất kém màu mỡ, đất lẫn đá và gốc cây. Vì vậy, bình qn mỗi hộ

phải có từ 2 ha nương rẫy (tức là 2 - 4 héc ta đất rừng) mới đủ lương thực chi

dùng.

Mặt khác, tỉ lệ gia tăng dân số cao nên trẻ em chiếm một tỉ lệ lớn trong gia

đình làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Theo thống kê

năm 2006, số người trong độ tuổi lao động bình quân hộ là 2,4; Hịa Bình là 2,6 trong khi số nhân khẩu bình quân hộ tương ứng là 4,6 và 5,3. Đối với các hộ

nghèo, bình quân nhân khẩu thường cao hơn từ một đến hai người, nhưng tỉ lệ

trẻ em lại lớn. Đây là do trình độ dân trí thấp, nhận thức khơng đúng đắn về việc sinh đẻ có kế hoạch, quan niệm lệch lạc (đẻ nhiều con để có nhiều lao động), tập quán sinh con trai con gái. Do đông con nên phải chăm sóc nhiều, vất vả, ốm đau, con cái do điều kiện thiếu thốn cũng thường ốm đau bệnh tật, dẫn đến tốn tiền

thuốc, thời gian lao động giảm, kết quả sản xuất thấp, đời sống càng khó khăn

hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)